Hôm nay,  

Chúa Chịu Cực Hình

04/03/200400:00:00(Xem: 5658)
Cuốn phim "The Passion of the Christ" (Chúa Chịu Cực Hình) của Mel Gibson là một sự thành công đáng kể về số doanh thu của kỹ nghệ điện ảnh Mỹ. Chỉ trong 5 ngày đầu nó đã thu về 125.2 triệu đô-la, qua mặt cả cuốn phim "The Lord of the Rings: The Return of the King" chiếm nhiều giải Oscar nhất trong Đại hội Diện ảnh Hollywood cuối tuần qua. Phim này trong thời gian đầu tương tự thu về 124.1 triệu. Từ xưa đến nay, có tới mấy chục cuốn phim thuật lại cuộc đời dưới thế của Chúa Jesus Christ theo Kinh Thánh, nhưng phim "The Passion" tỏ ra lẫy lừng nhất, được nhiều người xem nhất. Lý do vì đâu vậy"
Vài ngày trước khi được chiếu công khai, phim đã được ra mắt một số khán giả hạn hữu gồm đại diện các ngành kể cả tôn giáo và sau đó đã có những cuộc tranh cãi sôi nổi dược giới truyền thông Mỹ phản ảnh rầm rộ khiến cuốn phim được dư luận chú ý. Có tranh cãi là có báo chí Mỹ chiếu đèn rọi vào, thành ra khỏi tốn tiền mua quảng cáo. Có hai đề tài tranh luận về cuốn phim. Thứ nhất, một số dư luận lo ngại phim có thể khơi động trở lại phong trào bài Do thái, vì phim có vẻ cho thấy dân Do thái chớ không phải Đế quốc La Mã đã giết Chúa. Thứ hai, cảnh Chúa bị hành hình có quá nhiều màn hành hạ Chúa, máu đổ ghê rợn, giống như các loại phim bạo lực chớ không phải một phim về sự tích tôn giáo. Chúng tôi muốn điểm qua một vài dư luận về hai đề tài này, trước khi nói lên ý kiến riêng theo cách tư duy thuần túy đạo lý Á đông.
Mel Gibson từ lâu là một tài tử ăn khách của điện ảnh Mỹ, chuyên đóng những vai người hùng nghĩa hiệp đơn độc, với những màn bạo lực đẫm máu có khi tử nạn một cách ghê rợn như trong cuốn phim Braveheart (1995) đã từng được giải Oscar phim hay nhất, do ông sản xuất và thủ vai chính. Trong phim này, người anh hùng dân tộc Scotland là William Wallace (do Gibson đóng) đã bị hành quyết một cách tàn bạo không khác gì vai Chúa Jesus bị hành hình trong "The Passion". Tôi không nghĩ Gibson làm cuốn phim mới này với tư tưởng bài Do thái. Chính Gibson đã lên tiếng cải chính và các giới chức Vatican cũng nói cuốn phim đã theo đúng các sách Phúc âm trong Thánh kinh. Vả lại nếu hỏi ai đã giết Chúa thì phải nói cả Đế quốc La Mã cầm quyền cai trị và Thượng hội đồng Giáo sĩ Do thái thời đó phải chịu trách nhiệm. Đổ lỗi cho dân Do thái nói chung là vô lý. Chính Chúa Jesus và các tông đồ buổi đầu cũng là người Do thái. Nhiều người Do thái lúc đó đã bỏ đạo cũ mà đi theo đạo Chúa.

Phim "The Passion" chú trọng vào khoảng thời gian 12 tiếng đồng hồ cuối cùng cuộc đời Chúa ở trần thế. Phim dài chúng 1 tiếng rưỡi, trong đó 30 phút kể từ khi Chúa bị kết án cho đến khi Chúa bị giết là những vụ hành hạ rất bạo ngược, máu của Chúa chảy chan hòa trên Thánh giá. Việc Chúa bị đánh bằng roi chỉ được nói đến bằng 3 giòng chữ trong cả bốn cuốn Phúc Âm, nhưng trong phim đã kéo dài đến 9 phút đồng hồ. Đây là cảnh đau thương nhất, gây nhói đến con tim mọi người kể cả những ai không theo đạo Chúa. Một số người tỏ ý chê trách đạo diễn Gibson đã làm nổi bật cảnh máu đổ thịt rơi của Chúa, tuy đúng sự thật theo Thánh Kinh nhưng quá đáng khiến cuốn phim mất đi khía cạnh hiền hòa đầy tình thương của loại phim tôn giáo. Chúng tôi nghĩ "The Passion" chỉ là một phim ảnh của Hollywood và Gibson tuy là một người Công giáo rất ngoan đạo, vẫn có nhu cầu làm sao cho phim thu được nhiều tiền. Phim bạo lực Mỹ vẫn thu hút được nhiều lớp khán giả trẻ, nay phim Chúa bị hành hình còn thu hút thêm rất đông các cộng đồng Thiên chúa giáo, lẽ tất nhiên phim sẽ thành công lớn. Hình ảnh Chúa bị đóng đinh trên Thánh giá vẫn có sức truyền cảm mạnh về sự nhiệm mầu Chúa sẵn sàng chết để cứu chuộc nhân loại.
Tuy nhiên phim "The Passion" vẫn còn một số thiếu sót. Căn cứ vào Thánh Kinh Tân Ước, sự hình thành của Thiên chúa giáo là nhờ ở ba yếu tố rất quan trọng. Thứ nhất là những lời rao giảng và những phép lạ của Chúa, thứ hai là Chúa đã Phục Sinh, thứ ba Chúa đã hiện ra sau khi sống lại và lên Trời. Nếu Chúa chỉ chịu chết để cứu rỗi nhân loại mà không có những yếu tố trên có lẽ chẳng ai biết đến Chúa. Trong cuốn phim của Gibson, hoàn toàn không có những điều đó mà chỉ nhằm vào cảnh đánh đập rất dã man trước khi Chúa bị hành hình.
Với những tình tiết như trên về cuốn phim "The Passion", chúng tôi có một chút suy tư tóm gọn trong mấy chữ: "Hình không quan trọng bằng ý". Hình là ngoại cảnh để chúng ta thấy, nhưng nếu nhìn hình mà không hiểu được ý thì cũng chẳng có ích là bao, có khi còn có hại vì hoang tưởng. Thiên chúa giáo từ hai ngàn năm qua ở phương Tây đã góp phần rất quan trọng vào tiến trình xây dựng văn minh nhân loại. Căn bản của Thiên chúa giáo là cuốn Tân ước được viết ra vào khoảng cuối thế kỷ 1, nghĩa là gần một trăm năm sau khi Chúa Jesus Christ đã về Trời. Đây là những hình ảnh được mô tả hay những điều nghe thấy do các vị tông đồ viết lại bằng cổ tự Do thái. Tân ước là cuốn sách có nhiều người đọc nhất trong bất cứ thời đại nào và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ngày nay chúng ta đọc kinh sách tôn giáo mà không hiểu cho thấu những lời dạy của các đấng chí tôn khai sáng đạo thì chẳng khác nào xem những phim điện ảnh câm hay nói bằng những ngôn ngữ xa lạ. Nếu không có ý, hình cũng vô dụng.
Cuốn phim "The Passion" đã chọn đúng thời điểm để câu khách. Buổi chiếu đầu tiên chọn vào ngày thứ tư chớ không theo thông lệ chọn ngày cuối tuần. Đó là vì ngày thứ tư tuần qua là ngày Thứ Tư Tro của Thiên chúa giáo. Sự lựa chọn này rất khôn khéo vì chỉ riêng ngày đó số doanh thu đã lên đến 26 triệu đô, thừa đủ vốn cho Gibson đã bỏ ra 25 triệu tiền túi để làm phim. Sau Thứ Tư Tro là Mùa Chay kéo dài đến lễ Phục Sinh ngày 11-4. Xem ra "Chúa Chịu Cực Hình" còn giúp Gibson vớ bộn. Theo dự liệu "The Passion" có thể thu từ 300 đến 350 triệu đô la chỉ riêng ở Mỹ và Gia Nã Đại. Tôi vốn không ưa phim bạo lực tàn nhẫn, nhưng vẫn muốn đi coi. Hãy trả về cho Hollywood những gì của Hollywood.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người dân VN vì sống ở quê nhà khổ quá nên ai cũng muốn tìm đường đi ra nước ngoài để làm ăn kiếm tiền giúp bản thân và gia đình, vì vậy mới dễ làm mồi cho các cá nhân và tổ chức buôn người lợi dụng, như trường hợp ông Lâm Nguyên Bách ở tỉnh Phú Yên bị gạt đi di dân lậu qua Mỹ rồi phải quay về để tiền mất tật mang
Hôm 13 tháng 11 là ngày bắt đầu phiên xử Luật Sư Trần Vũ Hải tại Nha Trang, nhưng công an đã bao vây tại phiên tòa không cho ai vào dự kể cả phóng viên báo quốc doanh
Westminster (Bình Sa)- - Tối thứ Ba ngày 12 tháng 11 năm 2019, tại hội trường Thành Phố Westminster số 8200 Westminster Blvd CA.92683, Nhóm Westminster United do ông David Johnson, phát ngôn viên của nhóm đã tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa vận động cử tri tham gia ghi tên bãi nhiệm ba vị dân cử thành phố, bao gồm Thị trưởng Tạ Đức Trí, Phó thị trưởng Kimberly Hồ, và Nghị viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Hậu về ôm bà Hai nức nở thủ thỉ: - Con khổ quá mẹ, bác sĩ nói con vô sinh!
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Phật tử đến chùa đã quen dần với hình ảnh Đức Phật Di Lặc có sáu chú điệu (lục tặc: 6 tên giặc) chơi giỡn, thọc loét và ngoáy rún của ngài. Hình ảnh đã để lại một bài học chánh niệm tự tại rất dễ thương.
Ngày 09 tháng 11 năm 1989 – nhân dân Đức hai miền đã phá sập bức tường Bá Linh. Một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất nước Đức sau đó 11 tháng và một loạt cách mạng lật đổ chế độ CS độc tài các nước Đông Âu và Liên Xô.
Nền kinh tế Anh tăng trưởng yếu nhất gần 1 thập kỷ trong quý 3 vừa qua, khi những bấp bênh xung quanh vụ "ly dị" chưa có hồi kết giữa Anh với Liên minh Châu Âu (EU) – hay còn được gọi là Brexit - tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế.
MEXICO - TT Morales bị tố cáo gian lận bầu cử, bị quần chúng xuống đường biểu tình bao vây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.