Hôm nay,  

Chiến Tranh Và Dân Chủ

9/14/200600:00:00(View: 5536)

Thời trước tôi thích đọc "Chiến tranh và Hòa bình" của Văn hào Leo Tolstoy. Đây là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại vào cuối Thế kỷ 19, lấy bối cảnh một cuộc chiến tranh ở Âu châu do Hoàng đế Pháp Napoleon phát động nhằm mục đích xây dựng một Đế quốc rộng lớn. Napoleon là một chủ tướng tài giỏi, đánh đâu thắng đó, nhưng năm 1812 ông xua quân xâm lược nước Nga của Nga hoàng, sau khi chiếm được Moscow, ông đã phải rút quân bỏ chạy. Sự thất bại này cũng là khởi điểm cho sự tan rã giấc mộng đế nghiệp, khiến về sau ông mất cả ngôi vị Hoàng đế và phải đi đầy. Thời nay ở Mỹ vào đúng lúc kỷ niệm ngày 9/11, 5 năm đã trôi qua nhưng hiệu ứng và hậu quả của vụ khủng bố vẫn còn nóng hổi, tôi bỗng thầm mong bây giờ nếu có một nhà văn nào viết ra cuốn "Chiến tranh và Dân Chủ" để đọc thì hay quá. Cố nhiên đây chỉ là một suy nghĩ viển vông do một cảm xúc nhất thời. Tôi không hề nghĩ lịch sử sẽ diễn lại y trang, bởi vì bối cảnh mỗi thời một khác.

Nghệ thuật chém giết lẫn nhau của loài người từ cổ chí kim vẫn có một tên chung gọi là chiến tranh. Nhưng chiến tranh cuối thế kỷ 19 không bằng cuộc chiến đầu thế kỷ 20, và Thế chiến I thua xa Thế chiến II về mặt giết chóc và tàn phá rùng rợn. Sau đó là cuộc chiến tranh lạnh, ngón nghề lại càng kỳ diệu hơn nữa. Hai bên đối nghịch, Thế giới Tự do có siêu cường Mỹ lãnh đạo, Thế giới Cộng sản do siêu cường Liên Xô cầm đầu, đều có sẵn sàng tính chung hàng chục triệu quân và tích trữ các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ đủ để tàn phá tất cả quả Địa Cầu này không phải một lần mà đến 7 lần có dư. Vậy mà không một anh siêu cường nào dám nhấn nút khai chiến để tiên hạ thủ vi cường. Bởi vì cả hai bên đều biết đánh nhau là cùng tự sát. Dù vậy trong thời chiến tranh lạnh, vẫn có loại chiến tranh cục bộ thường được gọi là chiến tranh "ủy nhiệm" và hậu quả cũng không phải nhỏ.

Nhưng "hòa bình" là tiếng ấm lòng nhất muôn đời không thay đổi, nay tại sao cần phải đổi thành "dân chủ"" Sự thật hòa bình thời xưa khác, đó là niềm hoan lạc vì sau khi hết chiến tranh là có hòa bình. Thí dụ sau Thế chiến II, ba anh Đức, Ý, Nhật đầu hàng, trở thành 3 nước hòa bình và dân chủ, phát triển kinh tế thật đẹp, ai cũng thích hình ảnh này, nhất là ông Mỹ. Thế nhưng thời chiến tranh lạnh có hai cái gọi là hòa bình chẳng thể nào quên. Trước hết chiến tranh Triều Tiên có hòa bình nhờ hiệp ước ngừng bắn năm 1953, nhưng đến nay hơn 50 năm sau Mỹ vẫn phải lo đối phó với chế độ Cộng sản Bắc Hàn còn ở đó để hăm có vũ khí nguyên tử. Thê thảm nhất là nền hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định Paris ký kết năm 1972, nhưng đến tháng 4 năm 1975, Cộng sản Bắc Việt đã đánh chiếm toàn bộ miền Nam Việt Nam. Hai chữ "hòa bình" đã trở thành trơ trẽn, nó được dùng vì nhu cầu chiến lược của nước lớn hay để rút quân mà không mất mặt, bất chấp nỗi thống khổ của các dân tộc nhỏ chẳng may lọt vào cái nồi súp hòa bình giả tạo này.

Chính vì thế cuốn sách mới còn trong tưởng tượng đã thay thế chữ "hòa bình" bằng chữ "dân chủ", có thể sẽ hấp dẫn hơn. Chỉ khổ nỗi sau khi không chịu hâm lại nồi súp hòa bình đã nguội lạnh để tìm cái gì ngon lành hơn, người ta lại rơi vào một nồi canh lộn xà bần và nó đang sôi sùng sục. Đó là nồi canh Iraq hiện nay. Vì đâu nông nỗi" Vì chữ hòa bình cuối Thế kỷ 20 hết hấp dẫn, nay bước sang đầu Thế kỷ 21, chữ dân chủ cũng đã hết linh. Gia dĩ hòa bình là trạng thái cuộc sống, dân chủ lại là cơ chế nên bộ máy phức tạp hơn. Trên thực tế dân chủ chỉ là một quy ước chính trị tương đối tốt chớ chưa phải là đã tối ưu, có dân chủ chưa phải là...hết chuyện. Nói dùng chiến tranh để xây dựng dân chủ là nghịch lý, dân chủ không phải là món hàng làm sẵn nên không nước nào có thể xuất cảng dân chủ. Dân chủ của một nước là phải do chính dân chúng của nước đó dựng thành trong tự do hoàn toàn chớ không bị ép buộc. Ngoài định lý trên, tất cả dân chủ nếu có chỉ là giả hiệu hay tạm bợ.

Lúc đầu khi ra lệnh cho quân đội đánh Iraq, Tổng Thống Bush nói mục đích là đập tan chế độ độc tài Saddam Hussein và giúp dân Iraq xây dựng một chế độ tự do dân chủ. Nhưng sau thấy tình hình Iraq quá phức tạp, TT Bush nói đánh Iraq là một bộ phận của chiến tranh chống khủng bố. Về điểm này dư luận trong nước và trên thế giới cũng có nhiều điều dị nghị. Xây dựng tự do dân chủ và tiễu trừ khủng bố đều là những lý tưởng tốt đẹp. Nhưng nói theo ước mơ là chuyện dễ, làm được trên thực tế mới là chuyện khó. Điều đáng buồn là cuộc chiến tranh Iraq đã làm gia tăng chớ không làm giảm bớt được nạn khủng bố. Trong khi Mỹ đánh bọn al-Qaida và bọn nổi loạn ở Iraq, nạn khủng bố đã xẩy ra ở một số nước Âu châu, nhất là Tây Ban Nha, Anh quốc và cả Thổ Nhĩ Kỳ. Mới đây ngọn lửa khủng bố đã nhen nhúm trở lại tại Afghanistan.

Ở Mỹ tuần này, ngày kỷ niệm 9/11 đã trôi qua êm thấm, mọi người thở dài nhẹ nhõm. Người ta vẫn phải đề phòng, nhưng phải chăng bọn khủng bố đã thấy sợ và hết khả năng đánh vào nước Mỹ" Chúng tôi thiết nghĩ bọn khủng bố không ngu dại mà đánh vào nước Mỹ trong lúc này. Tháng 9 năm 2001, khủng bố cướp 4 chiếc phi cơ chở khách để biến thành 4 quả bom khổng lồ, tất cả mọi người trên 4 chiến phi cơ chết hết. Dân chúng Mỹ kinh hoàng phẫn nộ, đại da số đứng lên hậu thuẫn TT Bush tiễu trừ những kẻ cầm đầu khủng bố và dư đảng. Cả thế giới thông cảm và hoan nghênh khi Mỹ đánh Afghanistasn. Nhưng khi Mỹ đánh Iraq, thế giới chống đối và một nửa dân Mỹ đã không tán thành cuộc chiến khi nó kéo dài. Bây giờ bọn khủng bố sẽ không chơi dại mà tạo ra cho TT Bush một cơ hội được ủng hộ như trước. Vào cuối ngày kỷ niệm 9/11, Tổng Thống Bush đã lên tiếng yêu cầu đoàn kết trong nội bộ Mỹ và các nước đồng minh ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng có lẽ đã muộn rồi.

TT Bush đã có lý khi nói quân Mỹ không thể rút khỏi Iraq trước khi hoàn thành sứ mạng. Nhưng thế nào là hoàn thành sứ mạng" Một nền hòa bình giả tạo hay một chính quyền dân chủ tạm bợ, bấp bênh như trứng để đầu đẳng" Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà lãnh đạo Mỹ bây giờ và những năm kế tiếp. Vì thời gian còn khá dài.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
ANKARA - Bộ trưởng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar loan báo trong ngày 21/11: đang thảo luận với Nga cách giải quyết sự hiện diện của YPG là dân quân của phe thiểu số Kurd tại Syria theo thỏa thuận với Nga.
JERUSALEM - Bộ trưởng tư pháp Israel chính thức loan báo truy tố Thủ Tướng Netanyahu tội tham nhũng.
BEIRUT - TT Michael Aoun loan báo hôm 21/11: công điện của TT Trump cho hay Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đáp ứng các nhu cầu của công dân.
BEIJING - Giới chức thương mại Trung Cộng bác bỏ các tin đồn, và khẳng định thương lượng mậu dịch với Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn để cùng tìm giải pháp.
Bangkok - Đức Giáo Hoàng Francis dẫn đầu đoàn người hàng chục ngàn tín hữu đầy cảm xúc ngồi chật cứng tại sân vận động ở thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm Thứ Năm, kêu gọi tôn trọng gái mại dâm và nạn nhân buôn người tại một phần của thế giới, nơi mại dâm tràn lan.
DETROIT - Đến nơi theo tin mật báo về kẻ trộm xâm nhập tư gia, 2 cảnh sát của thành phố Detroit đã bị trúng đạn, 1 chết 1 bị thương trong ngày Thứ Tư 20/11.
WASHINGTON - Một chiếc xe Mercedes tình nghi đang tìm cách đi vào khu vực cấm của Bạch Ốc đã bị Mật Vụ nghênh cản lúc 6 giờ sáng Thứ Năm 21/11.
WASHINGTON - Bà Nikkei Haley làm việc cho nội các Trump 2 năm, ở vai trò đại diện thường trực tại LHQ, từng tỏ ra nghiêm khắc với Nga hơn cả thượng cấp.
WASHINGTON - Trong nỗ lực củng cố lực lượng hậu thuẫn chống lại cuộc điều tra luận tội đang tiếp diễn gay cấn, TT Trump mời 10 nghị sĩ cùng đảng CH ăn trưa tại Bạch Ốc ngày 21-11, gồm các nghị sĩ Mitt Romey và Susan Collins.
WASHINGTON - Nữ TNS Elizabeth Warren - dự ứng viên tổng thống Dân Chủ đã lên tiếng phê bình hôm 21/11: chủ nhân Facebook Mark Zuckerberg có hẹn mật để ăn trưa với TT Trump trong tháng qua là mưu định làm thân với chủ nhân Bạch Ốc đơn giản vì “ý định hư hỏng”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.