Hôm nay,  

Miên, Đường Xâm Nhập

1/19/200300:00:00(View: 4424)
Trong Chiến Tranh VN, Miên trung lập theo kiểu của Ô. Hoàng Sihanook, là con đường xâm nhập của CS Bắc Việt vào VNCH. Gần đây quân khủng bố Hồi giáo cực đoan đã bung hoạt động ra trong vùng Động Nam Á, điển hình là ở Nam Dương, Mã lai, Singapore, và Phi luật tân. Chuyên viên chống khủng bố cố phăng đường dây khủng bố trong vùng này. Nhiều dấu chỉ cho thấy Miên, với một chánh quyền độc tài nửa quân phiệt, nửa CS của Ô. Hun Sen, với một xã hội ly tán, văn hoá rã rời vì chính sách " thanh lọc chủng tộc" của Ô. Pol Pot Khmer Đỏ, khiến 1 triệu 700 ngàn người chết, là một nơi trú ẩn tốt, một đường xâm nhập tiện vào bán đảo Đông Dương.
Trả lời phỏng vấn của ký giả Seth Mydans (New York Times), Ô. Ahmad Yahya, một chức sắc cao cấp Hồi Giáo ở Miên, tường thuật lại cuộc nói chuyện của Ông với một viên chức Mỹ. "Tôi nói với Đại sứ, đừng lo người của chúng tôi. Người của chúng tôi, tôi bảo đảm. Nhưng người Bangladesh, A phú hãn, Pakistan, Saudi, và những người mới đến đây, tôi không bảo đảm. Cambodia an ninh…Nhưng ai biết được."
Câu kết luận bỏ lửng để không kết luận gì ca,û "But who knows" đó của vị lãnh tụ tinh thần Hồi Giáo ở Miên có lý do của nó. Miên có biên giới không thiên nhiên, nhiều kẽ hở với Mã lai, Thái Lan, Lào, và VN. Nạn tham nhũng hoành hành vì pháp luật như trò chơi trốn kiếm. Sau hoạ diệt chủng, cùng với nhân dân Miên và các các tôn giáo khác, tín đồ Hồi Giáo người Miên gần như tuyệt vọng. Lổ trống đóù là môi trường thuận lợi để tinh thần quá khích, cực đoan, thay đổi tận gốc phát sinh. Điều mà những người Hồi Giáo cực đoan, quá khích rất sở trường khai thác để thay đổi tận gốc bằng mưu đồ Thánh Chiến. Người ta thấy hằng đoàn người Hồi Giáo nước ngoài đến Miên giúp xây dựng thánh đường, trường đạo, nhiều và nhanh đến mức làm thay đổi bộ mặt của Hồi giáo Miên, một quốc gia đại đa số theo đạo Phật. Vấn đề đặt ra là liệu những người Hồi Giáo nước ngoài, có đem vào Miên chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, và tinh thần đấu tranh quá khích bằng bạo lực khủng bố để thay đổi tận gốc xã hội không.Vấn đề này cũng cần đặt ra với Thái lan, Lào và VN, 3 nước người dân tuyệt đại đa số thờ Phật .
Như tất cả các cộng đồng sắc tộc khác, cộng đồng Hồi Giáo người Miên gốc Chàm tái phục hoạt sau cơn đại hồng thủy Pol Pot. Ô. Yahya là Dân biểu, lãnh tu người Miên gốc Chàm, một sắc dân hậu duệ của một đế quốc đã từng ngự trị gần nửa bán đảo Đông Dương trong đầu thiên niên kỷ vừa qua. Trong thời Khmer Đỏ, trong cuối thập niên 75-79, sắc tộc Chàm ở Miên là một trong những mục tiêu hàng đầu bị Paul Pot diệt chũng. Văn hoá và nhứt là tôn giáo, giáo hội, kinh giảng, thánh đường của người Chàm bị tàn phá gần hết. Trên phân nửa sắc tộc thiểu số Chàm tại Miên bị giết từ 1975 - 79. Hiện thời người Chàm còn khoảng 5% dân số Miên; dân số Miên ước được 12 triệu 500 người hiện thời.

Để thích ứng với sinh hoạt thời đại, người Chàm ở Miên từ bỏ những bí tích của tiền nhân nhưng giữ õ lại Kinh Koran. Theo nhà nhân chủng học Thụy Điển chuyên nghiên cứu về tôn giáo của người Chàm ở Đông Dương, và đang nghiên cứu về Hồi Giáo ở Cambodia, Ô. Bjorn Blengshi, "Đất nước này đã chín mùi cho việc truyền bá Hồi giáo. Họ đã mất mọi thứ-kinh kệ, cách thờ cúng,và hầu hết các tài liệu viết. Họ chỉ còn lại một vài truyền thuyết. Vì lẽ đó việc thanh lọc rất dễ. Họ là những người dễ bị lôi cuốn, và rất nhiều người đến Miên nói với họ phải thay đổi thế nào." Nhưng nhà nhân chủng học này nhấn mạnh, " thay đổi tận gốc không có nghĩa là khủng bố."
Trong hai thập niên gần đây, các giáo đoàn Hồi Giáo ngoại quốc, kể cả tổ chức Wahhabis cực đoan từ Á rập Saudi đến, đã tài trợ cho việc xây thánh đường, trường đạo khắp nước Miên. Thánh đường từ 20 cái đã lên đến 150; chưa kể đến những nhà nguyện nhỏ. Tiền bạc từ Arab Saudi, Kuwait, Mã lai, Nam Dương đổ vào Miên để lập trường Hồi giáo, từø thành phần giảng huấn đến quản trị đa số là người Hồi giáo nước ngoài. Mỗi năm có khoảng 80 người Miên đi tu học tại các trường của nhóm Wahhabis ở Trung Đông. 400 người đi làm đạo ở Mã lai, nơi nhóm Hồi giáo cực đoan Dakwah hoat động rất mạnh. Một nhà ngoại giao Mỹ nhận xét,"Sư dính líu với Trung Đông có vẻ nhiều và đang bành trướng… làm chúng tôi lo ngạiï." Hiện nay ở Miên chưa có bằng cớ về hoạt động của Hồi Giáo cực đoan nhưng "ở đây là một chỗ tốt để lẩn trốn và xuất hiện với căn cước mới, một chỗ tốt để có được vũ khí và chất nổ."
Trong bản báo cáo tổng kết tình hình an ninh hồi tháng 11, Bộ trưởng Quốc Phòng Miên lên tiếng cảnh báo. "Quân khủng bố có thể chọn Cambodia để làm nơi mua bán lậu … Vùng biên giới, trên bộ cũng như biển, có thể trở thành đường xâm nhập chánh. Cambodia rất quan tâm đến khả năng quốc phòng của mình vì kỹ năng và kỹ thuật của các đơn vị biên phòng không đủ." Một viên chức cao cấp tình báo của Miên cũng cho biết có một số cán bộ của Hồi Giáo cực đoan đến Miên bằng hộ chiếu giả để tiếp xúc với các lãênh tụ tinh thần Hồi Giáo đang làm việc tại các thánh đường và truờng đạo Hồi ở Miên. "Cái gì cũng dễ vì ở đây là xứ của tham nhũng." Ông cũng xác nhận có nhiều người Miên Hồi giáo đi tu học ở Mã lai hay Á rập Saudi và viếng A phú hãn khi Taliban còn cầm quyền.
Nếu thế thì những người Chàm chưa chắc còn là những người Chàm bình thường, chuyên sống nghề chài lưới cá trên Sông Mékong và Biển Hồ TonléSap nữa. Dù có hay không có tính đấu tranh quá khích như những người Hồi giáo cực đoan, người Miên gốc Chàm theo Hồi Giáo ở Miên vẫn có tinh thần Hồi giáo rất cao. Đặc biệt là lớp trẻ rất ham học tiếng Á rập, siêng đọc kinh Koran, và gắn bó với Thế giới Á rập bên ngoài biên giới Miên. Theo nhà nhân chủng học Blengsli, nếu có ai hỏi người Miên gốc Chàm, ngôn ngữ của các anh là gì, họ trả lời một cách tự nhiên, "tiếng Á rập." Nếu tình hình người Chàm ở Miên, xa cố đô mà còn vậy thì tình hình người Chàm ở VN, nơi cố đô Đồ bàn, nơi Tháp Chàm di tích còn ở Miền Trung, việc xâm nhập của quân khủng bố Hồi Giáo cực đoan vào VN đã có sẵn đầu cầu. Đại sứ Mỹ ở VN không phải không có lý do để cảnh báo nhà cầm quyền Hà nội coi chừng khủng bố. Ưu tư đó sẽ lớn hơn khi VN trở thành nơi nhiều du khách dồn vào sau khi bị kẹt vì khủng bố Hồi giáo đang khuấy phá các nước trong vùng Đông Nam Á gần đây. Thà là lo trước bây giờ, chớ đừng để trễ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Ngấp nghé bước lên hàng năm, mắt nhiều vết chân chim, da cổ chùng, da bụng nhão… Mỗ cảm nhận cái già đã hiện tướng, cái vô thường đã lãng đãng… nên phát tâm tu học đặng kiếm chút phước huệ về sau.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Thứ Bảy ngày 16/11/2019 tại Toà Thị Chính, thành phố Asolo, một buổi lễ kỷ niệm 40 năm người Việt tỵ nạn tại Ý được diễn ra do hội đoàn (Pro Loco) và chính quyền địạ phương tổ chức, cùng với sự hợp tác của hội Đông Sơn - Cộng Đồng Người Việt tại Ý.
Westminster (CA) - Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật PSCVN sẽ tổ chức triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật học viên vừa mãn khóa năm 2019 trong 2 ngày cuối tuần tuần này, Thứ Bẩy và Chủ Nhật ngày 23 và 24 tháng 11, 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt 14771 đường Moran, Westminster, California.
Việc đàn hặc tại Hoa Kỳ cũng như trong các nước dân chủ là tiến trình dân chủ bảo vệ quyền của người dân trong việc quản trị đất nước. Quyền này được ghi trong hiến pháp Hoa kỳ và được tôn trọng do sự hiện diện của hai đảng tạo sự quân bình quyền lực mà không đưa đến độc tài, độc quyền.
Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.
Hình ảnh cảnh sát Hong Kong tràn vào đại học đàn áp đánh đập sinh viên Hong Kong ngày 19-11-2019 lan truyền khắp thế giới gây xúc động nhiều người. Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa viết xong ca khúc mới nhất Cám Ơn Hong Kong, đàn hát, quay video bằng Iphone và đưa lên Youtube.
California là vùng đất của giấc mơ vàng đã trở thành cơn ác mộng nhà cửa tồi tệ nhất của nước Mỹ. Những trận cháy rừng gần đây chỉ nâng cao giá nhà đối với một tiểu bang có vẻ không thể xây cất đủ nhà mới.
RIO DE JANEIRO - Dữ liệu mới do “National Institute for Space Research – INPE” cung cấp cho hay mức độ phá rừng nhiệt đới tại Brazil là rộng lớn nhất từ 2008, có ảnh hưởng từ chính quyền phái hữu của TT Bolsonaro.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.