LỜI HỨA ĐẦU XUÂN
.John Phan hiện là học sinh của chương trình Gifted And Talented Education (GATE). Tham gia sinh hoạt thiếu nhi và hướng đạo từ nhỏ. Gia đình John có ba mẹ, John và em trai Kevin, và rất đông chú bác cô dì dượng. Ông nội John là giáo sư văn, đã dạy cho John và em từ nhỏ. Mỗi lần đi đâu ông và các cô chú đều mua sách, gửi báo về cho John và em. John và Kevin đọc trang Thiếu Nhi Việt Báo hàng tuần. Mời các bạn thiếu nhi đọc và góp ý với John nhé.
Hình John Phan
*
Ở nhà John, có luật là đi học thì nói tiếng Mỹ, về nhà nói tiếng Việt. Vậy nhưng cũng có lúc ở nhà ba mẹ, lại la thêm bằng tiếng Mỹ! Tại sao" Đó là những lúc ba mẹ gọi là “trườøng hợp phải break the rule”! Để John kể nghe.
Mà có bao giờ các bạn thiếu nhi bị ba mẹ la bằng tiếng Mỹ chưa" John và em của John có bị rồi! Mặc dù anh em John cũng biết tiếng Việt, nhưng khi bị la, có nhiều chữ đối với ba mẹ dễ mà mình không hiểu rõ lắm, nên cái mặt ngơ ra. Mẹ nhìn là mẹ biết là mình không hiểu lắm. Có khi mẹ la một vài câu rồi, thì John hay em lại hỏi: “Chữ đó là gì hở mẹ"”. Vậy là đang la, mẹ cũng phải dừng lại để giải thích chữ đó, rồi phải nhắc lại mấy câu vừa dạy hồi nãy. Cho nên, nếu có thì giờ thì ba mẹ giải thích bằng tiếng Việt. Khi nào bận, đang phải làm gì gấp, và mệt quá với anh em John rồi, thì “a lê, alế, a lê”, ba mẹ dịch qua la phụ thêm bằng tiếng Mỹ luôn. Để “ make sure you get the message”!
Và khi ba mẹ chuyển qua la bằng tiếng Mỹ thì thì John và em hiểu liền, không thắc mắc chữ này là gì, ý ba mẹ la mình là gì…
Các bạn có bị giống như vậy chưa"
Mà lúc ba mẹ la bằng tiếng Mỹ đó, John thấy cũng mắc cười lắm. Có khi ba mẹ la bằøng tiếng Việt thì thấy cái mặt của mình có vẻ chưa hiểu trọn ý, thì ba mẹ phải lo giải thích một số chữ xong thì ba mẹ chợt nhớ là đang la mình một chuyện gì đó, mà bị hỏi và lo giải thích nên không nhớ chuyện đang la là cái gì! Mẹ nói tụi con sinh ra ở Mỹ, suy nghĩ bằng tiếng Mỹ, có những chữ tiếng Việt con đã học và hiểu, mà dùng chung trong một câu thì bắt đầu “confused”. Biết như vậy nên đôi khi đang la bằng tiếng Việt, ba mẹ nhìn em hay John một cái, thấy cái mặt ngơ ngơ mà chưa dám hỏi, và nếu không có thì giờ nhiều để giải thích là ba mẹ quay “180 độ”, la mình tiếp bằng tiếng Mỹ. Như cái máy, hay như một ông thông dịch viên! Dù sao cũng còn dễ hiểu hơn là khi ba mẹ nói hoàn toàn bằng tiếng Việt. Sẽ có một số chữ mà mình không hiểu và không biết ba mẹ muốn dạy mình cái gì! Nhưng đôi khi nghe những chữ vừa Mỹ vừa Việt với nhau như vậy, John cũng thấy mắc cười. Và tuy ba mẹ học ra trường ở Mỹ, nhưng không phải là chữ nào ba mẹ cũng phát âm đúng y như người Mỹ, nên thỉnh thoảng John nghe nó là lạ. Có khi anh em John đưa mắt nhìn nhau cười.