Hôm nay,  

Mỹ Không Thành Công Với Asean

25/08/200200:00:00(Xem: 3926)
Từ rất lâu Mỹ đã có hàng chục ngàn quân ở Nam triều Tiên. Gần đây Mỹ lại đổ hàng ngàn quân ở Phi luật Tân. Chưa đủ, Mỹ còn muốn các nước trong vùng Đông Nam Á châu tham gia nhiều và mạnh hơn nữa trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Ngoại Trưởng Mỹ Colin Powell mới đây dành cả tuần làm việc với Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam A,Ù gọi tắt là ASEAN, họp thường niên về an ninh vùng, tại Brunei, bắt đầu ngày 31 tháng 7. Về hình thức ASEAN đã mở tiệc liên hoan từ biệt, các ngoại trưởng đong tuống, ca hát vui tươi. ASEAN cũng ra thông cáo chung ủng hộ cuộc chống khủng bố thế giới. Nhưng thực chất trong cuộc họp an ninh vùng này, Mỹ không thành công ngoại giao với ASEAN vì thế lực ngầm của Trung Cộng, vì ảnh hưởng Hồi Giáo ở Nam Dương, và vì vết thương do sự bạc tình bội nghĩa đồng minh của Mỹ trong Chiến Tranh Lạnh.
Trước nhứt thế lực ngầm của Trung Công làm nỗ lực ngoại giao suốt cả tuần lễ với ASEAN của Ngoại Trưởng Colin Powell chẳng nên công cán gì. Tuyên ngôn ủng hộ chống khủng bố sau phiên họp hàng năm mới đây chỉ là bổn cũ soan lại. Không bao lâu sau cuộc khủng bố tháng 9 ngày 11, năm 2000, Ngoại Trưởng của 10 nước hội viên của ASEAN đã từng ký một thông cáo chung ủng hộ công cuộc chống khủng bố. Kỳ họp này dù Ngoại Trưởng Mỹ mất nhiều thì giờ và công sức vận động tại chỗ, kết quả cũng không có gì mới lạ hơn. Vẫn gồm ba điểm chánh là tăng cường việc chia xẻ tin tức tình báo về khủng bố, chống việc chuyển rửa tiền của quân khủng bố, tăng cường kiểm soát biên giới và giao thông. Không nước nào chấp nhận cho Mỹ đổ quân.
Tuyên ngôn chỉ dựa vào thiện chí, chớ không dựa trên các điều khoản song phương hay đa phương ràng buộc của một hiệp ước. Nó chỉ long trọng hoá thoả thuận đã được Nam Dương, Mã lai, Phi Luật Tân ký trước đây, ngày 7 tháng 5 và sau đó nước thứ tư của ASEAN là Cambốt phó thự.
Nhờ hiệp ước riêng, song phương, với Phi luật tân, Mỹ đã đổ hàng ngàn quân vào Phi, chớ không phải nhờ ASEAN. Mỹ đã phải trả gần 3 tỷ đô la viện trợ cho Phi để quân Mỹ vào được các đảo phiá Nam, để huấn luyện, trang bị và cố vấn cho Quân đội Phi chống quân khủng bố Abu Sayyaf. Bước đầu Mỹ Phi thoả thuận sáu tháng. Nhưng kế tiếp, Phi đang thảo luận với Mỹ việc hợp tác quân sự dài hạn, là mười năm.. ASEAN chẳng giúp được gì trong tương quan Phi- Mỹ cả.
Tân gia Ba, Mã lai đã bắt hàng chục quân khủng bố al Qaeda là nước thứ hai và ba nằêm trong ASEAN đi riêng với Mỹ trong cuộc chiên chống khủng bố, không hề có sự giúp đỡ nào của ASEAN. . Hiệp hội này có 10 hội viên chánh thức. Mỹ đi riêng được với ba :Phi, Mã lai, Tân gia ba. Trung Cộng là một trong ba nước cảm tình viên, cùng Nam Hàn, Nhựt. Nhưng Trung Cộng phá bỉnh Mỹ công cuộc ngoại giao Mỹ với ASEAN nhờ Trung Cộng gần gũi và ảnh hưởng rất lớn đối với các nước xung quanh thuộc ASEAN. Trung Cộng luôn luôn chống phá sự bành trướng thế lực và sự hiện diện của quân đội Mỹ trong Vùng Đông Nam Á.

Các nước thuộc ASEAN đa số chưa bị khủng bố, không dễ gì vì lời Mỹ kêu gọi mà làm mất lòng Trung Cộng, có thể bị khuấy phá, thiệt thòi quyền lơi trong cuộc dàn xếp đảo TrườngSa khi nghiêng về Mỹ. Việt Nam là trường hợp điển hình của sự tính toán đó. Sát nách Trung Cộng, không muốn tỏ ra lơ là với Mỹ, Việt Nam tỏ ra trung lâp, không chấp nhận sự có mặt của quân đội Mỹ chống khủng bố, đã khéo léo tránh né dựa trên nguyên tắc bất can thiệp vào việc nước khác. Không phải chỉ riêng VN mà nhiều nước trong ASEAN đều làm thế. Vì vậy kết quả ngoại giao Mỹ với ASEAN chỉ có tiếng chớ không có miếng.
Tiếp theo, trở ngại thứ hai của Mỹ là ảnh hưởng Hồi Giáo trong chánh quyền Nam Dương, nước Hồi giáo lớn nhứt thế giơi, dân số đông nhứt của ASEAN. Dù rằng TT Bush cho Đông Nam Á là "mặt trậän thứ hai", Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Paul Wolfowitz, bộ não chống khủng bố của Mỹ, tuyên bố việc chống khủng bố trở thành "một ưu tiên" nhơn cuộc họp các Bộ Trưởng Quốc Phòng tại Tân gia ba. Bộ Trưởng Quốc Phòng Nam Dương vẫn vặn lại liền, "Đó chỉ là một trong nhiều ưu tiên mà thôi." Oâng nói kinh tế là vấn đề lớn của Nam Dương phải đối phó nếu không muốn nước này bị phân hoá. Oâng cho việc nổi dậy của các nhóm Hồi giáo và dân quân có nguyên do phức tap hơn, như vấn đề phân phối lợi tức và tài nguyên bất bình đẳng giữa Tây Phương và thế giới Hồi Giáo. Đó là lập luận của phe khủng bố đưa ra để hô hào Thánh chiến và cũng là lý do của đa số các nước Hồi giáo tỏ ra rất dè dặt vơi cuộc chiến chống khủng bố của Tây Phương.
Phải nói thêm, 22 nước thuộc Liên Aâu có nhiều lấn cấn với Mỹ trong vấn đề định đánh Iraq. Trước hội nghị ASEAN, Liên Aâu đã gởøi đại diện đi Ấn, Pakistan, Mã lai, Tân gia Ba, Phi luật tân và gặp nhau tại Brunei, để tiêp xúc với đại diện ngoại giao Nhựt, Trung Cộng, Nga và các đại diện của ASEAN. Liên Aâu luôn luôn muốn tranh giành ảnh hưởng với Mỹ Đông Nam Á. Kết quả ngoại giao của Mỹ không thành công các nước ASEAN một phàn cũng vì vậy
Sau cùng vết thương lòng do đường lốâi ngoại giao thực dụng đến mức bẽ bàng nếu không muốn nói là phản bội đồng minh của Mỹ. Đường lối ngoại giao nặng quyền lợi bạc tiền, nhe tình nghĩa của Mỹ đối với các nước Đông Nam Á trọng Chiến tranh VN không họp với tâm lý Đông Phương. VNCH bị Mỹ bỏ rơi và bức tử chế độ. Đài Loan bị bức tử ngoại giao chỉ vì Washington bắt tay được với Bắc Kinh tại Thuợng hải. Người Ngoại trưởng Mỹ gốc Đức Do thái, da trắng, tên Kissinger bây giờ đã đổi màu da thành đen, mang tên khác nhưng vẫn là đại diện của một chánh sách ngoại giao thực dụng, các nước ĐoÂng Nam Á vẫn còn "kinh cung chi điểu".
ASEAN có 10 nước hội viên chánh thức, Mỹđã đi riêng được 3 nước. Các nước còn lại dè dặt với Mỹ vì lý do tâm lý và không dại gì vì theo người xa mà chuốc họa vơi láng giềng gần. Còn ba nước hội viên cảm tình của ASEAN, Trung Cộng, Nhựt, Nam Hàn đang có khuynh hướng liên kết riêng với nhau. Trong tình thế đó dù Tô Tần tái sinh cũng khó mà thành công ngoại giao với ASEAN, chớ đừng nói Ngoại Trưởng Powell.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.