Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

09/02/200400:00:00(Xem: 4606)
Hỏi (ông Trần T.H.): Tôi định cư tại Úc vào năm 1984 với tư cách là người tỵ nạn. Vào năm 1989, tôi đến Mỹ thăm gia đình và qua sự giới thiệu của gia đình tôi đã quen biết với vợ tôi và sau đó vào năm 1992 chúng tôi đã kết hôn với nhau.
Vào năm 1994 tôi bảo lãnh vợ tôi đến Úc. Hơn hai năm sau, vợ tôi đã nhập tịch Úc, tuy thế nàng vẫn giữ quốc tịch Mỹ.
Trong thời gian chung sống, chúng tôi đã làm việc và mua được một căn appartment tại Sydney tuy vẫn còn thiếu nợ ngân hàng.
Chúng tôi không có con với nhau. Vợ tôi thường xuyên về Mỹ để thăm gia đình. Vào năm 2000, nàng về thăm và ở luôn bên đó cho đến nay.
Cách đây hơn 1 tháng tôi nhận được giấy tờ của vợ tôi gởi sang và cho biết là nàng đang xin chia tài sản và ly dị.
Xin LS cho biết là vợ tôi có quyền buộc tôi phải tuân theo quyết định của tòa án tại Hoa Kỳ hay không" Việc bà ta đã nhập tịch Úc, và cả hai chúng tôi đều có quốc tịch Úc thì tòa án tại Hoa Kỳ có quyền đưa ra quyết định liên hệ đến việc ly dị hay không"
Trong trường hợp này, tôi có quyền nộp đơn xin ly dị và chia tài sản tại Tòa Án Gia Đình Úc hay không" Khi nộp đơn nếu tôi không ghi rõ là vợ tôi đang tiến hành thủ tục tại tòa án ở Mỹ thì có bị ảnh hưởng gì hay không"
Trả lời: Theo luật gia đình Úc thì Tòa Án Gia Đình Úc có thẩm quyền tư pháp để thụ lý đơn xin ly dị nếu vào lúc nộp đơn một trong hai bên phốn ngẫu là (a) công dân Úc; (b) cư ngụ tại Úc; hoặc (c) thường trú nhân tại Úc và cư ngụ liên tục tại Úc trong thời gian 12 tháng ngay trước ngày nộp đơn xin ly dị.
Tuy nhiên, trong trường hợp có sự tranh tụng liên hệ đến thẩm quyền tư pháp của Tòa, Tòa vẫn có thẩm quyền để xét xem là việc khiếu nại đó có lý do chính đáng hay không trước khi đưa ra án lệnh ngưng xét đơn xin ly dị.
Trong vụ Henry v. Henry (1996). Trong vụ đó, người chồng sinh năm 1932 tại Sydney, Úc, và người vợ sinh năm 1947 tại Đức. Họ kết hôn vào năm 1977 tại Đức. Họ không có con trong thời gian chung sống. Riêng người chồng thì có con riêng với người vợ trước.
Người vợ đã nộp đơn xin ly dị vào năm 1992 tại Monaco. Vào tháng 11 năm 1993 người chồng nộp đơn xin ly dị tại Tòa Án Gia Đình Úc vì nghĩ rằng ông ta đang cư ngụ tại Úc. Người chồng dựa vào lý do là ông ta sinh trưởng tại Úc, và giữ quốc tịch Úc, mặc dầu ông ta làm ăn tại ngoại quốc nhưng luôn luôn trở lại Úc.
Vào năm 1988, người chồng cư ngụ ở Mỹ và Thụy Sĩ. Nhưng vào năm 1993 ông ta quyết định trở lại Úc để sinh sống.
Người vợ đã tranh cãi về thẩm quyền tư pháp của Tòa Án Úc vì cho rằng người chồng muốn tiến hành thủ tục tại Úc để được những lợi điểm và cố ý vô hiệu hóa các thủ tục đang được tiến hành tại Monaco và Thụy Sĩ [Monaco là một quốc gia độc lập nhỏ thứ nhì trên thế giới sau Tòa Thánh La Mã. Diện tích là 1.92 km vuông, dân số là 31,842 người vào năm 2000, nằm ở “Địa Trung Hải” (Mediterranean) phía Đông Nam nước Pháp].
Đơn khiếu nại của người vợ cho rằng tòa thiếu thẩm quyền tư pháp để quyết định vấn đề ly dị đã bị ông “Chánh Lục Sự Tư Pháp” (Judicial Registrar) bác bỏ với lý do là người vợ đã không chứng minh được rằng thủ tục mà người chồng đang tiến hành trước tòa là bất tiện, gây ra phiền nhiễu và là sự lợi dụng tiến trình thủ tục.
Người vợ bèn xin tòa tái duyệt xét về quyết định của viên Chánh Lục Sự Tư Pháp nhưng đã bị Thẩm Phán Ross-Jones bác bỏ. Bà bèn kháng án lên “Toàn Tòa” (The Full Court).

Toàn Tòa cho rằng quyết định của Thẩm Phán Ross-Jones chỉ là một “phán quyết tạm thời” (interlocutory judgment) vì thế người vợ cần phải xin phép của tòa để xem có được kháng án hay không. Tuy nhiên sau đó tòa đã cho phép người vợ nộp đơn xin phép kháng án. Vụ kiện được trả lại cho Thẩm Phán Ross-Jones, ông ta đã bác đơn xin ly dị vì lý do ly thân chưa đủ 12 tháng, nhưng không đề cập đến thẩm quyền tư pháp của tòa. Vụ kiện sau đó đã được đưa lên lên Tối Cao Pháp Viện Liên Bang.
[Ghi Chú: interlocutory judgment (phán quyết tạm thời): Thuật từ được dùng để chỉ phán quyết được đưa ra bởi tòa án khi quyền lợi của nguyên đơn đòi bồi hoàn thiệt hại trong vụ tranh tụng đã được thiết định, nhưng lượng ngạch về tiền bồi thường thiệt hại vẫn chưa được xác định. (The term used to refer to a judgment given by the court where the right of the plaintiff to recover damage in the lawsuit is established, but the quantum of damages is not ascertained).
Full Court (Toàn Tòa): Phiên tòa gồm hơn một vị thẩm phán [hoặc không được ít hơn số thẩm phán quy định] nhằm mục đích quyết định đơn xin được phép kháng án, kháng án, hoặc liên hệ đến vấn đề pháp lý. Thuật từ cũng còn được dùng để chỉ phiên tòa với tất cả các thẩm phán hiện diện. (A sitting of a court consisting of more than one judge [or not less than a prescribed quorum of judges] for the purpose of determining applications for leave to appeal, appeals, or references on a question of law. The term also used to denote a sitting of a court with all the judges present)].
Tối Cao Pháp Viện Liên Bang đã chấp thuận sự kháng án của người vợ vị dựa vào nguyên tắc “forum non conveniences” (tòa từ chối xét xử vì bất tiện).
[Ghi chú: forum non conveniences (tòa từ chối xét xử vì bất tiện): Cụm từ được dùng để chỉ học thuyết cho phép tòa án có thẩm quyền từ chối xét xử vụ tranh tụng khi sự tiện lợi của các bên đương sự và mục tiêu của công lý sẽ được phục vụ tốt đẹp hơn nếu tố quyền được khởi động và xét xử tại một tòa án khác. (The phrase used to refer to a doctrine which allows a court which has power to decline to hear the lawsuit when convenience of parties and ends of justice would be better served if action were instituted and tried in another forum).]
Thẩm Phán Dawson, Gaudron, McHugh và Gummow đã đưa ra phán quyết rằng nếu thủ tục về cùng một vấn đề đã được tiến hành tại một quốc gia khác thì điều đó hẵn nhiên là bất tiện để khởi động thủ tục tố tụng đó tại Úc.
Tùy vào tình huống của mỗi một vụ kiện, tòa sẽ hành xử thẩm quyền tư pháp để ngăn chận sự lạm dụng thủ tục trong việc nộp đơn xin ly dị tại Úc. Những yếu tố mà tòa sẽ cứu xét là liệu tòa án tại ngoại quốc có thẩm quyền đối với các bên phối ngẫu hay không" Sự công nhận của tòa án Úc đối với án lệnh của tòa án ngoại quốc, cùng sự gắn bó của các bên phối ngẫu đối với quốc gia đó. Cuối cùng tòa chấp nhận là người vợ có quyền nộp đơn xin ly dị tại Monaco.
Dựa vào luật pháp và phán quyết vừa trưng dẫn, ông có thể thấy được rằng việc vợ ông nộp đơn xin ly dị tại Mỹ là điều mà tòa án tại Úc sẽ chấp nhận. Điều này có nghĩa là ông không nên nộp đơn xin ly dị tại Úc, vì chắc chắn rằng đơn xin ly dị của ông sẽ bị bác vì lý do “forum non conveniences” như đã nêu trên, ông không nên nói dối với tòa về các thủ tục mà vợ của ông đã tiến hành tại Mỹ. Riêng về việc phân chia tài sản tôi đề nghị là ông nên nộp đơn tại tòa án gia đình Úc để được giải quyết.
Nếu còn thắc mắc xin gọi điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.