Hôm nay,  

Con Đường Tự Diệt

23/04/200600:00:00(Xem: 1471)

Năm 1984, bà Barbara W. Tuchman viết cuốn sách nhan đề: “The March of Folly” tạm dịch là: “Con đường tự diệt” (*) . Bà Tuchman nhắc lại những hành động điên rồ của con người qua lịch sử để chứng minh con người là một sinh vật có lẽ ngu ngốc và tàn ác nhất trong những sinh vật hiện hữu trên trái đất.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bà Tuchman nói đến sự độc đoán của con người, tham vọng quá đáng, sự suy thoái trước mắt ai cũng thấy (mà không làm gì cả) và nhấn mạnh đến sự “ngu xuẩn” và “ngoan cố” là hai tính chất mà theo bà Tuchman sẽ dẫn nhân loại đến bờ vực thẳm. Theo bà, trong chính trị tính ngu xuẩn và ngoan cố là cứ ù lì đi theo con đường ngược với quyền lợi của quốc gia.

 

Cuốn sách của bà Barbara Tuchman viết cách đây 26 năm, ít ai chú ý vì luận đề phức tạp. Bà Tuchman định nghĩa tính ngu xuẩn trong chính trị có hai tính chất. Thứ nhất nó không phải là sản phẩm của một cá nhân mà là sản phẩm của một tập thể, và thứ hai ngay trong thời điểm nó đang xẩy ra đã có nhiều người cảnh giác sự tai hại của nó, và đưa ra giải pháp giải quyết khác nhưng những người có quyền quyết định không chịu lắng nghe.

 

Tính ngu xuẩn chính trị, bà Tuchman viết, không lệ thuộc vào thời gian và nơi chỗ. Nơi nào, thời nào nó đều có thể xẩy ra dưới mọi hình thức trong suốt lịch sử có ghi chép của con người, dù đó là thời đại độc tài hay thời đại dân chủ.

 

Bà Tuchman đưa ra một vài thí dụ điển hình trong lịch sử như trong thời đại Renaissance (gọi là thời đại Phục Hưng) tại Ý, con người trở nên tin tưởng vào khả năng tự tạo hạnh phúc cho mình chứ không do một quyền lực siêu nhiên nào ban phát, thì trong vòng 60 năm từ 1470 cho đến 1530 sáu vị Giáo hoàng (trong đó có 5 vị gốc Ý) đã không chút quan tâm đến những biến chuyển tâm lý này và do đó mới có phong trào bỏ đạo để hình thành giáo phái Tin Lành kéo theo sau đó nhiều thế kỷ chết chóc cho thế giới Tây phương.

 

Một thí dụ khác là thái độ  kiêu ngạo và tự mãn của quốc hội Anh đã làm Anh quốc mất Mỹ châu. Bà Tuchman viện dẫn quyết định có tính quyết đoán kẻ cả mà quên nhìn vào thực tế của Quốc hội Anh quốc vào năm 1763 khi thông qua luật buộc người Anh ở thuộc địa Mỹ phải đóng thuế cho Anh hoàng. Vào thế kỷ thứ 18 người Anh sang định cư ở Mỹ vẫn xem mình là con dân của nước Anh, nhưng họ không chấp nhận quyền hành của quốc hội Anh vì họ không được phép bầu người đại diện vào quốc hội. Quyết định của quốc hội Anh đã làm cho toàn dân tại thuộc địa bắc Mỹ phẫn uất, kết quả làm nước Anh mất thuộc địa Mỹ và từ đó mất dần uy tín của một đại cường.

 

Khi bà Tuchman viết cuốn “The March to Folly” cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc đã 9 năm nhưng vết thương “hội chứng” gọi là hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome) vẫn còn và bà Tuchman đã dùng trường hợp Hoa Kỳ dính vào cuộc chiến đó là một trường hợp “làm mà không biết mình đang làm gì” của những nhà chính trị một thời được mệnh danh là “the bests and the brightests” của nước Mỹ.

 

Trước khi cuộc thế giới chiến tranh thứ 2 sắp kết thúc tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt quyết định đã đến lúc chấm dứt chế độ thuộc địa trên thế giới, nhất là quyết ý ngăn cản sự trở lại Đông Dương của chính phủ de Gaulle, dù Pháp dọa rằng nếu Mỹ không giúp Pháp lấy lại Đông Dương Pháp có thể ngả theo phía Liên bang Xô viết trong cuộc tranh chấp của hai phe thắng trận tại Âu châu. Tổng thống <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Rooseveltđang do dự thì ông đột ngột qua đời (15/4/1945) và sau đó các chính quyền Truman, Eisenhower nhượng bộ Pháp. Chỉ có tổng thống John F. Kennedy là người thấy trước được sự khó khăn mà Hoa Kỳ sẽ lãnh lấy trên vai người Pháp và đã tính toán việc rút ra khỏi Việt Nam, nhưng sau khi ông bị ám sát chết tháng 11 năm 1963 thì việc nước Mỹ dính vào cuộc chiến Việt Nam không còn là một vấn đề bàn cãi nữa mà trở thành một phần trong chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ. Bà Barbara Tuchman kết luận cuộc chiến Việt Nam làm cho hơn 50 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ và hằng triệu người Việt hai bên chiến tuyến chết là một cuộc chiến mà những người dẫn tới đó thật ra đã không ý thức rõ mình đang làm gì. Ông McNamara, một người trong cuộc đã bày tỏ sự trăn trở này trong cuốn In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam ông viết năm 1995.

 

Những chính thể cộng sản, nói là chính quyền của giới công nhân cũng hành động không khác gì các chế độ thời phong kiến, nếu không muốn nói tệ hại hơn. Dưới chính thể dân chủ quốc xã, Hitler và tập đoàn của ông đã giết 6 triệu người Do thái. Mao Trạch Đông với chương trình “bước nhảy vọt” đã có ảo mộng làm lò luyện thép trong từng ngôi xóm nhỏ để sản xuất cho kịp người Mỹ, nông dân bỏ đồng bỏ ruộng làm ít nhất từ 20 đến 30 triệu người dân chết đói. Và cái giá dân Nga trả để thiết lập thế giới đại đồng mộng tưởng của Lenine và sau đó là Stalin có lẽ đã nặng hơn những lỗi lầm và sự quá đáng của Nga hoàng nhiều (lúc bà Barbara Tuchman viết cuốn sách, Liên bang Xô viết chưa sụp đổ). Bà Tuchman không quên nhắc đến cuộc cách mạng Pháp năm 1789, cuộc cánh mạng dân chủ mẫu mực làm mất bao nhiêu bút mực trên thế giới cũng mau chóng trở thành một chế độ độc tài dưới danh nghĩa bảo vệ dân chủ khi luật sư Maximilien Robespierre nắm chắc được chính quyền.

 

Đặt vấn đề như vậy, bà Tuchman tự hỏi: Nếu biết bản chất của con người và chính quyền là như vậy tại sao những người hiền (the wise men) không tính trước để tránh những hậu quả tai hại đó.Theo bà Tuchman, nhà hiền triết Plato đã nghĩ đến vấn đề này và ông đề nghị đào tạo một lớp chuyên viên lãnh đạo chính trị, những người không phải chỉ được huấn luyện về nghệ thuật chỉ huy mà còn phải được huấn luyện và có truyền thống về một triết lý sống tốt đẹp.

 

Barbara Tuchman nói cái tồi tệ nhất trong chính trị là những đầu óc gần như gỗ đá, tin tưởng vào suy tưởng cho là tuyệt đối của mình. Nếu bà Barbara Tuchman có cơ hội quan sát hiện tượng về cái gọi là đại hội 10 của đảng Cộng Sản Việt Nam đang họp tại Hà Nội bà sẽ không ngần ngại ghi vào sách của bà đây là trường hợp đặc thù nhất của tính gỗ đá của trí tuệ. Trong thời gian chuẩn bị kéo dài hơn một năm, đảng Cộng Sản Việt Namnói sẽ thay đổi để hội nhập vào thế giới văn minh đang trên đà toàn cầu hóa. Một số người Việt có lòng trong và ngoài nước “tưởng thật” cũng đóng góp ý kiến với tất cả nhiệt tình và thiện chí. Nhưng “con voi đẻ ra con chuột”. Bản báo cáo chính trị của đại hội tái xác định nguyên tắc đi theo con đường “Mác Xít – Lêninít”, nói cách khác là vẫn đi theo con đường độc đảng, không đa nguyên, đa đảng, không bỏ điều 4 Hiến pháp. Và cái đại hội ồn ào đang diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 4 sẽ không khác gì hơn một hội đồng con nít “nói mà chơi”.

 

Cái điều lạ lùng mà những ai từng qua sát tình hình đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam không khỏi không ngạc nhiên là trước đại hội của đảng Cộng sản Việt Nam khoảng hai tuần lễ có một phong trào “tuyên ngôn dân chủ” và điều này cũng trùng hợp với  thời gian (từ ngày 12 đến ngày 17/4/20) một phái đoàn dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ do chính ông chủ tịch Hạ nghị viện Dennis Hastert hướng dẫn đến thăm Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn người ta thấy xuất hiện ba văn kiện liên quan đến việc đòi hỏi dân chủ, và quyền lập hội. Ngày 6/4/2006 là một bản gọi là “Lời kêu gọi đảng Cộng sản Việt Namcho phép thành lập chính đảng ở Việt Nam” do 116 người trong nước ký tên mà đứng đầu là các linh mục Công giáo. Hai ngày sau (8/4/2006), một bản văn khác chỉnh đốn hơn gọi là bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cũng lại được phổ biến từ trong nước (có lẽ vì thấy bản tuyên bố đòi lập chính đảng quá nặng mầu sắc tôn giáo). Chưa hết, ngày 15/4/2006 tại San José, California đảng Nhân Dân Hành Động lại họp báo và cho phổ biến một bản văn gọi là “Tuyên Ngôn Dân Chủ” do Phong Trào Dân Chủ Việt Nam ký tên và sau này được giải thích là do ông Trần Khuê soạn thảo.

 

Người Việt Nam trong và ngoài nước đã vui mừng khi đọc bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ ngày 8/4, nhưng còn hy vọng và chờ đợi hơn ở bản Tuyên Ngôn Dân Chủ phổ biến tại San José, hy vọng rằng nó báo hiệu một bước nhảy vọt trong cuộc tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam giống như bản Hiến chương 1977 của hơn 200 nhân sĩ Tiệp Khắc đã tạo ra cuộc cách mạng nhung tại xứ này gần 30 năm trước. Nhưng mọi người đã hết sức thất vọng vì nội dung bản Tuyên Ngôn Dân Chủ phổ biến ngày 15/4 tại Hoa Kỳ quá nghèo nàn và không nói được gì. Qua những gì ông Trần Khuê đã viết trong quá khứ (xem tập Đối Thoại do Hội Nhân Dân Việt Nam Chống Tham Nhũng phát hành năm 1993) không ai tin ông Trần Khuê, dù cho trong sự vội vàng tuyệt đối, là tác giả của một bản văn nghèo nàn như vậy.

 

Chưa thấy ai trong số 118 người ký yên trong bản Tuyên Ngôn Dân Chủ Tự do bị làm phiền phức, ngoại trừ ông Đỗ Phương Nam. Và linh mục Nguyễn Văn Lý (một người đấu tranh có nhiều “vấn đề” chưa được giải thích thỏa đáng trong thời gian ông ở tù và ngay cả trong nội bộ Giáo hội Công giáo) lên tiếng thay, giải thích về các phong trào dân chủ và tại sao lại có hai bản Tuyên Ngôn trong một thời gian ngắn như vậy. Bản giải thích của linh mục Nguyễn Văn Lý không giải thích được gì ngoại trừ muốn nói lên rằng hai nhân vật chính yếu của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam trong nước là ông Hoàng Minh Chính và Trần Khuê không còn chơi với nhau nữa. Ông Nguyễn Chính Kết giải thích thêm qua một lá thư gởi chung ra hải ngoại rằng có sự lỉnh kỉnh trong Phong Trào Dân Chủ là do quan niệm chính trị, tính quyết đoán và lề lối làm việc có tính cách cá nhân của linh mục Nguyễn Văn Lý.

 

Một giả thuyết cho rằng Phong Trào Dân Chủ Việt Nam muốn khai thác cơ hội, thứ nhất là sự bận rộn của đảng Cộng sản Việt Nam với đại hội 10 gần kề, thứ hai là áp lực do cuộc thăm viếng của phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ nên đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không thể hay không dám hành động gì. Nếu giả thuyết này đúng thì quả thật phong trào đấu tranh cho tự do và dân chủ còn phải phải học hỏi nhiều, trước hết là hiểu mình hiểu ta, thứ hai là tính ỷ lại vào ngoại bang. Và điều quan trọng hơn cả là qua những gì đã xẩy ra chúng ta không thể gạt bỏ gỉả thuyết rằng đảng Cộng sản Việt Namđã gài người và đang thao túng phong trào dân chủ mà mục đích chính là làm mất sự tin tưởng của người dân.

 

Cuốn sách của bà Barbara W. Tuchman là một cuốn sách đáng đọc, nhất là những nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Namtrong và ngoài nước để tránh cho phong trào dân chủ đang đi gần tới đích lại tự dẫn nhau vào con đường tự diệt. 

 

Trần Bình Nam

 

April 21, 2006

 

binhnam@sbcglobal.net

 

www.tranbinhnam.com

 

(*) Thật ra ý của bà Barbara Tuchman là: “Con đường ngu ngốc”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.