Hôm nay,  

Sách Hay Để Đọc: Màu Tím

26/09/200300:00:00(Xem: 5822)
wk_09262003_3wk_09262003_4
Hình 1: Alice Walker, nhà văn gốc Phi châu, tác gỉa cuốn tiểu thuyết The Color Purple.
Hình 2: Poster của cuốn phim do Steven Spielberg thực hiện dựa trên tác phẩm cùng tên của bà Alice Walker.

Màu Tím, Nguyên Thi
Chuyển Ngữ từ Tác Phẩm The Color Purple của Alice Walker , Tác Phẩm đã đoạt được hai giải thưởng văn chương cao quý nhất của Hoa Kỳ:
- Giải Pulitzer năm 1982
- Giải The American
Book Award For Fiction.
"Chúa ơi,
Con mười bốn tuổi. Con lúc nào cũng là một đứa con gái ngoan. Xin ngài làm một dấu hiệu gì để con hiểu chuyện gì đã xẩy ra cho con"....
"Chúa ơi,
Ổng làm như ổng không muốn thấy mặt con nữa. Chửi con là con quỷ và là đồ vô tích sự. Ổng lại bắt đứa con kế của con, lần này là một thằng con trai. Nhưng con nghĩ là lần này ổng không giết nó. Ổng bán cho một người đàn ông có vợ nào đó ở Monticello. Vú con đầy sữa chảy xuống ướt mình mẩy. Ổng nói mày không đàng hoàng chút được hả. Bận thêm cái gì coi. Nhưng con bận cái gì đây" Con không có một cái gì hết.
Con muốn ổng kiếm được ai đó mà lấy đi. Con thấy ổng bắt đầu dòm ngó em gái con. Nó sợ lắm. Nhưng con nói con sẽ lo cho nó. Với Chúa giúp đỡ".
Những bức thư của một con bé mười bốn tuổi gửi cho Chúa đã bắt đầu The Color Purple của Alice Walker. Trong ngôn ngữ của con bé mười bốn tuổi, "ổng" tức là cha, và "đứa con kế của con" là đứa con của con bé với người mà nó nghĩ là cha ruột.
Những lời lẽ ngây ngô của con bé mười bốn tuổi đã làm tôi bàng hoàng.
Con bé tên là Celie. Lúc hạ sanh đứa con đầu lòng, má của Celie hỏi nó: "Con nó là con ai"" Con Celie trả lời má nó con đó là con của Chúa. Má nó chết trên giường bệnh không lâu sau khi nghe câu trả lời của nó. Má nó chết vì nghen, tức. Dĩ nhiên rồi, vì làm sao mà Chúa có thể là ba của đứa nhỏ được. Còn con Celie, nó đâu có biết người đàn ông nào khác ngoại trừ cái người mà nó gọi là "ổng".
Tôi tìm đến với Màu Tím như một sự tình cờ. Một buổi chiều nào đó tôi tìm mua một cuốn sách hay để đọc và Màu Tím đập vào mắt tôi với dòng tựa "Hai giải văn chương cao quý nhất của Hoa Kỳ". Tôi nhớ đã đứng lại trong hiệu sách khá lâu để đọc những trang sách đầu. Cuối cùng tôi quyết định mua cuốn sách, lý do chính không phải vì hai giải văn chương cao quý đã từng được trao tặng cho tác giả và tác phẩm mà chính vì những lời lẽ ngây ngô của con bé Celie.
Con bé Celie là một con bé da đen. Đứa em gái của nó, Nettie cũng da đen. Nhưng con Nettie khôn hơn Celie. Con Nettie biết bỏ trốn trước khi "ổng" đụng tới người nóù. Con Nettie bỏ trốn để đi truyền đạo với những người Mỹ Trắng, bỏ lại chị ruột với một ông chồng gần bằng tuổi "ổng". "Ổng" bán Celie cho người đàn ông bằng tuổi cha của nó với lý do con Celie xấu lắm. Còn người đàn ông bằng tuổi cha Celie đã lấy nó vì lý do: "Nó quen làm việc nặng. Nó ở sạch. Nó mạnh khỏe lắm. Và anh muốn làm gì nó thì làm, sao cũng được".
Em gái phải bỏ trốn. Chính mình phải lấy một người đàn ông đã có bốn đứa con và ngày cưới đã bị thằng con riêng lớn nhất lấy đá chọi bể đầu, con bé mười bốn tuổi Celie ngày nào cũng phải viết một lá thư cho Chúa. Ngày nào cũng phải gọi "Chúa ơi" để mong ngài cứu vớt linh hồn của nó. Con bé tội nghiệp, nó không hề có bạn.


Cho tới một ngày Shug Avery xuất hiện. Shug Avery, người đàn bà mà con Celie cho là đẹp nhất trong đời và cũng chính là tình yêu duy nhất trong đời của Celie. Celie yêu Shug Avery. Shug Avery cũng yêu nó. Shug Avery yêu Celie nhưng cùng lúc cũng yêu chồng Celie không kém. Shug, cô ca sĩ thời trang nóng bỏng đã tập cho Celie mặc quần Jean, đã ôm ấp, âu yếm Celie cùng lúc van vỉ Celie đừng giết chồng. Celie muốn giết chồng chỉ vì một lý do rất giản dị, nó không muốn chồng làm bẩn Shug, người đàn bà tinh khiết nhất trong cuộc đời của nó.
Con bé Celie đã yêu người đàn bà gấp đôi, gấp ba lần tuổi của nó bằng tình yêu xác thịt với một ý nghĩ ngây dại. Ngoại trừ Shug Avery, đâu có ai bao giờ dịu dàng với nó như vậy. Ngay cả mẹ ruột của nó cũng chưa từng bao giờ ôm ấp nó như Shug đã từng. Năm 1982, khi đồng tính luyến ái còn là một điều cấm kỵ của xã hội, The Color Purple đã ra đời, trần trụi, bất kể...
Tôi không có ý định kể lại cốt truyện vì không thể nào tôi có thể lột tả được những nét chân trong truyện, và hơn hết, tôi cũng không có can đảm đó. Cách đây không lâu, tôi có bàn với một người bạn da đen về The Color Purple. Trong cuộc đối thoại tôi có rủ cô thuê cuốn phim The Color Purple về coi. The Color Purple (Đạo diễn: Steven Spielberg, Diễn viên chính: Whoopi Goldberg, trình chiếu lần đầu vào năm 1985 và hiện nay đã có mặt dưới dạng DVD) là tên của phim được quay theo The Color Purple của Alice Walker và có cùng tựa. Cô bạn da đen sau khi biết chắc chắn tôi rất muốn coi cuốn phim đó đã nói với tôi cô đã từng coi cuốn phim đó rồi, vàkhông bao giờ cô muốn coi lại nó nữa bởi vì nó buồn quá.
Tôi đọc The Color Purple qua Màu Tím. Cô bạn của tôi đọc The Color Purple qua cuốn phim cùng tựa. Và cả hai chúng tôi đều có cùng ý nghĩ "nó buồn quá". Mặc dù The Color Purple là một cuốn sách có hậu, nó vẫn làm cho tôi thốn dạ, xót lòng không biết bao nhiêu lần khi đọc nó lần thứ hai để giới thiệu tới độc giả của Weekend.
Có thể bạn đọc sẽ hỏi chính người giới thiệu cũng không dám đọc lại cuốn sách lần thứ hai, vậy thì tại sao lại giới thiệu nó tới những độc giả khác"
Câu trả lời của tôi là, khi đọc một cuốn sách tôi chỉ biết cuốn sách hay hoặc không hay, nên đọc hay không nên đọc mà thôi. Cuốn sách hay là cuốn sách nên và đáng được đọc. The Color Purple là một cuốn sách vừa hay, vừa có giá trị nên nó đáng được đọc và trân quý.
The Color Purple được chuyển ngữ qua Việt Ngữ là một điều may mắn cho các độc giả người Việt. Và dịch giả của tác phẩm là Nguyên Thi lại là một điều may mắn hơn. Tuy không hề biết Nguyên Thi là ai, tôi vẫn xin cảm ơn vì Nguyên Thi đã lột tả được nguyên tác với sự chân thật và tinh giản nhất.
Ba ngày trước, tôi có mang Màu Tím tới office của một văn phòng bác sĩ Mỹ. Tôi để cuốn sách lên bàn, sau vài tiếng đồng hồ đã có hơn năm người hỏi tôi: "Đọc cuốn sách chưa, thấy làm sao"" Tôi trả lời thấy hay lắm. Họ cũng gật đầu, ừ cuốn sách này rất hay, rất đáng để đọc. Tôi mong độc giả của Weekend cũng sẽ đọc và trân quý The Color Purple, Màu Tím như tôi đã trân quý.-

Thụy Nhã

Ý kiến bạn đọc
21/05/201309:23:44
Khách
Tôi muốn tìm mua truyện nhưng không biết sách hiện có bán tại hệ thống nhà sách nào vậy ạ?!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.