Hôm nay,  

Cuốn Theo Chiều Gió

03/08/200000:00:00(Xem: 4762)
Mảnh bằng thương ước của mấy ông Cộng sản Hà Nội có nguy cơ bị cuốn theo chiều gió, nhưng nó không bay đi mất tiêu mà chỉ bay đi xa phải chạy đuổi theo hụt hơi. Nếu đến tháng 5 sang năm mới được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, bản thương ước sẽ chiếm hai kỷ lục “dấu mốc” kéo dài. Một là kỷ lục cò cưa mặc cả của Hà Nội, từ ngày thỏa thuận trên nguyên tắc đến lúc ký kết thực sự, nó đã kéo dài đến một năm. Hai là kỷ lục kẹt phê chuẩn, vì Quốc Hội Mỹ còn bận vụ tranh cử cuối năm, từ ngày ký cho đến lúc biểu quyết phê chuẩn, nó cũng được ngâm tôm đến gần một năm. Trong khi chờ đợi, lại có thêm một phụ đề quảng cáo khá rùng rợn: Coi chừng nó có thể bị thương thuyết lại.

Có lẽ thấy nhiều ông bấn loạn, người ta đã cần phải trấn an. Bà Virginia Foote, một thành viên của Hội đồng Thương mại Việt-Mỹ ở Washington và cũng là người từ lâu vẫn tích cực ủng hộ thương ước, nói bà không thể dự liệu bất cứ một toan tính nào của Mỹ muốn thương thuyết lại một khi chính phủ mới của Mỹ tựu chức. Bà nói: “Điều dị thường là bất cứ ai mới lên cầm quyền lại nói chúng tôi không thừa nhận những gì đã được chính phủ trước ký kết. Tôi muốn nói chuyện đó không xẩy ra”. Có thật chuyện lạ không thể có không"

Luật sư Frederic Burke của hãng luật quốc tế Baker & McKenzies làm việc ở Hà Nội nói về trường hợp “thương thuyết lại” như sau: “Công bằng mà nói, nguy cơ đó là có. Tôi không biết nó lớn như thế nào, nhưng có nguy cơ”. Chẳng cần đến một chính phủ Cộng hòa đắc cử ngồi vào Bạch Cung, ngay cả trường hợp Dân Chủ vẫn còn với một chính phủ của ông Al Gore lên cầm quyền thừa kế thương ước của Clinton và muốn thay đổi - chuyện đó “cũng không phải là chuyện không thể nghĩ đến được”. Vậy ai đúng ai sai, chỉ còn cách chờ đến sang năm mới biết.
Nhưng trong khi chờ đợi, các ông kinh tế Hà Nội đã đau khổ vì bị hụt cẳng. Việc mở cửa Thị trường Chứng khoán là kế hoạch “đón gió thương ước”. Hồi tháng 6, khi thấy trước sau rồi cũng phải ký kết thương ước, dự án chợ tiền cà rịch cà tang từ lâu bỗng được lệnh xúc tiến gấp cho kịp. Ngày 13-7 thương ước được ký kết, chỉ một tuần sau, ngày 20-7 Thị trường Chứng khoán được khai trương cái rụp như có phép lạ. Thế tại sao không chờ được phê chuẩn chắc ăn rồi hãy làm" Các nhà trí tuệ Hà Nội thần cơ diệu toán thấy không cần phải chờ. Bởi vì chỉ có “hơi hướng” thương ước cũng đủ cho họ hoàn thành kế hoạch moi tiền của dân trong nước. Thật thế, dân trong nước ít được thông hiểu ngọn ngành những thủ tục bang giao nên chẳng cần biết nếp tẻ gì hết, cứ nghe nói thương ước xong rồi là họ yên chí lớn rồi đây kinh doanh với Mỹ sẽ nở rộ. Bởi vậy chẳng cần gió thương ước thổi đến, chỉ cần “nghe” thấy gió ở chân trời là phe ta có thể hô lớn “mại dô, mại dô”. Các ông bán cái gì vậy"

Bán giấy nợ của nhà nước, ai tưởng bở thấy nhà nước sắp làm giầu bèn bỏ tiền ra mua giấy nợ là đắp tiền vào cho chính phủ. Kỹ thuật bán này cũng điệu nghệ. Trước khi bán giấy nợ mới, các ông chung tiền trả nợ “ăn đong”, nghĩa là nợ ngắn hạn có 3 tháng đáo hạn. Trả như vậy thật sòng phẳng để lấy tín nhiệm với dân. Liền sau đó các ông bán giấy nợ mới dài hạn 5 năm đáo hạn, nghĩa là nợ “ăn chắc” đến 5 năm sau mới tính. Đấy là nghệ thuật của mấy ông tổng lý đình dù thời xưa gọi là “thả con săn sắt, bắt con cá rô”, dân gian đã có thành ngữ mỉa mai như vậy. Các ông bán theo kiểu khôn vặt là “đấu giá”, hễ ai trả giá giấy nợ cao nhất (nghĩa là chấp nhận có lãi suất thấp nhất) là bán. Các ông còn đấu giá công trái dài dài, mỗi tháng một lần. Ngoài giấy nợ, các ông còn ham bán giấy cổ phần của các công ty giải tư quốc doanh, để các ông nhà nước kiếm thêm cho ngon lành.

Chỉ khổ nỗi “kế khả thi” của mấy ông Hà Nội bỗng bị cái thời giờ tai quái ở Wshington biến thành “kế vô thi”. Thị trường chứng khoán chờ gió thương ước, nhưng “gió” không thấy đến mà chỉ thấy “hơi”. Chợ tiền giống như âm binh Cao Biền dậy non, nó còn quá ấu trĩ nên các ông kinh doanh dầu tư ngoại quốc phán một câu: “Phải chờ vài năm nữa cho nó thành người rồi tính”. Trong khi chờ đợi không biết việc gì còn xẩy ra. Ngay trước mắt vựa lúa đồng bằng Cửu Long đã gập nạn lụt lội nghiêm trọng, ruộng lúa bị phá hư, nông dân bị thiệt cả người lẫn của, sản xuất lúa bị giảm ảnh hưởng đến việc xuất cảng gạo vốn đã ngất ngư. Đầu tư ngoại quốc tiếp tục giảm, dân kinh doanh nước ngoài chỉ ve vãn bằng mồm, nhưng thực tế tay họ đánh trống lảng. Trông cậy vào ai bây giờ" Trông cậy vào người tình đồng chí cũ Nga nay đã “giải phẫu giới tính” chăng" Cứ nhìn thái độ của Vladimir Putin trong cuộc họp G-8 cũng đủ hiểu chẳng nhờ được cái gì. Vậy nhờ đến anh đồng chí già Trung Quốc còn nguyên si chăng" Khổ thay Trung Quốc cũng còn bị mắc mứu cái thương ước của mình ở Thượng Viện Mỹ.

Vậy bản thương ước của mấy ông Hà Nội cầm bằng theo gió bay đi chăng" Tôi không nghĩ như vậy, nó còn đó vì hai bên đã ký kết rồi. Nhưng thấy các ông đón gió đến hụt hơi thật ái ngại, làm tôi chợt nhớ đến cảnh Đô đốc Chu Du chờ gió Đông trong truyện Tam Quốc ở bên Tầu. Chu Du túc trí đa mưu muốn dùng hỏa công phá quân Tào, không ngờ gập ông tổ sư bồ đề Khổng Minh biết hô phong hoán vũ đổi gió thành quật ngược khiến kế vô thi, Chu Du tức hộc máu ra mà chết.

Nay các ông cộng sản Việt Nam cũng chờ gió thương ước để mở chợ trở cờ lấy tiền của thiên hạ. Không ngờ mấy ông Mỹ lại oái oăm chơi đòn ghìm gió lại, và không biết chừng còn cho gió quật ngược chiều. Không biết có ông nào ở Hà Nội hộc máu ra không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.