Hôm nay,  

Hội Nghị Châu Á Báo Nguy: Dân Đông Hơn, Lúa Gạo Giảm

29/02/200400:00:00(Xem: 4243)
SYDNEY (KL) – Theo nhà báo Alan Boyd của tạp chí Asia Times, coi như sau chục năm dư dả, chén gạo của Á châu không còn đầy nữa, khiến cho nông dân phải tìm hiểu xem tại sao.
Trong tuần qua, nông dân Á châu đã được các nhà nghiên cứu cảnh báo, khả năng trong vùng chính là để tự nuôi dưỡng gây ra mối hăm dọa trầm trọng vì các vụ thu hoạch mùa màng giảm đi, còn hiểu biết kỹ thuật thì lơ mơ, khiến họ phải tính lại các kỹ thuật canh tác .
Bốn chục năm nay sau khi cuộc cách mạng xanh lá mạ tung ra một lạc quan rực rỡ về an ninh thực phẩm cho kỳ hạn lâu dài theo đầu ra của thực phẩm chính ăn hàng ngày cho trên ba tỷ dân Á châu, một dân số chỉ tăng mỗi năm 1,5 phần trăm.
Theo bách phân dân số tăng này thì đầu người gia tăng đã giảm khoảng 2,5 và 3 phần trăm trong những thập niên 1970 và 1980.
Gạo vào kho sau những vụ mùa để đưa ra thị trường bán vào năm 2003 đã thấy giảm đi 20 triệu tấn, lượng dự trữ gạo cung ứng cho ba tháng đã giảm hẳn.
Trung quốc và Ấn Độ là nhữïng quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất, họ sẽ thấy những số gạo sụt đi này.
Giá gạo sụt xuống đều đặn ngay từ ngưỡng cửa nhà nông cho đến thị truờng thế giới . Giá gạo đi xuống này đang đẩy hàng ngàn người ra khỏi nghề kinh doanh càng ngày càng hụt vốn vì trồng lúa và buôn bán gạo.
Nhưng việc trồng lúa mà bỏ đi, vấn đề xẩy ra chỉ có lớn lên thêm .
Theo cơ quan quốc tế FAO về nông nghiệp đã tính toán, 38% số gạo gia tăng sẽ thu được trong các vụ thu hoạch của năm 2030, số gạo tăng này chỉ đủ cung ứng cho số dân gia tăng, nhưng dân số gia tăng lại không đứng tại chỗ.
“Nhu cầu gạo gia tăng này sẽ gặp nạnï thiếu đất trồng trọt, thiếu nước tưới, thiếu lao động và thiếu cả phân bón hóa học,” theo như Gurdev S. Khush đã cho biết trong hội nghị tại La Mã.
Ông Khush là một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa gạo tại Phi Luật Tân, đã Theo tình trạng này, các nhà cầm đầu của năm quốc gia sản xuất gạo nhiều nhất trên thế giới như Trung quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan đã đồng ý để mở hội nghị ngay tại thành phố Saigon vào ngày thứ ba, (24 Feb.) để xem nơi nào có vấn đề nông nghiệp đã bị rắc rối.
Nhưng có lẽ đồng bằng sông Hồng tại Bắc Việt được năm quốc gia này bỏ qua không bàn tới. Vì vựa lúa của vùng đồng bằng này không còn nữa.
Song song theo cùng một hướng, cơ quan nông phẩm quốc tế FAO đã công bố năm 2004 là Năm Lúa Gạo Quốc Tế để quan tâm tới đầu ra của thực phẩm đang sút giảm.
Chính phủ Nhật Bản sẽ đăng cai một hội nghị khác về đề xuất này tại Đông Kinh vào Tháng Mười Một này.
Tại sao gạo có Quyền lực ngự trị"
Gạo đang được chú trọng tới, bởi vì gạo cung cấp khoảng 35% và 75% tổng số ca-lo (năng lượng nhiệt) cho giới tiêu thụ tại Á châu. Gạo còn là nguồn thực phẩm chính hàng ngày cho 50% dân chúng trong thế giới nghèo. Vì thế, Liên Hiệp Quốc đã đặt trọng tâm vào gạo để đạt được 50% công tác xóa đói giảm nghèo trên thế giới vào năm 2015.
Hiện giờ có một số mục tiêu cần phải đạt tới, theo trọng trách này là phải gấp rút tăng gia sản xuất và duy trì thực phẩm theo đà gia tăng dân số hàng năm trên thế giới. Nhưng vần đề này đòi hỏi phải cho di chuyển định lượng (quantum) theo các chính sách phát triển theo phong thái của người dân: trong ngắn hạn, Á châu không còn có thể trông cậy hẳn vào một thực phẩm chính nào đó để ăn hàng ngày.
“Hoa lợi nhờ trồng lúa gạo đang giảm xuống, hoa lợi giảm đang xui khiến người ta đi kiếm con đường làm ăn khác để duy trì đoanh thu. Song hầu hết các quốc gia tại Nam Á và Đông Nam Á lại ưa các chính sách và định chế nông nghiệp tự túc về ngũ cốc. Quán tính này nằm trong hệ thống sẽ gây trở ngại mạnh để chạy theo nhiều dạng, trừ phi mạnh tay thay đổi, các chính sách và các định chế mới được chấp hành,” theo như kinh tế gia Prabhu Pingali chuyên về nông nghiệp đã lên tiếng trong hội nghị tại La Mã.
Nhà kinh tế này cho biết: “Một trong thí dụ này trên thực tại là giá cả ngũ cốc tại đầu ra của nông nghiệp thường vẫn không thay đổi toàn bộ tại Nam Á.”
Việc toàn cầu hóa cũng đã mở rộng mạnh mẽ các chế độ ăn uống tại Á Châu. Cơ quan quốc tế FAO đã nói rõ tại La Mã, có thêm đáng kể vào như đàn gia súc với các sản phẩm của sữa, rau cỏ với trái cây, mỡ với dầu thảo mộc hiện đang được tiêu thụ nhiều hơn thế hệ trước đây.
Tổng cộng nhu cầu gạo đã tụt hàng năm 2,6% trong thập niên 1980, xuống tới 1,6 % trong chục năm nay và sẽ còn tụt thấp hơn nữa tới 1,2% vào giai đoạn nào đó trong năm 2015. Bước vào năm 2030, mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là để giảm đói cho cả thế giới, dân Á Châu chỉ ăn tăng 0,8 % gạo mỗi năm.
Nhưng việc thanh thản vẫn chưa đủ để giảm bớt áp lực về tồn trữ gạo, khi toàn cầu còn phải cần tới khoảng 800 triệu tấn lúa vào năm 2030 để có thể đạt được nhu cầu đã hạ thấp hay cao hơn 200 triệu tấn đối với sức sản xuất gạo đạt mức tối đa hiện giờ.
Bám vào kỹ thuật tạo ra hoa lợi cao hơn.
Một vấn nạn giảm sản xuất gạo hầu hết nằm trong các quốc gia có bước đi trước như Nhật Bản, Đài Loan và Nam Hàn, những quốc gia này không đông dân lắm và cũng không phải là những quốc gia sản xuất gạo quan trọng.
Trái lại, thói quen ăn uống của dân Ấn Độ không thay đổi nhiều, trong khi dân số của Ấn Độ cứ tuôn ra 1,8% hàng năm, trong khi đó việc sản xuất gạo thì chỉ phát triển được 1,4%. Sức sản xuất gạo của Ấn Độ cần phải tăng lên 2 triệu tấn hàng năm mới có thể tự túc về mễ cốc.

Ấn Độ giống như Trung quốc, Việt Nam và Nam Dương sẽ phải bám lấy kỹ thuật kỹ thuật có thể rút ra được lợi trong các lãnh vực phát triển đang xuống hay có lợi ngang bằng.
Ông Pingall cho biết : “Với những năm gần đây hoa lợi chậm lại và thiếu các yếu tố cho sản xuất, việc duy trì sức sản xuất gạo phát triển toàn bộ ngay cả trong khi giá gạo thấp hơn nhiều tới không còn ý nghĩa gì nữa và cũng chẳng cần phải ra sức thêm - theo ý nghĩa nghiên cứu, ý nghĩa dầu tư hạ tầng, ý nghĩa chính sách, tất cả như trước đây. Khu vực gạo tại Á Châu đang gặp cảnh lưỡng nan để duy trì mức phát triển gạo cho cao đồng thời phải tự biến thể từ độc canh theo khuynh hướng cố hữu sang hệ thống khuynh hướng thị trường dưới nhiều dạng,”
Hoa lợi đã tăng được 1% mỗi năm trong 15 năm kể từ khi kỹ thuật tiền tiến đầu tiên xuất hiện thường dưới dạng cho lúa kháng sâu, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Tuy thế Á châu cũng không có thể hoàn toàn chiếm được lợi thế để cho lúa tăng sức chịu đựng cùng với những kỹ thuật thu hoạch, nhất là đối với những vùng còn chậm tiến như Đông Dương và Ấn Độ tiểu tế Á thường bị lụt và hạn hán hàng năm.
Hầu hết các quốc gia tại Á châu chỉ đạt được 40-60 phần trăm tiềm năng của hoa lợi vì những điều kiện trồng trọt không thích hợp hay thiếu khả năng để thu nghiệm kỹ thuật mới : Ấn Độ vẫn còn thua sút như 2,8 tấn cho một mẫu Tây, còn thua sút của Việt Nam và Phi Luật Tân là 2.0 tấn .
Hoa lợi cao hơn làm chi phí sản xuất thấp hơn và giảm được áp lực nguồn lợi thiên nhiên đang giảm. Các quốc gia Á Châu cũng cho trồng lúa trên vùng cao nguyên, như tỉnh Vân Nam của Trung quốc, nơi cây lúa ngày xưa không có sức chịu đựng.
Mặt khác là giá cả thị trường cũng sụt xuống khi các nông dân tăng hiệu xuất và cho đầu ra của lúa lên cao, cái lưỡng nan đó đã thuyết phục một số quốc gia chăm chú vào sản xuất để tránh tình cảnh chính trị bị sụp đổ.
Theo viện IRRI (International Rice Research Institute) chuyên nghiên cứu về lúa gạo, giá gạo thực tế đã sụt xuống trung bính 40% ngay tại nội địa và trên các thị truờng quốc tế từ thập niên 1960, trong khi chi phí đơn vị tùy theo các loại thu hoạch đã thấp hơn cây lúa ngày xưa khoảng 20-30 phần trăm.
Nhà nghiên cứu Yuan Longping của Trung quốc đã tuyên bố trong hội nghị tại La Mã:
“Theo lý thuyết có nhiều cách để cho hạt giống tăng hoa lợi như các dự án dẫn thủy nhập điền, làm đất tăng tiến, xử dụng thêm phân bón, trau dồi kỹ thuật và trồng loại lúa có sức chịu đựng cao. Song chúng ta đang đối mặt với tình trạng dân số gia tăng trầm trọng và vùng nông nghiệp đang giảm xuống khắp nơi trên thế giới, cách có hiệu quả và kinh tế nhất là phải trồng cây lúa lai giống.”
Hoan nghênh loại lúa lai với giống lai thường là kết hợp của đủ loại cây lúa của vùng Phi Châu và Á Châu do nhóm nghiên cứu của Yuan cho triển khai năm 1974, nhưng loại thu hoạch này lại không thích hợp với các điều kiện nhiệt đới và cũng không dễ gì để xuất cảng vào vùng không khí có sặc mùi chính trị.
Với hoa lợi trội hơn cây lúa ngày xưa khoảng 15-20 phần trăm, loại lúa lai có thể giúp cho Trung quốc nuôi nổi 1,1 tỷ dân, mặc dầu diện tích trồng cây lúa giảm từ 36, 5 triệu mẫu của năm 1975 xuống tới 30,5 triệu mẫu trong năm 2000.
Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Thái Lan, Nam Dương, Tích Lan, Nam Hàn, Nhật Bản, Mã Lai, Miến Điện và Phi Luật Tân đã chấp nhận đủ các loại cây lúa lai giống, riêng Việt Nam trồng những loại lúa lai này tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thành công. Song các nhà nghiên cứu cây lúa vẫn còn vướng mắc vấn đề để phát triển loại cây lúa thích hợp với môi sinh và tài khoản nghiên cứu không đủ.
Việc sản xuất loại Lúa Kim (Golden Rice), một loại lúa có gien biến cải chịu đựng mà viện IRRI đang cho đại công ty thực phẩm Mosanto tại Hoa kỳ triển khai đã bị đình lại vì các vận động viên về môi sinh đã buộc phải cho hủy bỏ cuộc thí nghiệm này trên khu cánh đồng của viện IRRI, những giống lúa có gien cải biến này đã được chuyển sang Trung quốc. Cây Lúa Kim đã được cải biến để có nhiều chất ‘caroten beta’, chất này có thể cứu giúp 100 triệu trẻ em trên thế giới đang thiếu sinh tố A.
Bên lề này phần đông các nhà môi sinh học có bất đồng ý kiến đối với loại lúa của kỹ thuật gien có sức chịu đựng và kết tội chất hữu cơ loại gien có thể có chiều hướng gây đột biến (mutation) về sức chịu đựng thiên nhiên của các sinh vật, nếu như loại giống lai này của các nông trại thí nghiệm và đem ra xử dụng làm đòn bẩy thương mại cho đa quốc để khống chế kỹ thuật cây lúa đi theo chiều hướng này.
Tuy thế việc giải mã chất gien hữu cơ năm ngoái đã ra dấu khởi nghĩa của cuộc cách mạng xanh lá mạ mới đang nhen nhúm, chất hữu cơ này có thể tăng hoa lợi gấp đôi theo hiện nay, nghĩa là nếu như ngửi thấy mùi tiền, các cây lúa lai này được đem vào thẳng thị trường.
Tài khoản xét lại làm cuộc nghiên cứu đi xuống. Các tài khoản nghiên cứu trở nên thiếu, vì các chính quyền đang cho xét lại các ngân sách của họ trước các vần đề môi sinh toàn cầu. Một vụ thất bại tức cười là việc vận động để triển khai loại lúa không cần nước.
Việc bảo trợ công tác nghiên cứu nông nghiệp chung đã thất bại trên quốc tế 40%, ép viện IRRI phải cắt giảm nhân viên 25%. Mặc dầu các chương trình nghiên cứu đương đại không bị ảnh hưởng, có vài chương trình mới đã khởi công.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.