Hôm nay,  

Trận Phản Công Của Q.đoàn 1 Tại Mặt Trận Quảng Trị 9/72

27/08/199900:00:00(Xem: 6283)
* Diễn tiến chiến dịch Lam Sơn 72:
Như đã trình bày, ngày 28 tháng 6/1972, trung tướng Ngô Quang Trưởng-tư lệnh Quân đoàn 1, đã khởi động chiến dịch Lam Sơn 72 để tái chiếm Quảng Trị. Lực lượng chính của kế hoạch tổng phản công là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến. Trong 30 ngày đầu của chiến dịch, giao tranh đã diễn ra quyết liệt giữa các đơn vị Nhảy Dù và Cộng quân khi các tiểu đoàn Nhảy Dù mở các cuộc tấn công vào các cụm điểm kháng cự của CQ tại Hải Lăng, La Vang, vòng đai thị xã tỉnh lỵ và bên ngoài Cổ Thành. Cộng quân đã lộ rõ ý đồ cố chiếm giữ Quảng Trị đến người cuối cùng, tiếp tục tăng cường lực lượng phòng thủ quanh thành phố này, các mũi tấn công của lực lượng VNCH bị khựng lại.
Trước tình hình của chiến trường, trung tướng Trưởng đã lượng định rằng không thể triệt thoái một lần nữa mà không chấp nhân hoàn toàn thảm bại, lực lượng VNCH thuộc quyền của Quân đoàn 1 chỉ còn một con đường độc nhất là phải tái chiếm Quảng Trị. Để thực hiện quyết tâm đó, trung tướng Trưởng đã thay đổi kế hoạch. Theo lời tự thuật của trung tướng Ngô Quang Trưởng trong bài viết cho Trung tâm Quân sử Lục Quân Hoa Kỳ, được phổ biến trong cuốn The Easter Offensive of 1972, và cuốn Chiến Trận Mùa Hè 1972 do ông Trần Phan Anh chủ biên, chi tiết về kế hoạch mới của chiến dịch Lam Sơn 72 đã được vị tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 1 ghi nhận như sau.

* Tướng Ngô Quang Trưởng và sự thay đổi kế hoạch tấn công
Tôi (trung tướng Trưởng) trực tiếp chuyển giao vùng trách nhiệm và ủy nhiệm nỗ lực chánh cho Sư đoàn Thủy quân Lục chiến. Cuộc tấn công mang một khái niệm mới nhưng nhiệm vụ như trước. Tôi kết luận rằng nếu Cộng quân thực sự chọn lựa cố thủ thành phố và tập trung các lực lượng chiến đấu tại đó, địch quân đã cho tôi cơ hội hoàn thành nhiệm vụ sử dụng hỏa lực tuyệt hảo của Đồng minh Hoa Kỳ.
Tôi sửa đổi kế hoạch. Sư đoàn Thủy quân Lục chiến lãnh nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng Cộng quân trong thành phố. Để bảo toàn lực lượng, Sư đoàn TQLC thiết lập một tuyến phòng thủ vững chắc dọc theo vòng đai vàng (phòng tuyến giai đoạn). Sư đoàn Nhảy Dù bảo vệ phòng tuyến Thạch Hãn hướng Tây thị xã Quảng Trị, lãnh nhiệm vụ tiêu diệt sư đoàn 304 CSBV, tái chiếm căn cứ Barbara và căn cứ hỏa lực Anne, cắt đường tiếp tế và tăng viện của CQ từ hướng Tây, đồng thời bảo vệ Quốc lộ 1-trục tiếp vận chính của Quân đoàn 1.
Do Cộng quân quyết tử thủ, việc tái chiếm lại thị xã Quảng Trị đã trở thành một nỗ lực khó khăn và liên tục, kéo dài đến tháng 9/1972. Đến thời gian này, tất cả các lực lượng CQ tại Quảng Trị và Thừa Thiên đã có đến 6 sư đoàn bộ chiến: 304, 308, 324B, 325, 320B và 312 CSBV. Sư đoàn 312 CSBV đã được di chuyển từ Hạ Lào và điều động vào chiến trường Quảng Trị cùng với các thành phần bổ sung cho các sư đoàn khác. Một trận thư hùng không thể tránh được. Nhưng lực lượng thì không cân xứng, Cộng quân có hơn quân số cần thiết để bao vây giữ chân hai sư đoàn VNCH, và là những sư đoàn giỏi nhất của chúng tôi.
Trước các tham vọng của CQ biểu thị qua các cuộc đụng độ dữ dội và các trận địa pháo kinh hồn với số lượng đạn bắn trung bình mỗi ngày hàng ngàn trái, các lực lượng Quân đoàn 1 vẫn giữ đều cường độ tấn công. Chuyện này có thể thực hiện được bởi vì chúng tôi luân phiên hoán đổi các đơn vị tiền phương, cho từng đơn vị một thời gian để nghỉ ngơi và tái trang bị. Về sự cân bằng lực lượng, dù sao Cộng quân vẫn còn trên chân quá xa, có lúc chúng tôi tự hỏi, có cần phải tăng cường thêm lực lượng cho Quân đoàn 1" Bộ Tổng tham mưu cũng có nghiên cứu để có thể di chuyển một sư đoàn Bộ binh từ Quân khu 4 (miền Tây Nam phần) ra Quân khu 1, nhưng sau cùng phải hủy bỏ vì không thực hiện được hay không cần thiết. Tình hình chiến sự trên toàn vùng miền Nam Việt Nam vào lúc nghiêm trọng đó đã không cho phép bộ Tổng tham mưu di chuyển một đại đơn vị nào vì sẽ làm suy yếu quân khu đó.


Hình như cả hai sự kiện gồm sự đối nghịch của quân thù và sự kéo dài của chiến dịch đã làm ảnh hưởng các quyết định và tư thế chiến thuật của Quân đoàn 1, tuy nhiên tôi tin tưởng rằng đó chỉ là thời gian bởi vì tất cả yếu tố thành công đều tập trung ở những điểm này: tổ chức một hệ thống kiểm soát và chỉ huy vững chắc, một bộ Tham mưu thích ứng, và sự yểm trợ đầy đủ. Các cuộc thư hùng bùng nổ giữa lực lượng chúng tôi và Cộng sản cho các mục tiêu “hấp dẫn” có thể có lợi cho chúng tôi; giá sử nếu như chúng tôi thành công tái chiếm lại Quảng Trị trong vài ngày đầu của chiến dịch, thì chiến trường sẽ không thể lôi cuốn một lực lượng hùng hậu của Cộng quân, và 6 sư đoàn CSBV có thể chuyển hướng về vùng Tây Nam Huế. Đây là điều mà tôi lo lắng nhất bởi vì lực lượng phòng thủ của Quân đoàn 1 tại địa thế hiểm trở đó đã bị tổn thất. Thế nhưng khi tập trung vào Quảng Trị, các sư đoàn CQ đã trở thành những mục tiêu “ngon lành” cho các hỏa lực kết hợp của Pháo binh, Không quân chiến lược và Không quân chiến thuật B 52.
Khi chiến dịch phản công đến tuần thứ 10 vào tháng 9 mà không tạo được một kết quả cụ thể nào, tôi quyết định rằng các sự trì trệ đã kéo dài quá đủ. Các lực lượng Cộng quân vào lúc đó đã bị thiệt hại nặng nề bởi hỏa lực hùng hậu được xuất phát từ các B 52, Không quân chiến thuật, Pháo binh và Hải pháo. Tôi tin tưởng rằng một nỗ lực mới bởi Quân đoàn 1 sẽ có thêm nhiều cơ hội để thành công lớn hơn. Một chiến thắng vào lúc này không những làm tăng thêm tư thế chiến lược cho QL/VNCH mà còn đem lại một ý nghĩa chính trị tốt đẹp hơn. CQ đã bị thảm bại tại An Lộc và Kontum.

* Cuộc tổng phản công quyết định chiến trường:
Cũng theo tài liệu của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng, đối chiếu với tài liệu của cựu trung tá Trần Văn Hiển nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn TQLC và đặc san Sóng Thần, cuộc tổng phản công quyết định chiến trường được lược ghi như sau.
Để hỗ trợ cho cuộc tấn công vào mục tiêu chính đồng thời để ngăn chận các cánh quân tăng viện của CSBV, sáng ngày 8 tháng 9/1972 bộ Tư lệnh Quân đoàn đã tổ chức 3 cuộc hành quân riêng rẽ với diễn tiến như sau:

- Cuộc hành quân thứ nhất với lực lượng của Sư đoàn Nhảy Dù: Theo kế hoạch, 1 lữ đoàn Nhảy Dù tung ra cuộc hành quân tái chiếm 3 căn cứ quân sự trước đây của Quân lực VNCH nằm trong địa bàn của yếu khu La Vang, ở hướng Nam Cổ Thành Quảng Trị. Từ những vị trí tái chiếm này, lực lượng Nhảy Dù sẽ tạo một vòng đai bảo vệ hữu hiệu từ hướng Nam cho các đơn vị TQLC tại mặt trận thị xã Quảng Trị.

- Cuộc hành quân thứ hai với nỗ lực chính là liên đoàn 1 BĐQ. Liên đoàn này đã Quân đoàn 1 được điều thay thế lữ đoàn 147 TQLC từ đầu tháng 9 để ngăn chận trục lộ tiếp vận của Cộng quân theo hương lộ 560. Ngày 8 tháng 9/1972, liên đoàn 1 BĐQ bung rộng khu vực kiểm soát. Một tiểu đoàn tiếp tục án ngữ chận các giao lộ tiếp vận của địch, hai tiểu đoàn hành quân về hướng Đông Bắc để tấn công vào các trạm hậu cần Cộng quân.

- Cuộc hành quân thứ ba diễn ra tại gần Cửa Việt tỉnh Quảng Trị. Đây là một cuộc hành quân nghi binh để đánh lạc hướng phán đoán của bộ tư lệnh quân khu Trị Thiên của CSBV. Theo đó, 1 đơn vị TQLC được di chuyển ra Hạm đội 7 ở ngoài khơi, từ đây, với sự yểm trợ của Hải quân Hoa Kỳ, tiến hành một cuộc tấn công thủy bộ “không hoàn tất” vào bãi Bắc ở Cửa Việt- một cửa biển của tỉnh Quảng Trị.

Tất cả 3 cuộc hành quân trên đều nhằm mục đích hỗ trợ cho cuộc hành quân chánh tấn công vào Cổ Thành diễn ra ngày hôm sau. Lực lượng tham dự cuộc tổng phản công là 2 lữ đoàn Thủy quân Lục chiến: lữ đoàn 258 và lữ đoàn 147.
Ngày 9 tháng 9/1972, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến khởi động cuộc tấn công chính vào Cổ Thành: lữ đoàn 147 mở cuộc tấn công từ hướng Đông Bắc xuống với hai tiểu đoàn 3 và 7; lữ đoàn 258 tung 2 tiểu đoàn 6 và 9 tấn công từ hướng Đông Nam lên, còn tiểu đoàn 1 TQLC từ hướng chính Nam tiến quân. Lúc đầu, sự chống trả của CQ đã làm chậm bước tiến của TQLC. Rạng sáng ngày 14 tháng 9/1972, một cánh quân của tiểu đoàn 6 TQLC đã đột nhập vào một vách tường Đông Nam Cổ Thành, và trong ngày thêm nhiều thành phần TQLC tràn qua lỗ hổng và mở liên tiếp các mũi tấn công vào mặt Đông và Nam. Vào ngày 15 tháng 9/1972, sau khi phối hợp, hai tiểu đoàn 3 và 6 TQLC dàn quân càn quét phía Tây. Trong đêm 15/9, TQLC đã kiểm soát được Cổ Thành sau khi đã thanh toán các ổ kháng cự còn lại của CQ. Cuối cùng, vào 8 giờ sáng ngày 16/1972, ngọn cờ Vàng 3 Sọc Đỏ đã được một tiểu đội thuộc tiểu đoàn TQLC dựng lên Cổ Thành (trại Đinh Công Trại), kết thúc trong vinh quang chiến dịch Lam Sơn 72 tái chiếm Quảng Trị. (Chi tiết về các trận đánh của TQLC từ 9/9 đến 15/9/1972 đã được trình bày trong bài viết giới thiệu chiến tích của Sư đoàn TQLC tại mặt trận Quảng Trị).

Kỳ sau: Không quân Việt-Mỹ trong trận chiến Mùa Hè 1972 ở Quảng Trị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.