Hôm nay,  

Hồ Chí Minh Và Vị Đại Anh Hùng Ai Quốc ( Phần II )

24/04/200600:00:00(Xem: 2181)

Trên thực tế, sự hiện diện của yếu tố Cộng Sản trong tình hình Việt Nam ngay từ 1945 đã trở thành vấn đề hết sức phức tạp đối với chính giới Pháp, Mỹ. Tư cách cán bộ Đệ Tam Quốc Tế của Hồ Chí Minh giúp thêm lý do cho các phần tử thực dân Pháp theo đuổi tham vọng tái lập chủ quyền tại Đông Dương, đồng thời trở thành chướng ngại cho chủ trương của Mỹ chống đối chế độ thực dân. Bốn tháng trước khi chính thức tuyên chiến với Đức, Tổng Thống Roosevelt đã thuyết phục Thủ Tướng Anh Churchill cùng ký tên trong bản Tuyên Cáo 14-8-1941 được gọi là Hiến Chương Đại Tây Dương cam kết tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia bị trị. Với chủ trương này, Mỹ không đồng ý cho quân Pháp giải giới Nhật tại Đông Dương và đặt lực lượng Đồng Minh tại Đông Nam Á dưới sự chỉ huy của Anh. Do đó, đơn vị đặc vụ Mỹ tại Hoa Nam đã hỗ trợ Việt Minh từ đầu năm 1945 và nhiều sĩ quan Mỹ tỏ ra có thiện cảm với Hồ Chí Minh. Trong ngày tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 của Việt Nam, một số tướng tá Mỹ đã hiện diện trên khán đài ở Hà Nội, thậm chí tướng Gallagher còn lên đài phát thanh Hà Nội hát “quốc ca” đòi “phanh thây uống máu quân thù” đến nỗi sau đó bị khiển trách. Tuy nhiên, Mỹ lại nắm chắc tính lệ thuộc Liên Xô của Hồ Chí Minh và đang đối diện với mối lo về tình trạng Liên Xô mở rộng ảnh hưởng khắp Đông Âu sau sự sụp đổ của Đức. Một chính quyền Cộng Sản xuất hiện tại Việt Nam với tư cách đầu cầu cho Liên Xô tràn lấn khắp Đông Nam Á là điều ngoài ý muốn của Mỹ. Cũng ngoài ý muốn của Mỹ nếu Pháp tái lập chế độ bảo hộ tại đây. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Thực ra không phải chính quyền Paris lúc đó không chia xẻ mối ưu tư của Mỹ về hiểm hoạ Cộng Sản. Ngay trong thời gian tiến hành hội nghị Fontainebleau, thủ tướng Pháp George Bidault đã căn dặn trưởng đoàn Pháp Max André về thái độ thận trọng để không biến Hồ Chí Minh thành con cờ của Liên Xô như chính Võ Nguyên Giáp đã ghi lại trong tập hồi ký Những năm tháng không thể nào quên.

 

Lời căn dặn của Bidault có thể hiểu là lời nhắc nhở phái đoàn Pháp nên uyển chuyển, thậm chí sẵn sàng mềm dẻo tới mức tối đa để thu hút Hồ Chí Minh về phía Tây Phương. Nhưng thái độ của Hồ Chí Minh đã khiến mọi nỗ lực của Pháp không thể đưa tới kết quả mong muốn. Khởi từ sự việc này, có thể nói sự có mặt của Pháp tại Việt Nam đã mang ý nghĩa ngăn chống Cộng Sản ngay từ năm 1946, cụ thể là ngăn chống sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô. Tuy nhiên, ý nghĩa này đã bị che khuất bởi các định kiến sẵn có từ lâu về vai trò thực dân của Pháp tại Đông Dương, nhất là khó tránh bị khai thác bởi một số người vẫn chưa thể chấm dứt giấc mơ tái lập chế độ thuộc địa.

 

Những yếu tố phụ thuộc này đã dễ dàng biến ý hướng ngăn chống Cộng Sản của người Pháp thành một chiêu bài che giấu ý đồ thực dân và vì thế đã đặt Pháp vào một trận tuyến không được dư luận quốc tế hỗ trợ.

 

Chính vì thế, trong bản thông báo ngày 16-12-1946 gửi các đại sứ Mỹ, Ngoại Trưởng James Byrnes tuy ghi nhận ảnh hưởng Pháp tại Việt Nam không chỉ là kháng tố với ảnh hưởng Liên Xô mà còn mang tính bảo vệ toàn vùng Đông Nam Á trước đà bành trướng của Cộng Sản, nhưng Mỹ vẫn giữ thái độ hết sức dè dặt. Do đó, nhiều viên chức ngoại giao Mỹ như Abbott, Landon, Reed, O’Sullivan đã tới Việt Nam với vai trò điều giải cố tìm một lối thoát cho tình thế khó khăn tại đây đã không vượt khỏi tình trạng thụ động chờ đợi.

 

Cuối cùng, tháng 12-1946, Abbott thú nhận đành bó tay, bởi thay vì nhắm tạo một liên bang kinh tế cần thiết cho cả hai bên thì Pháp cũng như Việt Minh đều nhìn theo hướng khác. Pháp không thể xác định nổi thế nào là quan điểm quốc gia tự do trong khối Liên Hiệp Pháp còn Việt Minh giữ thái độ như trẻ nít chỉ nêu đòi hỏi trong sự thiếu kém kiến thức cả về kinh tế lẫn vấn đề độc lập. Việt Minh không rời bỏ ý đồ độc bá trong khi Pháp không thể dễ dàng đặt các xứ Đông Dương vào vòng ảnh hưởng của Liên Xô. Nhưng lập trường ngăn chống Cộng Sản của Pháp luôn bị đồng hoá với mong muốn tái lập đặc quyền của Pháp, trong khi Việt Minh lại nắm được chiêu bài tranh thủ độc lập cho dân tộc. Trên thực tế, mong muốn tái lập đặc quyền của Pháp vẫn tồn tại với không ít nhân vật trong chính giới Pháp lúc đó và trở thành một xu hướng có ảnh hưởng đáng kể. Hai xu hướng này chỉ có một điểm gặp gỡ là cùng đối đầu với lực lượng yêu nước Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namnên đã có lúc mặc nhiên hợp sức cố loại khỏi chính trường tiếng nói đại diện trung thực cho nhân dân Việt Nam, và chỉ ngừng tại đó. (9)

 

Thành ra Mỹ không có lý do can thiệp vào nội tình Đông Dương, cũng không thể nghiêng về phía Việt Minh hay về phía Pháp, và chiến tranh trở thành tất yếu. Đương nhiên, cả hai phía đều cố che giấu thực chất của mình. Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã có sẵn bộ áo dân tộc yêu nước để hô hào toàn dân hỗ trợ chống xâm lăng trong khi những phần tử chủ trương tái lập chế độ thuộc địa cũng khai thác danh nghĩa ngăn chống Cộng Sản của Pháp để thúc đẩy tình hình diễn biến theo những tính toán của mình. Thực tế phức tạp này đã đem lại thuận lợi nhiều hơn cho chiêu bài yêu nước của Hồ Chí Minh trong khi phủ mờ ý nghĩa ngăn chống Cộng Sản của Pháp vào thời gian bùng nổ cuộc chiến, nhất là khi Cộng Sản Quốc Tế mở rộng mặt trận tuyên truyền trên khắp thế giới.

 

Tháng 9-1947, tổ chức Đệ Tam Quốc Tế Komintern sống lại dưới cái tên Phòng Thông Tin Quốc Tế Cộng Sản Kominform đặt các quốc gia và tổ chức Cộng Sản khắp nơi vào cuộc đấu tranh cho cách mạng thế giới do Liên Xô lãnh đạo.

 

Do ảnh hưởng Liên Xô mở rộng sau chiến tranh, cuộc cách mạng thế giới không còn hạn chế trong phạm vi hưởng ứng của một số tổ chức mà có sự tiếp tay qui mô của nhiều quốc gia. Tình hình thế giới lập tức biến thành thế phân cực đối đầu giữa Liên Xô và các nước Tây Phương.

 

Do đặt dưới quyền chỉ đạo của Cộng Sản, cuộc kháng chiến tại Việt Nam đã gắn kết chặt chẽ với cuộc chiến ý thức hệ giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản như Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chúng ta làm cách mạng đánh đế quốc thực dân tức là đánh tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng đó có qui mô thế giới mà cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Namlà một bộ phận. Cách mạng Việt Namđược sự ủng hộ của cách mạng thế giới, và cách mạng Việt Namgóp phần vào cuộc cách mạng thế giới đó."

 

Lời tuyên bố của Hồ Chí Minh cho thấy rõ cuộc kháng chiến không hoàn toàn nhắm mục tiêu giải phóng dân tộc mà nhắm góp phần vào cuộc cách mạng thế giới đánh đổ tư bản chủ nghĩa. Nền độc lập của Việt Nam trở thành thứ yếu vì cuộc chiến mang tính cục bộ của cách mạng vô sản thế giới với mục tiêu bành trướng ảnh hưởng tại Đông Nam Á. Hồ Chí Minh và Cộng Sản Việt Nam được sự ủng hộ của cách mạng thế giới – như lời Hồ Chí Minh tuyên bố – để đẩy nhân dân Việt Nam vào một cuộc trường chinh mở rộng biên thùy cho thế giới Cộng Sản.

 

Vai trò chống Cộng Sản của Pháp tại Đông Nam Á trở thành sự thực, nhưng hình ảnh thực dân vốn có nơi Pháp không dễ xóa nhòa trong dư luận.

 

Dân chúng Việt Namsau gần một thế kỷ bị Pháp đô hộ đã quen đồng hóa người Pháp vào các quan chức thuộc địa.

 

Với dư luận thế giới, sự xuất hiện những đoàn quân viễn chinh trên một đất nước xa lạ để chống người dân địa phương không dễ giải thích bằng việc bảo vệ bất kỳ thứ lý tưởng nào.

 

Hơn nữa, nhiều người còn ngờ vực về cuộc chiến tranh ý thức hệ, vì không nhìn thấy cuộc chiến đó ở đâu và ngờ vực luôn cả sự hiện diện của tình trạng chiến tranh lạnh.

 

Tâm trạng này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó quan trọng hơn hết là sự không lưu tâm tới quan niệm đấu tranh giai cấp với chủ trương liên tục và trường kỳ chiến đấu khắp toàn cầu dưới mọi hình thức để xóa bỏ ý thức hệ Tư Bản. Từ quan niệm này, Cộng Sản đã phát động cuộc chiến mệnh danh chiến tranh ý thức hệ bất chấp thái độ của kẻ địch, kể cả trường hợp kẻ địch phủ nhận sự hiện diện của ý thức hệ Tư Bản – một cuộc chiến tất yếu theo quan niệm đấu tranh giai cấp và xảy ra dưới nhiều hình thức nhắm đánh đổ mọi kẻ địch được nêu rõ theo lập luận duy vật biện chứng, kể cả những kẻ không hề nghĩ tới Cộng Sản hay chống lại Cộng Sản. Cũng do đó đã xuất hiện danh từ “chiến tranh lạnh” để diễn tả tình trạng chiến tranh không có tiếng súng. Dưới sự lãnh đạo của Liên Xô, các quốc gia và tổ chức Cộng Sản khắp nơi kết thành một trận tuyến chống lại mọi xu hướng tư tưởng khác với tư tưởng Cộng Sản bao gồm Phong Kiến, Thực Dân, Tư  Bản, Dân Tộc… kể cả các hệ phái Cộng Sản ngoài Đệ Tam Quốc Tế như  Kausky, Trotski …

 

Hồ Chí Minh là cán bộ Đệ Tam Quốc Tế từ 1923, Đảng Cộng Sản Đông Dương là chi bộ trực thuộc Đệ Tam Quốc Tế từ 1931 nên cuộc chiến chống Pháp tại Việt Nam gắn chặt với trận tuyến này, tức không thể không mang tính cục bộ của cuộc chiến ý thức hệ thế giới đang diễn ra giữa hai phe Cộng Sản và Tư Bản.

 

 Từ đây, không thể phủ nhận vai trò chống Cộng Sản của Pháp dù trong chính giới Pháp vẫn tồn tại những phần tử chưa muốn từ bỏ chính sách thực dân.

 

Theo đúng nguyên lý Lenin với sách lược mặt trận dân tộc, hết thẩy các quốc gia và đoàn thể chịu ảnh hưởng Liên Xô đã khai thác sự hiện diện của những phần tử thực dân để vùi dập, bôi nhọ vai trò chống Cộng Sản của Pháp đồng thời khai thác sự hiện diện của những người yêu nước trong hàng ngũ kháng chiến Việt Nam để tán dương chính nghĩa chống xâm lăng của Hồ Chí Minh. Để tăng hiệu quả cho lời tán dương này cũng xuất hiện những lập luận vu cáo, kết án mọi phần tử yêu nước từ bỏ hàng ngũ kháng chiến vì nhận rõ con đường đi ngược nguyện vọng dân tộc của Hồ Chí Minh.

 

Chính nghĩa và ngụy nghĩa trở thành xen lấn, đảo lộn trong tình thế thực giả, khó phân. Vai trò chống Cộng Sản của Pháp không thể hoàn toàn hiển thị vào lúc đầu nên bị bôi xóa dễ dàng và ảnh hưởng nặng nề tới trận tuyến của những người Việt Namyêu nước khi từ bỏ hàng ngũ kháng chiến để liên kết với Pháp.

 

Cuộc liên kết giữa những người Việt Nam yêu nước với Pháp khởi từ cuối năm 1947 là một quá trình vận động hết sức gập ghềnh cho cả hai phía.

 

Để đại diện cho tiếng nói dân tộc, những người Việt Nam yêu nước phải đẩy Pháp về vị trí đồng minh thuần túy trong cuộc chiến ngăn chống Cộng Sản, trong khi Pháp một phần bị ràng buộc bởi thực tế chiến trường phần khác vẫn có những phần tử chưa thể từ bỏ ngay các đặc quyền. Tới cuối năm 1947, nhiều nhân vật chính trị Pháp vẫn nuôi ý đồ dùng các phần tử yêu nước Việt Nam như một chiêu bài trong chiêu bài chống Cộng Sản. Vì thế, không ít khó khăn đã kéo dài với việc chấp thuận các điều kiện liên kết do những người Việt Nam yêu nước đặt ra, trong số có 2 vấn đề:

 

– Pháp thừa nhận Việt Namlà một quốc gia thống nhất gồm 3 miền Bắc, Trung, Namcó một chính phủ độc lập do người Việt Namcử ra.

 

– Việt Nam sẽ có quân đội riêng do chính phủ Việt Namđộc lập nắm quyền điều động.

 

Đổi lại, Việt Namchấp nhận gia nhập Liên Hiệp Pháp, sẵn sàng dành cho Pháp thay mặt về các vấn đề ngoại giao và quân đội Việt Namsẽ tham gia bảo vệ khối Liên Hiệp Pháp.

 

Những đòi hỏi này được Cao Ủy Pháp tại Đông Dương Bollaert thỏa thuận với Bảo Đại từ cuộc gặp gỡ tại Hạ Long đầu tháng 12-1947 nhưng mãi 6 tháng sau mới được ghi thành điều 1 trong bản tuyên cáo chung 3 điểm Bollaert – Bảo Đại ngày 5-6-1948 như sau: “Nước Pháp long trọng nhìn nhận sự độc lập của Việt Nam. Từ rày về sau, việc tự do thực hiện nền thống nhất quốc gia tùy nơi nước Việt nam. Về phần mình, nước Việt Namtuyên bố chịu gia nhập vào Liên Hiệp Pháp với danh nghĩa một quốc gia đồng hội với nước Pháp”. (10) Bản tuyên cáo được gọi là Hiệp Ước Hạ Long không được Quốc Hội Pháp thông qua. Suốt thời gian này, Mỹ đã nhiều lần cảnh giác Pháp về việc có thể đẩy toàn bộ Đông Dương vào tay Liên Xô và ngày 9-7-1948 Tây Âu Sự Vụ của Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đề nghị với ngoại trưởng Marshall chính thức nói rõ với chính phủ Pháp rằng Pháp đang đứng trước hai ngã đường: “Hoặc chấp nhận ngay nguyên tắc Việt Nam thống nhất gồm cả 3 miền Nam, Trung, Bắc và độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp hoặc sẽ mất hết toàn cõi Đông Dương”.

 

Tuy vậy, vẫn phải chờ thêm 8 tháng nữa, hai bên mới tiến tới thỏa ước Élysée 8-3-1949 giữa Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại, chấp thuận các đòi hỏi mà những người yêu nước nêu ra.

 

Bản thỏa ước công nhận sự hình thành nước Việt Nam thống nhất độc lập với danh xưng Quốc Gia Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại, nhưng trên thực tế việc xây dựng một chính quyền hoàn toàn độc lập cho Việt Nam vẫn chưa hết khó khăn trong đó có những khó khăn ngay từ phía Pháp.

 

Khó khăn lớn nhất là dư luận chống đối dấy lên từ chính nước Pháp bởi các tổ chức Cộng Sản và những phần tử chưa muốn từ bỏ chính sách thực dân. Cộng Sản Pháp trong thế liên kết với cuộc chiến ý thức hệ đã vận dụng tối đa các phương tiện truyền thông triệt hạ uy tín của những người Việt Namyêu nước hầu ngăn chặn mối nguy cho phe Cộng Sản do sự xuất hiện lực lượng dân tộc yêu nước tại Việt Nam.

 

Trong khi đó, các phần tử chủ trương tái lập chế độ bảo hộ bắt đầu nhìn thấy viễn tượng tan vỡ các đặc quyền. Những bài báo tương tự bài của Simone Terry gọi Hồ Chí Minh là Bác Hồ – L’Oncle Ho – từng xuất hiện trên tờ L’Humanité lúc Hồ Chí Minh tới Paris tháng 6-1946 lại xuất hiện trên các báo Revue Socialiste, Franc-Tireur… ca ngợi “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qui tụ được những người quốc gia không đảng phái cũng như một số đông người Thiên Chúa Giáo yêu nước” hoặc “Việt Nam đứng sau lưng Hồ Chí Minh. Trước hết phải thương thuyết với Hồ Chí Minh – Le Vietnamest derrière Ho Chi Minh. Il faut traiter en premier lieu avec Ho Chi Minh”… Tại diễn đàn Quốc Hội Pháp, các dân biểu Cộng Sản và phe De Gaulle như Guillon, Marc Dupuy… vu cáo nhục mạ Cựu Hoàng Bảo Đại bằng đủ mọi lời lẽ như “Bảo Đại là tay sai của Nhật, đã giao Đông Dương cho Nhật, một ông vua mất chức được biết nhiều ở các sân Golf tại Cannes hay ở các hộp đêm…” và xuyên tạc những người Việt Nam yêu nước “chỉ là một nhóm cựu quan lại, cựu công chức, vài trưởng giả giàu có… chỉ nghĩ đến gia tăng quyền lợi bản thân trước khi nghĩ đến tổ quốc của họ…”

 

Những người này chống đối thỏa ước Élysée, cho rằng Pháp nhượng bộ quá nhiều so với các hiệp ước ký với Hồ Chí Minh năm 1946, vì Hồ Chí Minh đã đồng ý gác lại vấn đề Nam Kỳ, vẫn coi như lãnh thổ hải ngoại của Pháp…

 

Trận đánh không có tiếng súng này kìm chân Quốc Hội Pháp trì hoãn tới ngày 2-2-1950 (11) mới phê chuẩn bản thỏa ước. Lúc này, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã thành lập và công nhận chính phủ Hồ Chí Minh ngày 18-1-1950. Ngày 1-2-1950, Liên Xô cũng công nhận chính phủ Hồ Chí Minh và yêu cầu cử đại sứ tới Mạc Tư Khoa. Hồ Chí Minh đã có một hậu phương khổng lồ ở sát sau lưng với sự yểm trợ về mọi mặt của toàn khối Cộng Sản trong khi trận tuyến những người Việt Nam yêu nước chưa ổn định xong về mặt tổ chức.

 

Dù sao Quốc Gia Việt Namđã thành hình với chủ quyền độc lập, lãnh thổ thống nhất, được Mỹ chính thức thừa nhận ngày 4-2-1950 và Anh thừa nhận ngày 7-2-1950.

 

Sự kiện thực tế này gần như luôn bị gạt qua bởi những người cố tình diễn tả cuộc chiến Việt Namlà cuộc chiến giải phóng đất nước. Theo những người này, lý do bùng nổ cuộc chiến là hành vi xâm lược của Pháp được Mỹ yểm trợ và chính quyền Quốc Gia Việt Nam chỉ là bù nhìn do Pháp dựng lên – dập khuôn theo luận điệu tuyên truyền mà toàn thể khối Cộng Sản nỗ lực đưa vào dư luận thế giới.

 

Người ta không chỉ gạt bỏ cuộc vận động giành lại chủ quyền dân tộc của những người yêu nước, gạt bỏ chủ trương tiêu diệt phe đối lập của Hồ Chí Minh mà còn cố tình quên tình trạng bị ràng buộc với Đệ Tam Quốc Tế khiến Hồ Chí Minh không thể làm khác được những việc đã làm, trong đó có cả điều mà Vụ trưởng Đông Nam Á Sự Vụ của Mỹ George Moffat Abbott từng mô tả là “thái độ như trẻ nít chỉ nêu đòi hỏi trong sự thiếu kém kiến thức cả về kinh tế lẫn vấn đề độc lập”.

 

Hồ Chí Minh không bao giờ là trẻ nít mà tuân thủ đúng nguyên tắc đấu tranh, đẩy mọi sự việc theo hướng cần thiết. Từ tháng 9-1945, sau khi quân Pháp đổ bộ Sài Gòn cho tới cuối 1946, Hồ Chí Minh vẫn nhượng bộ, không bàn về vấn đề Nam Kỳ và ký kết cho quân Pháp vào miền Bắc với dụng ý mà các tác giả Lacouture,  Sainteny… đã thấy và chính Võ Nguyên Giáp đã ghi lại là tạm hòa với Pháp để có đồng minh tiêu diệt kẻ thù số một vào lúc đó là các phần tử phản động tức những người yêu nước không chấp nhận cả Cộng Sản lẫn Thực Dân.

 

Khi trấn áp xong lực lượng này thì đồng minh tạm thời là Pháp trở thành kẻ địch. Bước đi được định sẵn của Cộng Sản là lợi dụng các phần tử dân tộc bất mãn với thực dân nên hành động chặt đứt mọi hy vọng thương lượng, đẩy Pháp vào thế phải gây chiến là nước cờ theo đúng lớp lang.

 

Toàn thể dân tộc không còn chọn lựa nào ngoài việc kháng chiến chống Pháp trong khi Hồ Chí Minh và những người Cộng Sản với vị thế độc tôn lãnh đạo sẽ biến cuộc chiến thành một bộ phận của cách mạng thế giới và được sự ủng hộ của cách mạng thế giới để góp phần vào cách mạng thế giới như  Hồ Chí Minh tuyên bố.

 

Chuyến du hành qua Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa đầu năm 1950 của Hồ Chí Minh và sự tái xuất hiện Đảng Cộng Sản dưới danh xưng Đảng Lao Động Việt Nam cuối 1951 để mở đầu cho chiến dịch thanh lọc rộng rãi kéo dài từ 1953 tới 1956 trong khuôn khổ các chính sách rèn cán chỉnh quân, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp… là tiếng nói khẳng định mục tiêu bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản.

 

Sự việc càng cụ thể hơn, khi Liên Xô thay đổi đường lối sau cái chết của Stalin và Trung Cộng cần có thời gian hồi phục sau cuộc đối đầu với Mỹ tại Triều Tiên thì Hồ Chí Minh sẵn sàng chấp nhận giải pháp chia đôi đất nước năm 1954, bất kể nguyện vọng dân tộc ra sao, bất kể đã có bao nhiêu con dân Việt Nam bỏ mình vì mục tiêu bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước.  

 

Trong thời kỳ cầm đầu cuộc kháng chiến 1945-1954, Hồ Chí Minh vẫn luôn đặt quyền lợi tối thượng của dân tộc dưới quyền lợi của Cộng Sản Quốc Tế. Lòng yêu nước theo ý nghĩa thông thường đã khô cạn hẳn trong tâm tư Hồ Chí Minh nên dù hàng ngũ kháng chiến có mặt nhiều người yêu nước và ngay cả một số đảng viên cộng sản cũng kháng chiến vì yêu nước hơn vì lý tưởng cộng sản thì cuộc kháng chiến vẫn không vì lý tưởng quốc gia. Bởi hàng ngũ kháng chiến được lãnh đạo bởi một tông đồ (apostle) của tôn giáo Cộng Sản – như Khrutshchev mô tả –  và không lúc nào tách khỏi sự chỉ đạo của Đệ Tam Quốc Tế, cụ thể là Liên Xô, nên luôn hướng cuộc kháng chiến xoay theo đích nhắm của khối Cộng Sản.

 

Kết quả là bất chấp 9 năm hy sinh xương máu của con dân, đất nước bị chia đôi tại vĩ tuyến 17, sau khi đã giành được sự thống nhất Bắc-Trung-Nam với thỏa ước Élysée 1949 do nỗ lực của những người yêu nước.

 

Rõ ràng Hồ Chí Minh đặt nặng nhiệm vụ củng cố thế lực Cộng Sản hơn quyền lợi dân tộc nên dù luôn kêu gọi liên hiệp, hòa giải vẫn khăng khăng bảo vệ thế độc chiếm quyền hành, cắt đứt mọi điều kiện hình thành một khối dân tộc đoàn kết thực sự, kể cả bằng cái giá là chia đôi lãnh thổ.

 

Hiệp định Genève 1954 đã đem lại cho Hồ Chí Minh một nửa phần đất nước tựa lưng vào hậu phương Trung Cộng để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp nối của cuộc chiến cục bộ tại Đông Nam Á trong cách mạng thế giới, đẩy Việt Nam vào cục diện tranh chấp mới trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Cộng Sản và thế giới tự do. Đây cũng là thời kỳ tranh đấu thứ ba của Hồ Chí Minh.

 

– Thời kỳ thứ ba khởi từ 1954 với nhiệm vụ trước mắt là “chiếu cố miền Nam” theo nghị quyết của Đảng Cộng Sản. Trong thời kỳ này, bộ máy quyền lực tại miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh tiếp tục được vận dụng gần như không rời phương hướng cũ. Các chính sách rèn cán chỉnh quân, thanh lọc hàng ngũ, cải cách ruộng đất, cải tạo thương nghiệp… nhắm mục tiêu chủ yếu là củng cố tổ chức và quyền lực cho Cộng Sản đã làm tê liệt mọi sinh hoạt xã hội đồng thời gieo rắc thảm họa tang tóc khắp nơi.

 

Kết luận này không do gán ghép để chỉ trích Hồ Chí Minh mà được nói lên từ thực tế xã hội miền Bắc qua ghi nhận của chính các đảng viên Cộng Sản.

 

Theo Bùi Tín, thực tế đã dẫn đến những nỗi khổ ải của nhân dân, sự đổ vỡ của nền kinh tế, sự lạc hậu triền miên của xã hội, tình trạng nghèo đói và bất công của số đông là những thất bại nặng nề mà Hồ Chí Minh và ban lãnh đạo đảng Cộng Sản chịu hoàn toàn trách nhiệm dù cho ông có thiện chí, có mong muốn tốt đi nữa. (12) 

 

Ngày 29-10-1956, trước công chúng tại sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội, Võ Nguyên Giáp đã nói rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến những thất bại đó: “Chúng ta đã giết quá nhiều người lương thiện ... chỗ nào cũng thấy địch và dùng tới khủng bố tràn lan ... Khi chỉnh đảng, chúng ta quá chú trọng tới giai cấp xã hội thay vì chỉ căn cứ vào khả năng chính trị mà thôi. Thay vì lấy giáo dục làm chính, ta chỉ dùng tới những biện pháp tổ chức như phạt kỷ luật, khai trừ, xử tử, giải tán tổ chức chi nhánh đảng hay những chi bộ đảng. Tệ hơn nữa, tra tấn được coi như việc bình thường trong thời gian chỉnh đốn tổ chức đảng.” (13)

 

Việc xây dựng miền Bắc theo hướng củng cố và bành trướng sức mạnh cho đảng Cộng Sản bằng mọi cách, kể cả chém giết, dẫn đến một xã hội “sống kín mít…giống như đứng dưới đáy giếng. Ăn, mặc, ở, quan hệ với nhau coi như ổn, không thành vấn đề. Mặc gần như đồng phục, ăn uống cũng gần giống nhau, theo mức của tem phiếu. Lấy vợ lấy chồng cũng giống nhau, được phép của đảng, của tổ chức, đám cưới đơn sơ giản dị… không cần có động cơ vun đắp lứa đôi… chẳng khác gì xưa bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Nay là tổ chức đặt đâu, đảng đặt đâu xin ngồi nguyên đấy cho yên phận…Thế là trong gần 30 năm, do điều kiện chiến tranh, do chính sách bế quan tỏa cảng, hàng chục triệu nhân dân Việt Nam bị tước quyền được là công dân thế giới …Lý lịch là bản mệnh cán bộ và công dân. Nhận xét của cơ quan tổ chức cán bộ và cơ quan công an là có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh chính trị mỗi người. Đối với công dân được nhận xét là trung thành với chế độ, thông suốt chính sách của đảng và nhà nước là điểm son. Đối với cán bộ thì lập trường chính trị vững vàng, thông suốt đường lối chính sách, tin tưởng ở đảng và nhà nước, không có gì vướng mắc… là điểm ưu. (14) 

 

Kiểu mẫu xã hội đó chắc chắn không cần thiết và cũng không phù hợp với nguyện vọng sống bình thường của con người ở mọi nơi, nhưng cần thiết cho đảng Cộng Sản Việt Nam để đẩy mạnh đấu tranh giai cấp với mục tiêu trước mắt là “chiếu cố miền Nam”.

 

Biến xã hội miền Bắc thành trại lính là điều kiện bảo đảm cho sự tiến hành chính sách chiếu cố miền Nambằng bạo lực. Đảng Cộng Sản đã trù liệu chiến tranh từ khi ký hiệp định Genève 1954 với kế hoạch chôn giấu vũ khí, cài đặt “cơ sở” tại miền Namvà chiến dịch dựng vợ gả chồng cho cán binh trước khi tập kết ra Bắc để tạo tương quan tình cảm…

 

Hơn ai hết, Hồ Chí Minh và các đồng chí đã nhìn thấy sự từ khước chủ nghĩa Cộng Sản của đa số dân chúng, nhất là của những phần tử dân tộc yêu nước đang nắm quyền ở miền Nam, sau quá nhiều kinh nghiệm đoàn kết bi thảm với Cộng Sản trước và sau 1945.

 

Cũng hơn ai hết, Hồ Chí Minh và các đồng chí tự hiểu họ đã chọn con đường chỉ có một hướng nhắm duy nhất là tiêu diệt mọi xu hướng dị biệt. Khi các chiêu bài liên hiệp, đoàn kết để hãm hại ngầm không còn điều kiện tiến hành thì giải pháp duy nhất là sử dụng binh lực.

 

Bởi vì đích nhắm cuối cùng của Hồ Chí Minh với tư cách đảng viên Cộng Sản là góp phần vào cách mạng thế giới để tạo dựng một thế giới đại đồng dưới nền chuyên chính vô sản. Trong khuôn khổ cách mạng đó, mọi người Cộng Sản đều có nhiệm vụ tham gia trận chiến liên tục trường kỳ cho tới khi đạt thắng lợi cuối cùng.

 

Cho nên, phát động chiến tranh để chiếu cố miền Nam trở thành tất yếu, ngoài trừ trường hợp không thể xẩy ra là Hồ Chí Minh từ bỏ khối Cộng Sản để đặt mục tiêu phụng sự dân tộc lên hàng đầu và chân thành đoàn kết cùng mọi phần tử yêu nước khác chính kiến.

 

Bùi Tín vẫn nghĩ Hồ Chí Minh là người yêu nước vẫn phải nhận định: “Trở nên cán bộ của Quốc Tế Cộng Sản Ba, ông bị ảnh hưởng lớn của Stalin và Mao Trạch Đông, đích của ông là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước và đích cao hơn nữa là cách mạng vô sản ở Đông Dương, ở châu Á và toàn thế giới… Sùng bái “mặt trời phương Đông”, nể sợ “thiên triều” Bắc Kinh, ông Hồ đã truyền cho những người lãnh đạo khác ở quanh ông, cho cả đảng Cộng Sản một thái độ thụ động vô lý, mất hết khả năng phản kháng và tự vệ. Chính ông cũng bị cỗ xe Mác-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông đè lên đầu trong khi cả Đảng Cộng Sản và xã hội bị cỗ xe ấy nghiền nát”. (15) 

 

Tuy thế, Bùi Tín cho rằng “không phải bất cứ lúc nào Hồ Chí Minh cũng chỉ là tay sai ngoan ngoãn, trung thành và mù quáng của Đệ Tam Quốc Tế.” Chứng cớ được viện dẫn là Hồ Chí Minh đã giữ thái độ tự chủ trong lãnh đạo chiến tranh. Không nghe theo lời Mao và Lâm Bưu khuyên là ở miền Nam chỉ nên duy trì chiến tranh du kích, chỉ nên đánh ở cỡ đại đội … cũng không nghe theo lời Liên Xô khuyên là nên hạ súng tìm giải pháp hòa bình vì Việt Nam không thể chống nổi Mỹ về mặt quân sự. (16)

 

Trong tác phẩm của mình, Bùi Tín nhắc lại sự việc này nhiều lần, coi là ưu điểm của Hồ Chí Minh – “cùng với một số người lãnh đạo khác trong Đảng không mù quáng theo lời khuyên của Mao là chỉ nên tiến hành chiến tranh du kích ở miền Nam và cũng không theo sức ép của Liên Xô là phải ngừng chiến tranh để tìm một giải pháp thương lượng nhằm chung sống hòa bình bằng mọi giá”. (17)

 

Cứ cho rằng đây là ưu điểm của Hồ Chí Minh thì đã dẫn đến kết quả thực tế ra sao"

 

Trước hết, Hồ Chí Minh vẫn đặt Việt Nam vào cuộc chiến ý thức hệ với mục tiêu bành trướng ảnh hưởng Cộng Sản thay vì đặt quyền lợi dân tộc vào hướng nhắm cuối cùng để giải quyết mọi mâu thuẫn với các lực lượng đối lập.

 

Vì điều mà Bùi Tín kể như ưu điểm do sáng suốt, không mù quáng của Hồ Chí Minh chỉ là từ chối thương lượng và cương quyết mở lớn qui mô chiến tranh.

 

Hồ Chí Minh và các đồng chí đã đạt ý muốn là đánh bại các phe phái đối lập, giành trọn quyền lãnh đạo để thành lập nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhưng cái giá thực tế mà dân tộc Việt Nam phải trả từ 1954 tới 1975 khó thể diễn tả là gì ngoài thảm cảnh tương tàn bi đát kinh hoàng với tất cả mọi người dân trên khắp các miền đất nước.

 

Thời kỳ thứ ba trong cuộc đời tranh đấu của Hồ Chí Minh tại miền Bắc là các chính sách chỉnh đảng, chỉnh quân, cải cách ruộng đất, cải tạo thương nghiệp, ba khoan ba chống, ba đảm đang ba sẵn sàng… tới nay vẫn là ác mộng của nhiều người dân khi nhớ lại và còn lưu dấu trong tác phẩm của nhiều tác giả như Dương Thu Hương, Phùng Thế Lộc, Tạ Duy Anh, Bùi Ngọc Tấn… hay trong hồi ký của Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín, Vũ Thư  Hiên…

 

Với miền Namlà những ngày đêm khắc khoải âu lo trước tai họa pháo kích bất ngờ, trước nguy cơ khủng bố ám sát và cảnh sống hãi hùng dưới những trận mưa bom đạn luôn sẵn sàng ập tới…

 

Hậu quả thực tế của thời kỳ này do ưu điểm trong chỉ đạo chiến tranh của Hồ Chí Minh là mọi nỗ lực xây dựng đất nước trên cả hai miền Nam Bắc bị hạn chế tối đa, ruộng đồng trở thành chiến địa, nhà cửa bị tàn phá với hàng triệu người bị sát hại và hàng triệu người khác trở thành tàn phế, kéo lê cuộc sống vô dụng đau đớn…

 

Theo Bùi Tín, đây là tấn bi kịch của cả dân tộc bắt nguồn từ lòng tin tuyệt đối của Hồ Chí Minh đặt vào chủ nghĩa Cộng Sản: “Bi kịch của cả dân tộc cũng là của ông Hồ là chính ông đã đi đầu trong việc đưa chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao vào Việt Nam”.  Bùi Tín nhắc lại ý kiến của Phan Chu Trinh về chọn lựa của Hồ Chí Minh ngay từ năm 1921 và viết: “Cụ Phan phê phán Nguyễn Ái Quốc về phương pháp cách mạng… một mực can ngăn Nguyễn Ái Quốc chớ chủ quan cho phương pháp của mình là đúng. Cụ còn phê phán Nguyễn là xưa nay, từ Âu sang Á, chưa ai làm cái việc như Nguyễn làm… Con đường cụ Phan chủ trương gần giống như con đường của các ông Gandhi và Nehru ở Ấn Độ. Đó là con đường bất bạo động, con đường nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, mở mang học vấn, cổ động tinh thần đấu tranh, đồng thời tranh thủ các thế lực dân chủ và tiến bộ ở chính quốc…Nếu như hồi ấy, đường lối đấu tranh đại loại như của cụ Phan đề xướng được chấp nhận và thành hiện thực thì đất nước ta rất có thể đã khác hẳn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh được chiến tranh và tránh bị cỗ máy nghiền mà chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao đã đưa đến thông qua đảng Cộng Sản với biết bao hậu quả nặng nề chưa biết đến bao giờ mới khắc phục được…” (18) 

 

Mong mỏi của Bùi Tín không xa với mong mỏi của mọi người nhưng không trở thành hiện thực, vì Việt Namđã được gắn vào cuộc chiến toàn cầu giữa khối Cộng Sản và thế giới tự do theo đường lối lãnh đạo của Hồ Chí Minh.

 

Từ giữa thập niên 20, Hồ Chí Minh đã tận lực đấu tranh đưa đất nước vào chiều hướng dẫn tới thực tế như được diễn tả. Thực tế này không thể là nền tảng vững chắc cho sự xưng tụng Hồ Chí Minh là nhà ái quốc hay đại anh hùng của dân tộc Việt Nam. Dù muốn dù không, sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã gắn liền với những tàn phá khủng khiếp mà dân tộc phải gánh chịu.

 

Tuy nhiên, sẽ bất công nếu khẳng định Hồ Chí Minh chỉ là kẻ nuôi mưu đồ phản dân, hại nước. Trên thực tế Hồ Chí Minh đã bước vào đấu tranh do thúc đẩy của lòng yêu nước, góp mặt bên cạnh các lãnh tụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường.

 

Sự thay đổi sau đó không hẳn do Hồ Chí Minh muốn bán rẻ đất nước cho ngoại bang như nhiều người đã kết buộc mà chủ yếu do niềm tin mù quáng ở khám phá của mình để chọn lựa một lý tưởng bôi xóa dân tộc trong quan niệm phân chia giai cấp.

 

Hồ Chí Minh chắc chắn không muốn bán rẻ đất nước, nhưng đã biến giai cấp vô sản thành toàn thể dân tộc. Ngoài giai cấp vô sản, mọi thành phần giai cấp khác đều trở thành rắn độc trước mắt Hồ Chí Minh.

 

Quan niệm về đồng chí, đồng bào của Hồ Chí Minh đã đặt trên một nền tảng tư duy khác biệt hoàn toàn so với nền tảng tư duy thông thường. Khi triệt hạ những người yêu nước, Hồ Chí Minh có thể chỉ nghĩ đang thực hiện sứ mạng triệt hạ những con rắn độc để đem lại an toàn cho đời sống của con người đã được nêu rõ là chỉ gồm giai cấp vô sản.

 

Trong hoàn cảnh đó, không thể phủ nhận những ý định tốt – dù là mù quáng – để quả quyết Hồ Chí Minh chỉ có ý định phản dân hại nước. Nhưng, ý định tốt hay xấu không thể là nền tảng để đánh giá con người, nhất là những con người mà cuộc đời gắn liền vào lịch sử.

 

Trên thực tế, vẫn diễn ra không ít trường hợp “nền hỏa ngục lát bằng những ý định tốt” – L’enfer est pavé de bonnes intentions”.

 

Cho nên, tư tưởng gia Revel đã định nghĩa “Lịch sử không phải là kết quả do những ý định của người ta mà là kết quả do những hành động của họ”.

 

Những bạo chúa trong lịch sử nhân loại như Tần Thủy Hoàng, Néron hay những lãnh tụ khát máu như Hitler, Staline … vẫn có thể theo đuổi ý định tốt nào đó, nhưng ý định này không thể xóa nhòa kết quả hành động của họ là hàng triệu nạn nhân bị tàn sát và những tai họa kinh hoàng mà con người phải gánh chịu. Do đó, đánh giá về Hồ Chí Minh, Revel không nghĩ Hồ Chí Minh có ý định xấu khi chọn lựa lý tưởng Cộng Sản và tôn thờ Lenin như thầy, như cha...

 

Vào lúc chọn lựa, Hồ Chí Minh có thể đang nuôi nhiều ý định tốt nhưng kết quả hành động rõ ràng chỉ đưa lại những thảm họa cho dân tộc Việt Nam: “…Những kết quả còn đó: Nô lệ, xương máu, chết chóc và đói khát. Đã trưng dụng cuộc chiến đấu chống thực dân để đưa đến một tình trạng suy sụp như thế thì chẳng còn cách gì chống chế để chạy tội cả. Trái lại, đây là một trường hợp phạm tội gia trọng, một vụ đánh cắp, một vụ lừa bịp không hơn không kém.”

 

So với mọi cách đánh giá đã có, lối nhìn theo tiêu chuẩn thực tế của Revel là cách đánh giá trung thực và công bằng nhất, vì không mang nặng ảnh hưởng của những thiên kiến có tính gán ghép chủ quan.

 

Nhưng, khó thể gọi kẻ đã hành động lừa bịp, đã phạm tội gia trọng là anh hùng yêu nước, dù trong khi hành động vẫn có thể có ý định tốt là muốn phục vụ cho một mục tiêu lý tưởng nào đó. Vả lại, trong mỗi con người đều tiềm ẩn hai mặt tốt và xấu với những xu hướng khi nhịp nhàng ăn khớp với nhau, khi xung khắc loại trừ nhau.

 

Cá nhân Hồ Chí Minh dù là một chính trị gia, một lãnh tụ hẳn cũng có những xu hướng trái ngược, một bên là ông thánh, một bên là con quỷ, hay nói theo Pascal, một bên là thiên thần, một bên là con thú. Bi kịch là lòng ham muốn trở thành thiên thần quá mạnh lại dễ biến con người thành con thú. 

 

Với cách đánh giá này, các cơ sở khác đã được nêu ra như lòng ái quốc bẩm sinh khiến Hồ Chí Minh sớm chọn ý hướng hy sinh, sống đời gian khổ vì dân, vì nước và được toàn dân sùng kính, triệt để tin theo không còn đáng kể nữa.

 

Dù vậy, vẫn có thể nhìn lại các luận cứ viện dẫn để nhận diện thêm về đối tượng.

 

Duiker là tác giả tiêu biểu cho những người đề cao Hồ Chí Minh dựa trên hai cơ sở này. Trong Ho Chi Minh, a life, Duiker dành nhiều trang tả thời thơ ấu của Hồ Chí Minh chìm ngập giữa tác động của lòng yêu nước và quả quyết Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra sự lạc hướng trong đấu tranh của các bậc tiền bối.

 

Theo Duiker, từ thuở mới lọt lòng, Hồ Chí Minh đã được mẹ ru bằng ca dao và những vần thơ Kiều rồi được nghe bà kể chuyện về các bậc anh hùng, được cha là một nhân sĩ yêu nước chống Pháp nhắc về các nhân vật lịch sử, được một người thợ rèn hàng xóm nói về các cuộc khởi nghĩa chống xâm lăng...

 

Trong không khí un đúc này, Hồ Chí Minh sớm nẩy nở tinh thần cứu nước và sớm nhận ra các phong trào đấu tranh lúc đó của các lãnh tụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… đều sai hướng nên năm 1911 đã xuất ngoại tự tìm lấy con đường cứu nước để trở thành nhà ái quốc vĩ đại, trở thành vị anh hùng dân tộc của Việt Nam.

 

Duiker trưng dẫn nhiều nguồn tài liệu khi viết Ho Chi Minh, a life, nhưng những trang viết về đoạn đời này của Hồ Chí Minh chỉ phản ảnh trọn vẹn tài liệu của các sử gia Cộng Sản Việt Nam.

 

Bùi Tín tuy ngưỡng mộ Hồ Chí Minh đã phát biểu về khuôn mẫu này như sau: “Những người viết sử ở Hà Nội theo sự chỉ đạo của Đảng đã tô vẽ ông Nguyễn Sinh Sắc thành một nhân vật cách mạng kiên cường chống thực dân nên bị mất chức, là cố tình bịa đặt sai sự thật. Việc nêu lên chuyện anh Nguyễn Tất Thành vì thấy cách mạng bế tắc do chủ trương Đông Du và cải lương thất bại nên ra đi để tìm đường cứu nước là cố nói lấy được nhằm tô vẽ lãnh tụ đã giác ngộ cách mạng từ lúc còn rất trẻ cũng là việc sai sự thật lịch sử”.

 

Dựa theo các tài liệu xác tín (19) do sử gia Daniel Hemery sưu tập và nhiều nguồn tài liệu khác, Bùi Tín cho thấy cuộc đời thực của Hồ Chí Minh tương phản hoàn toàn với bức họa của William J. Duiker.

 

Trên thực tế, Nguyễn Sinh Sắc (cha của Hồ Chí Minh) chưa từng tham gia đấu tranh. Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1863, mồ côi cha mẹ năm 1868, được ông đồ Hoàng Xuân Đường đem về nuôi dạy. Năm 1881, Nguyễn Sinh Sắc thành con rể của Hoàng Xuân Đường, được cha mẹ vợ tặng cho một số vốn ra sống riêng, theo đuổi con đường cử nghiệp nhưng tiếp tục lận đận. Năm 1893, ông đồ Hoàng Xuân Đường qua đời nên Nguyễn Sinh Sắc cùng vợ con trở về sống chung với mẹ vợ.

 

Ngoài 30 tuổi, Nguyễn Sinh Sắc mới đậu cử nhân kỳ thi Hương 1894, nhưng năm 1895 thi trượt kỳ thi Hội.

 

Năm 1898, Nguyễn Sinh Sắc lại thi trượt nên đổi tên là Nguyễn Sinh Huy và đổi tên hai con trai từ Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành.

 

Năm 1901, Nguyễn Sinh Huy thi Hội đậu Phó Bảng (20) và theo phép nước lúc đó, dân làng Kim Liên phải cất cho vị tân khoa một căn nhà lá 5 gian. Năm 1902, vợ Nguyễn Sinh Huy qua đời và năm 1904, Nguyễn Sinh Huy được bổ nhiệm làm một viên chức nhỏ trong bộ Lễ nên dẫn các con về Huế.

 

Tháng 5-1909, Nguyễn Sinh Huy được cử làm tri huyện Bình Khê, Bình Định, nhưng năm 1910 bị sa thải vì tội say rượu đánh đập đến chết một nông dân tên Tạ Đức Quang.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.