Hôm nay,  

Mỗi Tuần Một Chuyện Của Vợ Tôi: Tình Yêu Lặng Câm

04/12/200600:00:00(Xem: 3467)

Tôi thường thức giấc vào sáu giờ sáng, tập thể dục, sau đó ngồi uống cà phê coi TV tin tức chờ Yến làm đồ điểm tâm rồi sau đó nghe "Anh à" nọ kia. Nhưng sáng nay chủ nhật, đêm qua đi chơi khuya nên tôi làm biếng cứ nằm lì ở giường coi TV vì Yến coi bộ còn ngái ngủ.
Cái mùa gọi là "Holiday Season" này thì tôi và phần lớn các tay chuyên "chở bà đi chợ" hơi mệt một tí. Vì ngày thì "chở bà đi chợ" tối thì đình đám hội nọ đoàn kia nên cuối tuần nhiều chuyện riêng tư phải gác lại. Nếu không ngoan ngoãn thì lâu lâu cái chuyện "chiều anh tí đi" thì đừng có hòng.
Tối qua chở Yến đi dự tiệc "Thanksgiving" do "Hội Cao Niên" mời nên tụi tôi về trễ vì các cụ ông cũng như các cụ bà non như Yến khoái ngồi tán gẫu và "nhót" nên quên cả mệt nhọc. Chuyện kể ra thì cũng oái oăm, hội cao niên mà tổ chức văn nghệ khiêu vũ. Khỉ! Đã cao niên thì còn nhẩy thế đếch nào được, thế mà vẫn có nhiều người tham dự mới là "zui" chứ. Chẳng là cái lão tổng thư Ký Thu-Phong của hội chưa đầy 60; lão mới 56 tuổi rưỡi, trẻ nhất hội nên được bầu làm tổng thư ký lo việc hành chánh cho các cụ khọm. Vợ lão là ca sĩ "Lệ Thu" khoái ca hát và nhẩy nhót nên lão cứ đề nghị tổ chức dạ vũ cho các cụ giải trí không thì vợ lão đếch cho lão làm gì cả. Đội lần Yến bảo "bà non" Lệ Thu rằng sao bà không lấy tên khác, cái tên này trùng với Lệ Thu của Văn Cảnh hay Đêm Mầu Hồng ngày xưa nghe dễ lầm lẫn lắm, nhưng chị ta không chịu.
Ngoài các cụ hội viên lão tổng thư ký còn mở rộng cửa gửi thư mời các cụ sồn sồn hay non non nào thích nhót cùng tham dự cho vui. Lão cũng ma le tổ mẹ vì tham dự thì mua vé chứ có được "chùa" đâu mà lão sợ lỗ lã. Bởi vì vậy mà cụ hội viên "khọm" thì nhót thế đếch nào được nhưng được nhìn "khách" dập dìu cũng vui mắt mà lại có khi dư tiền đắp vào qũy nên các cụ lại hỉ hả chứ không buồn phiền vợ chồng lão tổng thư ký tí nào cả. Chỉ buồn cười là ngoài hè phố người ta thường kháo nhau rằng… chẳng hạn như tuần rồi các cụ hội bô lão tổ chức tiệc dã vũ các cụ nhót như điên khiến nhiều người tưởng các cụ …"nhót" thiệt.
Tối qua bàn tôi và Yến ngồi có lão Danh với bà vợ tên Mai đã từng tán gẫu với Yến nhiều lần nên cũng đỡ tẻ vì nếu không có người hợp khẩu thì cũng trơ trọi cho lắm. Cạnh đó có vài cặp khác cũng quen qua loa chỉ có một cặp chồng Mỹ vợ Việt khoảng trên ba mươi là lạ mặt tuy nhiên chị vợ trông cũng xinh xắn khả ái. Bà Mai giới thiệu đây là Ray luật sư và vợ là Liên-Juli con của ông bà bạn của vợ chồng ba nên rủ đi chơi cho vui. Ngồi nghe một đám nói chuyện tiếng Việt như chim hót thì anh chàng Ray hẳn là như vịt nghe sấm thỉnh thoảng anh ta múa máy tay với vợ chẳng hiểu chuyện gì. Còn Liên thì ngồi yên lặng ngó chăm bẳm vào miệng người đang nói, lâu lâu chỉ hơi mỉm cười. Tôi thầm nghĩ nếu hai vợ chồng đều là dân Mỹ cả chắc họ chịu gì thấu cái cảnh này và đã xin về từ lâu rồi.
Một lúc sau Yến ghé tai tôi khiếu nại:
- Cái con bé Liên này coi bộ khinh tụi mình lắm hay sao mà không thấy nó mở miệng. Hồi nẫy em chào hỏi và khen nó khả ái nó cứ chừng chừng nhìn em thấy mà phát ghét. Bộ nó tưởng lấy được thằng chồng Mỹ luật sư là ngon lắm hả… Mẹ! Con tôi cũng hai ba thằng kỹ sư chứ cứt hay sao.
Tôi bảo Yến đừng có vội vã để tôi hỏi thăm xem sao. Ba điều bốn chuyện một hồi tôi day qua hỏi lão Danh:
- Bác này. Sao cái cô vợ chú Ray kia chả thấy nói chuyện gì cả vậy" Cả buổi tối cô ta cứ ngồi ngó mọi người nói chuyện mà chẳng thốt ra một lời nào cả. Cô ta có biết tiếng Việt không"
Lão danh khẽ nói vào tai tôi:
- Nó cố nhìn mồm người ta, Mỹ họ gọi là "read lip" đó, nhưng nó cũng không hiểu được khi người ta nói tiếng Việt đâu. Chuyện dài lắm. Ông có hút thuốc không ra ngoài tôi hút thuốc một tí rồi tôi kể ông nghe.
Tôi và Danh "báo cho vợ biết" là mình ra ngoài hút thuốc để họ yên tâm rồi hai thằng ra mái hiên hội trường đứng nói chuyện. Mặc dù tôi không hút thuốc nhưng cũng xin lão Danh một điếu đốt cầm tay cho nó ra vẻ.
Ông bạn già Danh kể rằng gia đình ông và bố mẹ Liên là chỗ quen biết. Hồi còn học trung học, Liên quen rồi yêu thằng Ray nhưng gia đình con Liên không muốn con mình vương vấn với Ray vì khác tôn giáo, chủng tộc với một người Á Châu như chúng mình, nhưng trởi ngại nhất là Ray tứ cố vô thân chả biết gốc gác nó ở đâu cả. Vì áp lực của gia đình qúa mạnh nên cặp nhân tình trẻ này cũng thường tranh luận cãi cọ trong tình trạng căng thẳng.
Cô gái trẻ Liên thì đòi hỏi một tình yêu tuyệt đối nên thường hỏi Ray rằng "Anh yêu em sâu đậm như thế nào anh có thể hy sinh tự ái mình cho gia đình em được không"". Chàng trai trẻ Ray thì lời nói chưa được già dặn khéo léo nên thường im lặng khiến Liên bực bội trút cơn giận lên Ray và cậu ta chỉ biết chịu đựng.
Sau khi mãn trung học Ray xin được vào đại học Harvard. Vì tương lai sáng lạng trước mặt nên dù yêu Liên tha thiết Ray cũng phải chọn việc học dù có phải di chuyển xa nơi trú quán, nhất là xa Liên. Vì vậy trước khi lên đường Ray xin được đính hôn với Liên. Hắn chỉ biết nói với Liên vắn tắt như thế này:


- Anh không biết cách ăn nói khéo léo như em và gia đình em mong muốn mà anh chỉ biết nói rằng anh yêu em. Anh sẽ yêu em đến trọn đời. Với gia đình em anh sẽ cố gắng để làm vừa lòng mọi người, vì vậy anh chính thức cầu hôn với em.
Lẽ dĩ nhiên là Liên sung sướng bằng lòng và bố mẹ Liên thấy sự quyết tâm của Ray và Liên cũng đành chiều theo và cặp tình nhân trẻ được bố mẹ chính thức cho đính hôn. Ray ra đi Liên ở lại vừa đi làm vừa đi học với lòng phơi phới đợi chờ. Tuy vậy sự thương nhớ nhau cũng được xoa dịu phần nào nhờ thời buổi "high-tech", điện thư trao nhau hàng ngày nên hai đứa không bao giờ nghĩ có chuyện gì sẽ ngăn cách chúng.
Một bữa kia Liên trên đường đi làm thì bị một tai nạn xe hơi bất tỉnh. Khi tỉnh lại Liên thấy bố mẹ đứng bên giường bịnh tràn trề nước mắt nên Liên đoán biết mình bị thương nặng lắm. Liên muốn nói lời an ủi mẹ mình đừng có qúa lo lắng nhưng không nghe được tiếng mình nói dù cố gắng cách mấy và cuối cùng Liên hiểu mình đã bị mất tiếng nói. Bác sĩ cho biết sự va chạm của tai nạn đã gây chấn động mạnh não bộ của Liên khiến Liên mất tiếng (lost voice). Mặc dù nghe được những lời an ủi của cha mẹ nhưng Liên không thể làm gì hơn là nức nở trong âm thầm.
Những ngày nằm trong bịnh viện Liên khóc trong âm thầm và ước gì được nghe tiếng điện thoại kia reo, được nghe sự an ủi của Ray, được Ray kề bên giường bịnh ôm lấy mình và sưởi ấm hồn mình với tình yêu của Ray.
Nhưng sau khi suy nghĩ Liên đã quyết định mình sẽ không là một cái nợ đeo đẳng làm trở ngại đời Ray, một chàng trai yêu đời với một tương lai sáng lạng. Liên đã viết một bức thư cho Ray nói rằng vì không đủ kiên nhẫn đợi chờ nên Liên đành phải đi con đường hạnh phúc của riêng đời mình và xin chào vĩnh việt. Liên cũng không quên gửi trả lại nhẫn đính hôn cho Ray.
Sau vài ngày gửi thư đi thì gia đình Liên không ngày nào mà không nhận được thư Ray năn nỉ Liên nghĩ lại, Ray gọi điện thoại năm mười lần mỗi ngày cũng không được ai trả lời trong khi đó Liên nằm khóc âm thầm tan tác cõi lòng nên Bố mẹ Liên đành cho gia đình di chuyển đến một thị trấn khác để cho con gái bớt đau thương với kỷ niệm đầu đời.
Với cảnh mới môi trường mới Liên nguôi ngoai bớt phần nào sự đau thương của mình và bắt đầu học ngôn ngữ và truyền thông bằng dấu hiệu (sign language) để bắt đầu lại một cuộc đời mới. Hàng ngày Liên tự nhủ lòng mình hãy quên đi, hãy quên đi vì chỉ có quên Ray thì Liên mới tiếp tục sống được thoải mái.
Một ngày khi một người bạn thân chốn cũ đến thăm cho biết Ray đã ra trường và đã trở về chốn cũ. Liên năn nỉ cô bạn đừng cho Ray biết chuyện gì đã xẩy ra cho Liên và đừng cho biết Liên hiện đang ở đâu.
Một năm sau cô bạn cũ lại đến thăm trao Liên một bao thư và nói đó là thiệp mời Liên đến dự đám cưới của Ray. Liên cảm thấy vũ trụ đảo lộn và sự đớn đau khiến Liên như uất nghẹn. Một cơn giận cuồn cuộn bùng lên trong lồng ngực Liện : "Sao anh lại tàn nhẫn đến thế, em có bao giờ hết yêu anh đâu". Cô bạn vẫn thản nhiên bảo Liên:
- Cứ mở thư ra đọc xem có gì lạ không.
Khi Liên mở thư ra thì thấy thiệp cưới đề tên tân lang là Ray còn tân giai nhân lại là Liên; Liên bực mình định hỏi cô bạn rằng có phải cô ta muốn dùng Liên làm một trò đùa giải trí phải không thì cửa nhà chợt mở và một chàng trai đứng sừng sững ngay giữa cửa… Liên há hốc mồm nhìn vì đó là Ray. Ray mỉm cười rồi dùng "sign laguage" nói với Liên: "Anh đã phải dùng một năm trời để học truyền thông bằng dấu hiệu tay để nói với em rằng anh không bao giờ quên lời anh đã hứa với em. Anh vẫn có thể nói để em nghe thấy lời anh: Anh yêu em". Ray tiến tới đeo chiếc nhẫn đính hôn trở lại tay Liên. Cô bạn nhìn Liên nói: "Cuối cùng thì tôi lại được nhìn thấy nụ cười của Liên".
Nghe ông Danh kể xong tôi không khỏi khâm phục tình yêu bền chặt của hai kẻ trẻ tuổi. Tôi thở dài:
- Hồi tụi mình còn trẻ chắc không có đủ thì giờ mà làm những chuyện "romantic" như vậy đâu nhỉ. Trong khi lặn lội ở vùng chó ăn đá gà ăn muối mà nhận được tin em sang ngang thì "giận cả người yêu lẫn núi rừng" rồi kiếm tí rượu đế để xin "sao cho con giết được người con yêu" cho bỏ ghét.
Lão Danh cười ha hả bảo:
- Thôi đi vào không mấy con mẹ la sát lại tưởng mình đi bẻ hoa bắt bướm nơi đâu thì nhừ người.
Tan cuộc dạ vũ với mấy cụ bô lão, trên đường về Yến vẫm hậm hực về cái con bé Liên chồng Mỹ khinh người khiến tôi phải thuật lại chuyện cuộc tình của Liên cho Yến nghe. Yến bàng hoàng:
- Trời! Ai mà nghĩ đến một hoàn cảnh như vậy. Tôi nghiệp cô ấy nhỉ. Em thiệt tệ. Em đã nghĩ oan cho cô ta. Sao mà cái thằng Mỹ trẻ này mà cũng yêu đương sâu đậm qúa ha"
- Ai cũng có trái tim hết chứ đâu phải chỉ người mình. Nhất là có trái tim lớn như của anh thì tình yêu không những sâu đậm mà còn bao la nữa.
Yến lườm tôi nói:
- Tim to để mà chia ra làm nhiều ngăn phải không, anh có muốn tôi kể ra bao nhiêu ngăn cho anh nhớ không…
Thiệt đúng là cái mồm hại cái thân! Tôi không muốn Yến xoay qua đề tài bất lợi nên tôi gạt đi:
- Thôi! Thôi! Để cho tôi lái xe, bữa nay chơi khuya nên mệt lắm rồi …

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.