Hôm nay,  

Chứng Nhân Lịch Sử

23/10/200300:00:00(Xem: 4629)
Trong những ngày qua, ba cuộc lễ long trọng đã diễn ra tại Tòa Thánh Vatican, có hàng trăm ngàn tín đồ Công giáo từ khắp nơi về tham dự. Thứ nhất là buổi lễ kỷ niệm 25 năm Đức Giáo hoàng John Paul II trị vì trên ngôi cao nhất của Gia-tô giáo La Mã, diễn ra vào thứ năm tuần trước. Kế đó là buổi lễ ngày Chủ nhật Đức Thánh Cha sắc phong Mẹ Teresa là Chân Phước, một thủ tục trong giáo hội chuẩn bị đưa Mẹ Terasa lên hàng Thánh. Và thứ ba tuần này, lễ sắc phong 30 vị Hồng Y mới được Giáo Hoàng bổ nhiệm. Như vậy Giáo Hội đã có 194 vị Hồng Y và theo luật Giáo Hội, chỉ những vị dưới 80 tuổi mới được tham dự Đại hội Hồng Y có nhiệm vụ bầu một Giáo hoàng, bởi thế số Hồng Y được dự Đại hội này chỉ có 135 vị. Nhìn hình ảnh Đức Giáo Hoàng John Paul II, 83 tuổi sức khỏe sa sút vì bệnh nặng, lòng tôi thấy ngậm ngùi. Tôi nghĩ Ngài sẽ không còn ở trần thế bao lâu nữa.
Tháng 10 năm 1978, Hồng Y Karol Wojtyla ở Krakow, Ba Lan, được bầu làm Giáo Hoàng trước sự ngạc nhiên của mọi người, vì đây là người gốc Ba Lan đầu tiên và cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên không phải là người Ý kể từ 455 năm qua được lên ngôi báu. Ngài thay thế Giáo Hoàng John Paul I từ trần sau có 34 ngày trị vì, và lấy hiệu là John Paul II. Trong 25 năm qua, Ngài đã đi thăm đến 125 nước trên thế giới và là vị Giáo Hoàng đã công du nhiều nhất từ trước đến nay. Năm 1981, Ngài bị một kẻ khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ bắn trọng thương vào bụng. Kể từ lúc đó sức khỏe của Ngài đã bị ảnh hưởng. Những năm gần đây Ngài đã lâm trọng bệnh, nhưng bất chấp tất cả, Ngài vẫn lên đường vân du để rao giảng và khích lệ những tín đồ giữ vững đức tin trong những hoàn cảnh gian truân nhất. Tôi nghĩ Ngài là một chứng nhân của lịch sử, một nhân vật vĩ đại của Thế giới.
Tôi không phải là người Công giáo, nhưng lòng riêng vẫn ái mộ Ngài. Cuối năm 1999, nhân dịp tạp chí Time chọn Người của Thế Kỷ, tôi đã viết bài đề nghị Ngài. Nhưng sau đó báo Time chọn Albert Einstein. Tôi là người theo khoa học từ thuở thiếu thời, với sự lựa chọn này tôi không có gì dị nghị. Nhà bác học Einstein cũng xứng đáng, vì thuyết Tương đối của ông đã tạo ra một hướng suy tư mới của con người nhìn vào vũ trụ với sự "liên hợp không-thời gian". Nhưng ý kiến của tôi về Giáo hoàng John Paul II vẫn không thay đổi, vì tôi muốn nhìn một thế giới bao trùm cả lãnh vực khoa học, thế giới của sự sống giữa con người và con người trên hành tinh nhỏ bé này. Một phần tư thế kỷ qua, Giáo hoàng là chứng nhân và cũng đã âm thầm đóng góp một phần không nhỏ vào cuộc chiến chống Cộng sản. Ngày nay hai mầm mống xung đột muôn thuở đã trở lại với thế giới, nhưng gay gắt hơn trước rất nhiều. Những vấn đề chủng tộc và tôn giáo thời nào cũng có nhưng khi đem niềm tin tôn giáo pha trộn vào sự sống còn của chủng tộc, những kẻ quá khích đã tạo ra một con đường nguy hiểm không lối thoát. Giáo hoàng John Paul II chủ trương cải thiện quan hệ giữa Do-thái giáo, Hồi giáo và Gia-tô giáo, ba tôn giáo lớn đã từng có những vụ đụng độ đẫm máu trong nhiều thế kỷ qua. Ngài không phải chỉ nói mà đã hành động cụ thể. John Paul II đã làm một việc vô tiền khoáng hậu là đến thăm một giáo đường Do-thái và một đền thờ Hồi giáo. Hồi tháng 3 năm 2000, Ngài đã đến hành hương tại gốc gác của ba tôn giáo ở Palestine. Trước khi qua Trung Đông, Ngài đã cử hành một buổi lễ long trọng tại Vatican, công nhận những lỗi lầm trong quá khứ của Giáo hội Công giáo La Mã đối với hai tôn giáo khác cùng chung một gốc. Đức Giáo hoàng đã dạy chúng ta một bài học quan trọng: Nếu anh muốn có hòa bình và ổn định, nếu anh muốn có hòa hợp hòa giải hay một cái gì tương tự, thì chính anh phải biết sám hối, biết nhìn nhận những lỗi lầm sai trái của anh trước hết, trước khi tố cáo những tội lỗi của người khác.

Tôi nghĩ John Paul II không phải chỉ là một nhà lãnh đạo tâm linh đạo cao đức trọng, Ngài còn là một chiến lược gia kỳ tài. Ngày nay không ai có thể phủ nhận vai trò của Ngài trong việc đánh sụp khối Cộng sản gồm Liên Sô và các nước Đông Âu. Chưa đầy một năm sau khi lên ngôi Giáo hoàng, năm 1979 Ngài đã trở về thăm quê hương Ba Lan do Cộng sản cai trị, giữa lúc Cộng sản đang lấn áp thế giới tự do ngay sau cuộc chiến Việt Nam. Đến khi có Phong trào Nghiệp đoàn Công nhân "Đoàn kết" nổi lên ở Ba Lan tranh đấu chống chế độ Cộng sản, chính Ngài đã cảnh cáo các lãnh tụ Cộng sản Ba Lan không được phá vỡ phong trào này. Phong trào Đoàn kết Ba Lan về sau được coi là nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ bức tường Bá Linh năm 1989. Cuối năm đó, Tổng bí thư đảng CS Liên Sô Mikhail Gorbachev bay sang Ý xin yết kiến Giáo Hoàng.
Mặc dù là người chống Cộng, Giáo hoàng John Paul II luôn luôn chỉ trích những sự hà lạm của chủ nghĩa tư bản. Công du bất cứ nơi đâu, Ngài cũng đến thăm những người nghèo khổ. Tại nước Mỹ, có lần trước đám đông, Ngài nói: "Quý vị không thể lấy làm mãn nguyện khi bỏ lại những thức ăn thừa sau bữa tiệc. Quý vị phải lấy chính những gì thực chất của quý vị, chớ không phải chỉ lấy những dư thừa, để giúp đỡ người nghèo. Và quý vị phải đối đãi người nghèo như những người khách tại bàn ăn của gia đình quý vị". Cố nhiên Ngài chống chiến tranh và khi Mỹ sắp đánh Iraq, Ngài đã nhiều lần lên tiếng khuyên can nhưng không có kết quả. Ngài nói: "Chiến tranh chỉ được quyết định như một sự lựa chọn sau cùng và phải phù hợp với những điều kiện nghiêm ngặt". Còn về nạn khủng bố, lập trường của Ngài quá rõ. Sau vụ tấn công ngày 11-9, Ngài lên án đó là "sự khủng khiếp không thể nói ra được thành lời".
Trong thập niên 80 ở Ba Lan, Giáo hoàng vẫn khuyên Phong trào Đoàn kết tranh đấu ôn hòa, tránh đổ máu. Ngài không thể nào chấp nhận sự lật đổ một chế độ bằng cái giá xương máu mà chính người dân Ba Lan của Ngài ở trong nước phải trả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.