Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

11/08/200300:00:00(Xem: 4200)
Hỏi (Bà Huỳnh T.B.T.): Cách đây hơn hai tuần lễ, cảnh sát có đến nhà và muốn gặp đứa con trai của tôi. Tôi có cho họ biết là cháu đã đi học và có lẽ tới chiều tối cháu mới về. Họ bèn đưa cho tôi tấm danh thiếp và nhờ tôi đưa lại cho cháu đồng thời nhắn là cháu phải gọi lại cho họ.
Khi con tôi đi học về thì trời đã tối, tôi bèn yêu cầu cháu gọi gấp cho cảnh sát. Cháu bèn gọi nhưng nhân viên phụ trách không có mặt vào lúc đó vì thế cháu đã yêu cầu được gặp vào hôm sau.
Hôm sau cháu bèn nghỉ học để đến trạm cảnh sát. Mãi tới gần 2 giờ chiều cháu mới về lại nhà. Mặt mày cháu mệt mỏi, cháu cho biết là cháu bị cáo buộc về tội Blackmail.
Cháu kể rằng cách đây hơn một tháng, vì cháu thiếu tiền của một người bạn, nên cháu có viết thư dọa một người du học sinh và yêu cầu anh ta phải đưa tận tay cho người bạn của cháu 300 đô, nếu không làm đúng theo lời của cháu thì sẽ gặp rắc rối.
Cháu đã gởi lá thư đó bằng đường bưu điện đến địa chỉ của sinh viên đó, nhưng anh ta đã dọn nhà đi chỗ khác cách đó gần một tuần lễ. Những người mới đến cư ngụ vì thấy trên phong bì không có địa chỉ của người gởi, nên đã tò mò và xé thư ra đọc. Khi biết được rằng nội dung lá thư có lời lẽ hăm dọa họ bèn giao nộp cho cảnh sát.
Chuyện kể như chấm dứt ở đó, không ngờ cháu lại tinh nghịch lén xử dụng điện thoại của người bạn để viết lời nhắn gửi cho sinh viên đó là nếu không làm đúng theo những gì đề nghị trong thư đã gởi trước đây thì bạn sẽ gặp rắc rối. Sinh viên này bèn đến trình cho cảnh sát. Thế là mọi rắc rối đã xảy ra.
Trước tiên, cảnh sát truy tìm ra số máy và địa chỉ chủ nhân của máy điện thoại di động đó, rồi mời đương sự đến cảnh sát cuộc để thẩm vấn. Sau khi thẩm vấn thì bạn của cháu đã nhận diện được nét chữ của cháu trên bức thư gởi trước đây, và để chạy tội cho mình, bạn của cháu đành phải khai thực về cháu. Thế là cháu bị cáo buộc về tội trạng vừa nêu.
Xin LS cho biết là với các sự kiện vừa nêu liệu những hành động đó của cháu có hội đủ yếu tố để cháu bị kết buộc tội “Blackmail” hay không"
Trả lời: “‘Tội hăm dọa để tống tiền’ có thể được định nghĩa là sự yêu cầu phải trả tiền hoặc tài sản với sự đe dọa gây ra thiệt hại về thể chất, tố cáo tội ác, hoặc vạch trần một hành động sai trái cho công chúng, cho gia đình, hoặc cho người phối ngẫu biết.” (‘Blackmail’ may be defined as a demand of money or property with threat to do bodily harm, to accuse of crime, or to expose a wrongdoing to the public, family, or spouse).
Để có thể kết buộc “tội đe dọa để tống tiền” (blackmail) công tố viện không cần phải chứng minh ý định trấn áp ý chí của nạn nhân do lời yêu cầu được đưa ra, mà chỉ cần chứng minh ý định chiếm đoạt. Điều 100 thuộc Đạo Luật Hình Sự quy định lời đòi hỏi được đưa ra mà trong đó phải có “những sự đe dọa hoặc hăm dọa” (menaces or threats) được xử dụng. Những lời đe dọa hoặc hăm dọa này có thể liên hệ đến sự bạo hành, sự làm thiệt hại, hoặc sự tố giác. Công tố viện không cần phải chứng minh rằng những lời đe dọa hoặc hăm dọa này đã thành công.
Trong vụ Chính Quyền truy tố Austin (1989). Trong vụ đó, bị cáo đã bị Tối Cao Pháp Viện Nam Úc kết tội đe dọa tống tiền. “Bị cáo” đã được xét xử bởi một vị chánh án mà không có bồi thẩm đoàn vì bị cáo đã lựa chọn để được xét xử như vậy. Tội đe dọa để tống tiền được quy định bởi điều 3(1) thuộc Đạo Luật Bắt Cóc để Tống Tiền.
Điều 3 (1) quy định như sau: Bất cứ người nào không có lý do chánh đáng “dù bằng thư từ, văn từ, ngôn từ” (whether by letter, writing, word of mouth” hoặc bất cứ phương tiện nào khác trực tiếp hoặc gián tiếp đòi hỏi tiền bạc tài sản của bất cứ ai với sự đe dọa hoặc hăm dọa liên hệ đến mạng sống, sức khỏe, sự an toàn, hoặc an sinh của người bị đe dọa, sẽ bị trọng tội và sẽ bị phạt tù chung thân.

Lời đe dọa để tống tiền của bị cáo được trưng dẫn gồm nội dung của bức thư được để lại tại trụ điện thoại công cộng. Nội dung của bức thư được đề ra trong phán quyết của vị Chánh Án “Toàn Tòa” (the Full Court) như sau:
“Bức thư này cảnh cáo quý vị rằng Đức Giáo Hoàng sẽ bị tấn công ngoại trừ chính quyền tiểu bang thực hiện những việc nêu sau:
1). Ra lệnh để cho tất cả các người hiện bị giam giữ tại “các phòng giam của cảnh sát, [xà lim của cảnh sát]” (police cells) được chuyển đến “Trung Tâm Tạm Giam Adelaide” (Adelaide Remand Centre”) [ARC], điều này phải được thực hiện vào 12 giờ trưa ngày 28.11.86. Việc này phải được chiếu trên tin tức của đài truyền hình. 2). Chính quyền tiểu bang phải tăng lương cho tất cả các tù nhân $20, điều này phải được thực hiện vào ngày 29.11.86 và phải chiếu lên tin tức của đài truyền hình. 3. Cách chức một số “cai tù, [nhân viên cải huấn]” (prison officers) tại ARC. Danh sách sẽ được trao cho quý vị. Vì quý vị sẽ theo dõi các cú gọi điện thoại, chúng tôi sẽ liên lạc với quý vị bằng những phương tiện khác. Nếu quý vị không chịu thực hiện điều số 1 chúng tôi sẽ ném bom lửa trong vòng 48 tiếng đồng hồ để cho quý vị biết chúng tôi sẽ thực hiện những gì chúng tôi tuyên bố. Vì quý vị sẽ cố gắng ngăn chận chúng tôi, chúng tôi cũng sẽ dùng biện pháp để ngăn chận quý vị, vì thế quý vị được cảnh cáo về những sự ngạc nhiên nếu quý vị cố gắng thực hiện điều đó. Mật mã để cho quý vị liên lạc với chúng tôi là 666. Chúng tôi sẽ liên lạc sớm với quý vị. Quý vị hãy để cho chúng tôi biết là quý vị đã nhận được thư này và sẽ thực hiện các điều được yêu cầu bằng cách loan tải trên tin tức của đài số 9 tối nay.”
Vào lúc phát hiện được lá thư, là lúc mà Đức Giáo Hoàng viếng thăm tiểu bang. Vào ngày 26.11.86, một người đàn ông điện thoại cho đài truyền hình và báo cho biết là đã thấy bức thư đe dọa được để tại trụ điện thoại công cộng. Cảnh sát được báo và phái đến, lá thư đã được tìm thấy đặt tại chân của trụ điện thoại nhưng chiều hôm đó tin tức của đài truyền hình không đề cập đến sự kiện này. Sau đó người đàn ông đã gọi điện thoại là sẽ ném “bom xăng” (a Molotov cocktail) [tiếng lóng] vào khu Taperoo vào tối hôm đó. “Bị cáo” cho biết rằng điện thoại của đương sự đabị nghe lén và sẽ gọi lại ngày hôm sau. Tối hôm đó cảnh sát tìm thấy chai xăng gần hàng rào của khu Taperoo. Sau đó, cảnh sát đã lục soát nhà của “bị cáo” và tìm thấy một số giấy tờ liên hệ đến cách thức chế tạo bom và chất nổ. Đồng thời tìm được tập giấy tương tự với loại giấy mà “bị cáo” đã viết thư, và tờ giấy đầu tiên của tập giấy có mang vết hằn giống chữ viết trong lá thư. Cuối cùng, “bị cáo” đã thú tội nhưng biện minh rằng không có bằng chứng để chứng minh rằng lời đe dọa của “bị cáo” đã được chuyển đến “người bị đe dọa” [đó là ông Bộ Trưởng Cải Huấn]. Tuy nhiên, tòa đã bác bỏ lập luận này và kết tội “bị cáo” vì cho rằng “bị cáo” đã cố gắng thực hiện sự đe dọa bằng cách yêu cầu đài truyền hình trình chiếu tin tức và điều này đã gián tiếp chuyển tải sự đe dọa đến cho người bị đe dọa.
Dựa và luật pháp cũng như phán quyết vừa kể, bà có thể thấy được rằng con của bà không thể bị kết buộc về tội đe dọa để tống tiền được, vì lá thư thực sự không bao giờ được chuyển đạt đến cho người bị đe dọa. Vì lá thư không bao giờ được chuyển đến cho du học sinh đó nên đương sự không có lý do gì để phải lo sợ khi nhận được lời nhắn là: “nếu không làm đúng theo những gì đề nghị trong thư đã gởi trước đây thì bạn sẽ gặp rắc rối”thư nào, và làm gì" . Riêng về việc viết lời nhắn qua điện thoại cầm tay thì thật là khó khăn cho công tố viện khi phải chứng minh “mà không còn gì để nghi ngờ” (beyond a reasonable doubt) rằng chính con bà là người đã làm điều đó. Tuy nhiên, đây là một sự cáo buộc nghiệm trọng về hình sự, nếu bà còn thắc mắc hoặc lo lắng xin cứ điện thọai cho chúng tôi để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.