Hôm nay,  

Con Mắt Và Con Tim

24/12/200200:00:00(Xem: 4305)
Nhân lễ thượng thọ 100 tuổi của vị đại lão chính khách Cộng hòa Strom Thurmond, Thượng nghị sĩ Trent Lott đại diện tiểu bang Mississippi giữa lúc hồ hởi trước viễn tượng chắc chắn sẽ tiếp tục được làm lãnh tụ đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa, đã tuyên bố một câu như sau: “Tôi muốn nói điều này về tiểu bang của tôi. Khi Thượng nghị sĩ Thurmond ra ứng cử Tổng Thống năm xưa, chúng ta đã bỏ phiếu cho ông và tự hào về việc đó. Nếu lúc đó cả nước đi theo sự lãnh đạo của chúng ta, đất nước đã không gặp phải biết bao vấn đề cho đến nay”. Câu nói đó cũng chỉ là một lời ca ngợi bình thường trước một bậc trưởng thượng, nhưng đó lại là một quả bom nổ chậm. Chỉ vài ngày sau bom mới nổ như một tiếng sét, đánh ông Lott ngã gục. Ông đã phải rút khỏi chức lãnh đạo đảng ở Thượng viện, sau nhiều lần giải thích xin lỗi mà vẫn không xong. Tại sao vậy"
Vài ngày sau lời tuyên bố của Lott, báo chí đã phanh phui sự thật tạo nên một cơn giông bão phũ phàng với hậu quả không ngờ làm Tổng Thống Bush cũng phải ngại ngùng, không dám bênh vực Lott. Năm 1948, Strom Thurmond đã ra tranh cử Tổng Thống với lập trường chia tách hẳn da trắng với da đen, thường được gọi là kỳ thị chủng tộc. Thurmomd đã thất cử trước Tổng Thống Harry Truman (Dân Chủ) năm đó, nhưng ông ta cũng đã thắng được ở 4 tiểu bang miền Nam là South Carolina, Alabama, Mississippi và Louisana. Muốn hiểu rõ chuyện này, phải nhìn qua lịch sử của nước Mỹ. Trong cuộc nội chiến 1860-61, quân Liên bang gồm các tiểu bang miền Bắc kỹ nghệ hóa đã đánh bại 11 tiểu bang nông nghiệp miền Nam đòi tách rời để lập nước Liên hiệp. Thời đó nông nghiệp miền Nam phồn thịnh là nhờ bàn tay lao động của người da đen sống trong cảnh nô lệ, còn người da trắng sống y hệt như những nhà quý tộc phong kiến ở nước Anh thời xưa làm chủ đất đai. Sau cuộc nội chiến, Tổng Thống Abraham Lincoln đã ra tuyên ngôn giải phóng nô lệ. Tuy nhiên trong nhiều năm sau đó nạn kỳ thị chủng tộc ở Mỹ vẫn còn cho đến giữa thế kỷ 20, đặc biệt ở những tiểu bang miền Nam.
Hơn một trăm năm đã trôi qua kể từ cuộc Nội chiến, đa số người Mỹ ngày nay đã nhận thấy óc kỳ thị chủng tộc không những lạc hậu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rối loạn cho cả nước. Nhưng ở miền Nam vẫn còn lưu cữu hình ảnh huy hoàng của những ông lãnh chúa phong kiến thời xưa, nên những chính khách bảo thủ lợi dụng để kiếm phiếu như Thurmond đã làm năm 1948 và còn tiếp tục để nay trở thành đại lão chính khách và cũng là đại lão bảo thủ nhất của đảng Cộng Hòa. Thời nay các chính khách Mỹ dù bảo thủ cũng biết nói đến “bảo thủ với tình thương” hoặc bảo thủ “định hướng bao dung”, không ai dám đòi phân biệt chủng tộc vì sợ mất phiếu. Dân da mầu nói chung cả da đen, da nâu hay da vàng ngày nay đã chiếm một số không nhỏ trong khối cử tri Mỹ. Câu nói của miệng của mấy ông bà chính trị gia là “chúng ta đều mù về mầu sắc”, có nghĩa là nhìn đâu cũng chỉ thấy một mầu da, chớ không biết phân biệt mầu nào. Chỉ có điều đáng tiếc là nhiều người nói mắt đã mù về mầu sắc, nhưng trái tim của họ vẫn sáng. Nó vẫn nhìn thấy đâu là trắng đâu là mầu. Vì thế trong những lúc thảng thốt không giữ gìn cho kỹ, những tiếng nói vô tình vẫn bật ra từ trái tim đen.

Lott đã mất chức lãnh tụ, dù ông còn làm Thượng nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm cũng chẳng có vui gì. Ông là một con ngựa què, nhưng đảng Cộng Hòa vẫn cần ông để bảo đảm cho chắc có đủ đa số mỏng manh 51 ghế tại Thượng Viện. Chuyện “lỡ mồm” của Lott đã di họa cho đảng Cộng Hòa vì đây là dịp để đảng Dân Chủ tấn công, báo chí soi bói, và các lãnh tụ dân quyền của người da đen và các cộng đồng nhiều người nghi kỵ thêm về chính sách thực sự của một đảng bảo thủ thâm căn như đảng Cộng Hòa. Thượng nghị sĩ Bill Frist 50 tuổi, đã được chọn để thay thế ông Lott. Frist biểu tượng cho thế hệ trẻ lên thay thế hệ già nua đã vang bóng một thời của đảng Cộng Hòa, nhưng ông cũng đã bị báo chí dò tìm xem có lời nói hay hành động nào “phạm húy chủng tộc” hay không. Và đây cũng là dịp để người ta nhìn lại những lời nói hay việc làm của ông Bush trước khi ông lên làm Tổng Thống. Phát ngôn nhân Bạch Cung Ari Fleischer đã bị các phóng viên hỏi nhẹ một câu: Liệu Tổng Thống Bush có tỏ ra hối tiếc khi ông đến thăm trường Đại học Bob Jones năm 2000 hay không" Đại học này ở South Carolina lúc đó còn nghiêm cấm sinh viên hai mầu trắng đen hò hẹn bắt bồ với nhau.
TNS Frist đã từng hợp tác chặt chẽ với TT Bush, người ta tin rằng uy thế của ông Bush sẽ mạnh thêm để chuẩn bị cho cuộc bầu cử năm 2004. Nhưng chúng tôi nghĩ trong một cuộc tranh cử dân chủ, vẫn biết dù một lá phiếu của cử tri cũng cần, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào. Nếu còn tìm cách o bế mua chuộc những nhóm da trắng vẫn ôm lấy quá khứ sai lầm, đó chỉ là một cách khuyến khích cho họ tiếp tục con đường đó. Vấn đề của người làm chính trị không phải là con mắt biết nhắm mở tùy cơ, và cũng không phải cái lưỡi không xương lắt léo. Vấn đề là con tim, là cả một tấm lòng.
Nước Mỹ là nước có đức tin tôn giáo rất mạnh. Trong bản tuyên ngôn Độc lập năm 1776, các đấng Tổ phụ lập quốc của Hoa Kỳ đã nhắc lại lời dạy của Chúa “mọi người sinh ra đều bình đẳng”. Tôi viết bài này trong lúc chuẩn bị lễ Giáng Sinh. Từ mấy ngày qua, lời ca quen thuộc đã vang lên khắp nơi: “Sáng danh Chúa Cả trên Trời, Bình an cho người thiện tâm dưới thế”. Lời cầu nguyện đó lúc này đúng hơn bao giờ hết. Bình an chỉ đến với những người có trái tim thiện lương, bình an không đến với những người có trái tim đen tối, chuyên dối gạt và gian trá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.