Hôm nay,  

Sống Còn Cho Ai?

27/04/200600:00:00(Xem: 2041)

Từ nhiều tháng qua sự lây lan của bệnh cúm chim qua một số nước ở Âu châu, Trung Đông và cả Phi châu đã khiến nhiều chuyên gia trên khắp thế giới quan tâm, đặt ra nhiều câu hỏi. Chúng ta đều đã biết bệnh cúm này xuất hiện trong một số gia cầm như gà vịt ở Hong Hong năm 2004, truyền qua người dưới dạng một vi khuẩn có tên khoa học H5N1 thành một thứ cúm khó trị, làm chết một số người. Bệnh lan qua Việt Nam, Cam Bốt, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á khác, nhưng Việt Nam có số tử vong lớn nhất. Các cơ quan Y tế thế giới đã nhiều lần báo động, nhưng đến nay cúm chim đã lan từ lục địa Trung Quốc qua các lục địa khác. Phương tiện để bệnh truyền nhiễm là do các đàn chim trời hàng năm tùy theo mùa bay di tản qua biển đi khắp mọi nơi. Liệu thế giới có tránh khỏi sự bùng nổ một đại họa dịch tễ khủng khiếp có thể giết chết hàng trăm triệu người hay không" Tôi không có ý định viết một bài thuần túy khoa học và y học về cúm chim, chỉ muốn nhìn hiện tượng này qua con mắt của một người theo dõi thời sự.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Câu hỏi đầu tiên đặt ra là tại sao thời nay bỗng nẩy sinh ra một loài vi khuẩn có khả năng tác hại loài người nhiều đến như như vậy" Bệnh cúm là bệnh thông thường của loài người cũng như loài có cánh từ cổ xưa. Nhưng thời nay khi cúm truyền qua gia cầm ở <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Hong Kong, con vi khuẩn cúm thường đã bắt đầu đổi dạng thành vi khuẩn giết người H5N1. Vi khuẩn có sống có chết, biết hấp thụ năng lượng để sinh sôi nẩy nở, nên đó cũng là một loài sinh vật. Vi khuẩn (virus) rất nhỏ, nhỏ hơn vi trùng (microbe) cả triệu lần. Nếu phóng đại con vi trùng lớn bằng một con bò, con vi khuẩn chỉ lớn bằng một con ruồi đậu trên lưng con bò. Bởi vậy kính hiển vi thường có thể nhìn thấy con vi trùng, nhưng phải có kính hiển vi điện tử mới thấy và chụp hình được vi khuẩn. Tại sao một loài ký sinh vật nhỏ như vậy lại biết đổi dạng để giết người" Theo luật Tạo hóa, sinh vật cần phải sinh nở để có thêm giống nòi và tồn tại vì nếu không, đời sống của nó quá ngắn, sinh vật càng nhỏ đời sống càng ngắn. Nếu mới sinh ra rồi chết luôn, làm sao có thể gọi là sự sống" Cũng vì nhu cầu sống còn đó, vi khuẩn biết thay hình đổi dạng để tránh những loại thuốc trừ diệt nó. Vi khuẩn quá nhỏ làm sao biết đổi dạng và đổi dạng cách nào"

 

Kết quả khảo cứu của các nhà bác học đã cho thấy sự đổi dạng đó diễn ra ở một số chất đạm (protein) nằm ở vỏ ngoài vi khuẩn H5N1. Muốn hiểu rõ hơn chúng ta cần phải đi vào thế giới vi mô của nguyên tử, phân tử và tế bào. Nguyên tử là phần siêu vi của vật chất, nhiều nguyên tử họp thành phân tử, các phân tử họp thành tế bào, khi nhiều tế bào họp lại sự sống đã có thể nẩy sinh. Khoa học đã chứng minh sự sống trên Trái đất này khởi thủy là ở biển, do các tế bào sống đầu tiên nẩy nở ở đó. Một tế bào đơn độc cũng có thể được gọi là sự sống nếu nó biết hấp thụ năng lượng, sinh sôi nẩy nở bằng cách tụ họp với các tế bào khác và đổi dạng thích ứng với hoàn cảnh và môi trường để sống còn. Những sinh vật đa tế bào bèn xuất hiện và khi môi trường nước ở biển không có đủ năng lượng để chúng tiếp tục sự sống, chúng bắt đầu biến dạng để bò lên đất liền tìm thêm các nguồn năng lượng và từ đó sự sống biến hóa thành muôn hình vạn trạng các loài sinh vật. Sự tiến hóa đó đã đi đến chặng chót là loài người chúng ta.

 

Hãy trở lại con vi khuẩn cúm chim đang hăm dọa giết loài người. Tại sao nó muốn giết chúng ta" Có lẽ ở thế giới vi mô của chúng, H5N1 chẳng biết có loài người, dĩ chí đến các loài khác như thú vật hay chim muông, chúng cũng không biết hay chẳng cần biết. Chúng chỉ biết một thứ duy nhất theo luật của Ông Trời là phải sống còn. Để thực hiện nhu cầu đó, chúng phải biến dạng và nếu có làm chết ai, chúng chẳng cần đếm xỉa đến. Cuộc sống vốn dĩ là một sự tranh chấp vô biên vô tận để thích ứng. Vậy sống còn dành cho ai" Sống còn dành cho kẻ biết thích ứng nhất. Điều này đúng cho các loài vi khuẩn và đúng cho muôn loài trên Trái đất, kể cả loài người chúng ta. Đó là định luật của Tiến hóa luận.

 

Vậy loài người chúng ta có cần biến dạng để thích ứng không" Tôi nghĩ loài người 2 triệu năm trước đã biến dạng một lần chót, coi như hoàn hảo nhất. Đó là lúc loài dã nhân (homo erectus) đã biết đứng thẳng tắp, hai chân thon dài để chạy rất lẹ. Đặc điểm của loài này là đã bỏ được cái đuôi, nên khác hẳn loài khỉ. Và cũng nhờ không còn đuôi nên chạy rất nhanh và đó chính là sự thích ứng ngoạn mục nhất để sống còn. Chạy nhanh không phải để trốn kẻ thù mà để đuổi theo các con thú, bắt chúng ăn thịt. Thời đó dã nhân chưa biết làm ra dụng cụ để săn bắn, hai chân là dụng cụ duy nhất để sống còn. Các nhà khoa học đã chứng nghiệm người thời nay chạy dẻo dai hơn ngựa, nhanh hơn chó sói, báo, hươu. Người còn có khả năng chạy kiên trì hơn các loài khác. Loài thú chạy nhanh đến lúc mệt là thở rốc rồi đứng ỳ luôn một chỗ chẳng chịu nhúc nhích. Còn người ráng chạy đến cùng, mệt thì chậm lại chớ không chịu ngừng. Đây là hình ảnh các tay quán quân chạy việt dã của chúng ta ngày nay. Môn thể thao có đủ phương pháp tập luyện để lực sĩ thích ứng hơn nữa, nhưng ít nhất chúng ta đã bỏ được cái đuôi dính toòng teng từ 2 triệu năm trước.

 

Tuy nhiên loài người vẫn phải thực hiện nhiều sự thích ứng khác để sống còn. Đó là sự thích ứng trong nếp sống, trong tư tưởng và hành động sao cho hợp với thời thế, để theo kịp với đà tiến bộ của nhân loại. Riêng ở Việt Namđang có một lớp người đang cần sự thích ứng để sống còn, vì họ vẫn còn bị dính...một cái đuôi như con khỉ. Đó là cái đuôi "xã hội chủ nghĩa". Họ đã nói đến đổi mới từ cả chục năm qua vì đã biết nếu không thích ứng được là chết. Nay thời gian sắp hết, họ cuống cuồng trình diễn một vở tuồng mới nhưng vẫn trong rạp cũ, phông cảnh cũ, vẫn những kép hát cũ chỉ có vẽ nhọ bôi hề lại cho hình dạng có khác. Nếu thích ứng mà vẫn không bỏ được cái đuôi khỉ, cũng nên quên đi giấc mộng sống còn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.