Hôm nay,  

Lộ Trình Dân Chủ Iraq

26/02/200400:00:00(Xem: 4637)
Việc không tìm thấy vũ khí tàn sát hàng loạt (WMD) sau khi chế độ Saddam Hussein bị đánh tan từ 10 tháng qua vẫn là một gánh nặng cho TT Bush trong mùa tranh cử năm nay và rất có thể nó sẽ ám ảnh cuộc bầu cử vào cuối năm, nếu bom khủng bố vẫn tiếp tục nổ và máu của lính Mỹ tiếp tục chảy nhỏ giọt. Câu hỏi đặt ra là có nên quyết định tiến đánh và chiếm đóng Iraq dựa theo những tin tức tình báo chưa được xác thực và bất chấp ý kiến những nước đồng minh cố hữu của Mỹ ở Âu châu hay không" Nhưng dù sao đây là chuyện đã rồi, không có cách nào thay đổi được quá khứ. Hãy tạm gác nó sang một bên để đối phó với vấn đề cấp bách ngay trước mắt: xây dựng dân chủ cho Iraq để nước này sống trong hòa bình và ổn định, giúp Mỹ thoát được nạn tốn tiền và máu.
Theo kế hoạch đầu tiên, hồi tháng 7-03 Mỹ chỉ định một Hội đồng Cai trị Lâm thời. Đến ngày 15-11-03 Mỹ thỏa hiệp sẽ trao chủ quyền chính thức cho Hội đồng vào ngày 30-6-04 để tổ chức bầu cử theo cách thức các tỉnh địa phương chọn trước các ứng cử viên ra tranh cử vào Quốc hội lâm thời. Đồng thời Hội đồng Cai trị sẽ ký với Mỹ một thỏa ước để quân Mỹ đóng quân ở Iraq giúp đỡ việc xây dựng dân chủ. Đây là một kế hoạch đẹp, vì cách bầu cử gián tiếp như vậy sẽ phân phối đồng đều ứng cử viên theo diện tích lãnh thổ chớ không theo những phe đảng tôn giáo và chính trị thường có đa số dân tập trung ở một số khu vực nhất định. Điều này sẽ tránh được phe Hồi giáo Shiite chiếm 60% dân số đưa ra một số ứng cử viên nhiều hơn tất cả các phe phái khác họp lại. Hơn nữa khi Hội đồng Cai trị - do Mỹ chỉ định - ký thỏa hiệp mời quân Mỹ ở lại, lúc đó quân đội Mỹ sẽ có danh chính ngôn thuận là "khách mời" đến giúp, để khỏi bị mang tiếng là "quân chiếm đóng" vốn là cái cớ để phe khủng bố hô hào dân Iraq nổi loạn tấn công.
Nhưng kế hoạch này chỉ là một ước mơ không thành. Đại trưởng giáo Ali al-Sistani, lãnh tụ tôn giáo rất có thế lực của Hồi giáo Shiite (đã từng bị Hồi giáo Sunni của Saddam đàn áp dữ dội) đã chống đối kế hoạch và đòi phải có bầu cử trực tiếp ngay, trước ngày trao chủ quyền 30-6 năm nay. Đồng thời chính những nhân vật do Mỹ chỉ định vào Hội đồng Cai trị cũng e ngại, nói họ không thể thương thuyết một thỏa ước "mời quân Mỹ ở lại", vì đó là nhiệm vụ của một chính phủ chính thức sẽ được lập ra sau bầu cử. Kế hoạch của Mỹ gặp thế kẹt nên đành phải đổi. Bầu cử trực tiếp trước ngày 30-6 năm nay là quá gấp không thể nào làm kịp. Và nếu không kịp, làm sao Mỹ có thể rút bớt một số quân trước cuối năm nay, khi có cuộc bầu cử Tổng Thống ở Mỹ"

Ở đây chính phủ Bush bỗng có một sáng kiến mới. Đó là mời LHQ nhúng tay vào việc này để giúp Mỹ. Sáng kiến này cũng báo hiệu một sự chuyển dịch lập trường rất quan trọng của Mỹ. Trước đây Mỹ đã coi rẻ vai trò của LHQ và TT Bush đã từng bảo Hội đồng Bảo an "đứng sang một bên" để Mỹ đem quân tấn công Iraq. Nhưng bây giờ chính phủ Mỹ đã thấy sự thật là không thể đơn phương giải quyết vấn đề chính trị hậu Saddam nên đành phải nhờ LHQ cử phái đoàn đến điều tra xem với tình hình an ninh Iraq hiện nay có thể tổ chức bầu cử được không" Câu trả lời như đã có sẵn với các vụ nổ xe bom hầu như mỗi ngày nhắm vào Cảnh sát và quân đội Iraq do Mỹ mới huấn luyện. Nhưng Mỹ không muốn trả lời mà có nhã ý để cho LHQ trả lời vì nếu có phản ứng phẫn nộ của dân Iraq, LHQ sẽ gánh chịu. Cũng may Tổng thư ký LHQ Kofi Annan đã "bỏ quá khứ sang một bên", chấp nhận lời yêu cầu của Mỹ và cử đặc phái viên Lakhdar Brahimi đến Baghdad tuần trước. Kết quả ông Brahimi báo cáo tình hình Iraq rất đen tối với sự căng thẳng giữa các phe phái chủng tộc và tôn giáo mỗi lúc một gia tăng, nếu không có biện pháp cấp bách sửa chữa, "sẽ làm mồi cho tiềm năng bùng nổ nội chiến và bạo loạn".
Hồi đầu tuần này Tổng thư ký Kofi Annan nói một cuộc tổng tuyển cử xứng đáng được tin cậy có thể sẽ được tổ chức ở Iraq vào cuối năm nay hay đầu năm 2005 với điều kiện là phải bắt đầu chuẩn bị ngay từ bây giờ. Vậy bước đầu phải làm gì" Báo cáo của Brahami gợi ý một số việc có thể làm ngay như mở rộng thêm thành phần Hội đồng Cai trị từ 25 người lên đến 150 hay 200 người, coi như một chính quyền lâm thời, triệu tâp một cuộc hội nghị toàn quốc gồm những nhân vật có uy tín thuộc đủ mọi giới trên khắp nước hoặc tổ chức một cuộc hội nghị bàn tròn để xác nhận tiến trình bảo vệ nhân quyền và soạn thảo hiến pháp. Tổng thư ký Annan nói LHQ sẵn sàng giúp nhà cầm quyền Iraq thành lập một chính phủ lâm thời, tổ chức bầu cử và soạn thảo hiến pháp. Tuy nhiên hôm thứ ba 24-2, ông nhấn mạnh LHQ không thể đặt đại diện đầy đủ ở Iraq nếu tình hình an ninh không được cải tiến. LHQ không thể nào chấp nhận hiểm họa lần thứ hai như vụ đánh bom vào trụ sở LHQ hồi năm ngoái khiến vị đại diện cao cấp nhất của LHQ bị tử nạn. Nếu Mỹ muốn trao lại gánh nặng cho LHQ thì LHQ cũng trao lại gánh nặng an ninh cho Mỹ trước khi đến làm việc. Chuyện "bán cái" trách nhiệm nghe cũng vui, vì nếu đã có an ninh đầy đủ, Mỹ cần gì phải nhờ LHQ giúp việc lập chính phủ mới ở Iraq"
Dù sao việc Mỹ nhờ đến LHQ trong vụ dân chủ hóa Iraq cũng là điều đáng hoan nghênh. Bài học ở đây là không một cường quốc nào, dù là siêu cường đệ nhất thế giới, lại có thể đơn phương lập ra một chế độ mới cho một nước khác mà không bị mang tiếng là tạo một chính phủ bù nhìn. Một nước giầu mạnh nhất thế giới cũng chưa đủ, vì tiền không mua được ảnh hưởng mà súng cũng không thể xây dựng được chính quyền. Chỉ có LHQ với sự đồng thuận của các nước lớn mới có danh chính ngôn thuận tạo ra một chính quyền cho nước khác. Vẫn biết LHQ cũng không phải là một cơ quan vạn năng, nhưng khi để cho LHQ làm bầu chủ, tiến trình xây dựng dân chủ sẽ giảm được khó khăn, bớt được tiền bạc và xương máu. Trong thập niên qua đã có một số bằng chứng về sự thành công của lá bài LHQ và bài học muôn thuở trong lịch sử thế giới là khi một nước chiếm đóng đem "gà" của mình từ ngoại quốc về nước lập chính phủ, trước sau nó vẫn là bù nhìn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của TT Trump, được biết tiếng là thị trưởng New York khi al-Qaeda tấn công 2 tháp đôi ngày 11-9-2001 và được TT Trump mô tả là nhân vật huyền thoại, nay là đối tượng của nhiều cuộc điều tra.
hà làm phim tài liệu và bảo vệ môi trường Michael Moore xác nhận: không thường tán đồng các quan điểm của TT Trump, nhưng có thể đồng ý 1 điểm, là tố cáo lạm dụng chính trị có hệ thống.
tàu Ý đi ngang qua vớt thuyền nhân VN trong đó có Ái Liên. Lúc này cô bị sốt mê man và được đưa về nước Ý sau cả tháng hải trình. Khi bình phục thì Ái Liên được Đức Giáo Hoàng John Paul 2 tiếp kiến và có chụp bức hình kỷ niệm
Có thể cuộc bầu cử 2020 sẽ thành trận thư hùng giữa 2 tay đại tài phiệt của thành phố New York tức Donald Trump (Cộng Hòa) trong ngành địa ốc và Michael Bloomberg (Dân Chủ) trong lãnh vực tài chánh?
Mùa Lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ 2019- Xin tạ ơn, xin bày tỏ lòng biết ơn, xin cám ơn những người Tây phương tốt bụng, những hội đoàn, những quốc gia đã mở rộng vòng tay cứu giúp thuyền nhân trong đó có người viết bài này
gần đây nhất theo yêu cầu của một số thính giả ở xa nên đài đã có quyết định mở thêm hai chi nhánh của đài đó là: một tại San Jose trên băng tần 16.10 và tại Houston TX trên băng tần 27.4, chương trình sẽ được bắt đầu phát hình 24/24 kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2019 với 3 hệ thống cùng một lúc
Lãnh đạo của đặc khu Carrie Lam đã nhận biết qua kết quả bầu cử nghị viên cấp quận hôm 24/11: cư dân bất mãn vì cách hành xử quyền lực của hành pháp.
Nai hoang dã chết trong lâm viên quốc gia tại miền bắc Thái Lan với 7 kilogram rác trong bao tử. giới chức địa phương cho biết số rác này gồm bao nhựa plastic, bao cà-phê và cả quần áo lót phụ nữ.
Vào ngày 27/11, 8 người bị truy tố trong vụ tấn công Holey Artisan cafe năm 2016 tại thủ đô Bangladesh, khiến 22 người chết, đa số là ngoại kiều.
Ít nhất 6 người chết và 15 người bị thượng trong 3 vụ nổ khác nhau trong ngày Thứ Ba 26/11 tại thủ đô Iraq.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.