Hôm nay,  

Opec - Saudi Vồ Ếch

16/02/200400:00:00(Xem: 4584)
Tuần qua, tổ chức OPEC vừa quyết định sẽ giảm sản lượng một triệu thùng mỗi ngày kể từ đầu tháng Tư khiến nhiều nơi e ngại là giá dầu thô gia tăng có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn cầu. Sự thật lại rắc rối hơn vậy.
Tuần qua, hôm Thứ Ba mùng 10, tổ chức các quốc gia xuất cảng dầu khí OPEC đã kết thúc hội nghị cấp Bộ trưởng với một quyết định làm thế giới xôn xao: kể từ mùng một tháng Tư giảm một triệu trong sản lượng 24,5 triệu thùng mỗi ngày hiện nay. Khi nhật lượng giảm thì giá dầu sẽ tăng (dù đã ở mức 30 đô la một thùng từ nhiều tháng nay): điều đó tất nhiên là gây ưu lo cho các nước tiêu thụ dầu hỏa trên thế giới vì sẽ là một khoản chi phí phụ trội.
Nhưng, thực tế lại không đơn giản như vậy và đòn dầu hỏa của OPEC chỉ là một cố gắng vất vả của Saudi Arabia trong hoàn cảnh đầy khó khăn của xứ này.
Trên lý thuyết, nhật lượng dầu thô của OPEC hiện đang chính thức là 24,5 triệu thùng mỗi ngày (barrels per day – bpd) và với khí hậu ấm mát hơn của mùa Xuân, các hội viên e ngại là nhu cầu dầu khí sẽ giảm khiến giá sẽ sụt. OPEC còn dự trù là nếu giá sụt dưới 25 đô la thì họ sẽ giảm thêm 0,7 triệu thùng mỗi ngày. Lý luận căn bản của OPEC ở đây là nhật lượng hiện đang được duy trì ở mức quá cao, chừng một triệu rưởi thùng, cho nên giá dầu sụt và các nước xuất khẩu bị thất thâu. Thực tế thì từ nhiều tháng nay dầu thô vẫn đứng giá ở mức 30 đô la một thùng, trong khi từ ba năm nay, OPEC chủ trương điều tiết sản lượng để giá dầu chỉ xê dịch trong biên độ từ 22 đến 28 đồng một thùng: thấp hơn là bị thất thâu, cao hơn là làm kinh tế thế giới bị suy thóai khiến số cầu sẽ giảm.
Khi giá dầu còn cao như vậy, lý luận của OPEC về giá cả có điều gì đó không ổn.
*
Tìm hiểu sâu xa hơn, người ta thấy rằng trong ngần ấy quốc gia hội viên, chỉ có ba nước còn thừa công xuất để bơm thêm dầu ra ngoài. Đó là Qatar, còn thừa nhật lượng khoảng 100.000 thùng, là United Arab Emirates, còn dư 25.000 thùng mỗi ngày, và Saudi Arabia, dư khoảng hai triệu thùng. Các nước khác đều đang bơm tối đa và thực tế thì chẳng có lý do gì để giảm sản lượng: kinh tế toàn cầu đang phục hồi, số cầu của nhiều quốc gia, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, đang tăng, nên giá dầu chưa thể sụt dưới mức thấp là 22 đồng một thùng. Do đó, mối lo của OPEC, rằng giá dầu sẽ sụt, là điều khó hiểu.
Theo dõi biên bản của Thượng đỉnh OPEC vừa qua, ta thấy chỉ có ba quốc gia ủng hộ quyết định này. Đó là Venezuela, Indonesia và Saudi Arabia.
Venezuela đang bị khủng hoảng chính trị, với tranh chấp gia tăng về thời điểm tổ chức trưng cầu dân ý (chống hay thuận với chính quyền của Tổng thống Hugo Chavez), và khủng hoảng âm ỉ từ nhiều năm đã gây ảnh hưởng xấu cho kỹ nghệ dầu hỏa, khiến xứ này không sản xuất đủ cho hạn ngạch của mình trong OPEC. Đó cũng là trường hợp của Indonesia. Tức là không bơm đủ dầu theo số ấn định OPEC cho mình để bán ra lấy tiền. Cho nên, khi OPEC quyết định giảm sản lượng để nâng giá thì hai xứ này chỉ có lợi nhờ tăng giá mà thôi.

Quốc gia thứ ba có lý do chính để đề xướng việc cắt sản lượng nhằm nâng giá là Saudi Arabia.
Hai lý do có thể được liệt kê ra sau đây. Thứ nhất, dầu thô được định giá bằng Mỹ kim, cho nên dù giá có tăng quá định mức 28 đồng một thùng, số thu thực ra cũng giảm vì mãi lực sút giảm của tiền Mỹ. Thứ hai, đáng chú ý hơn cả, là Saudi Arabia đang mấp mé khủng hoảng vì những vấn đề nội bộ.
Chế độ Hoàng gia Saudi xưa nay mặc nhiên ủng hộ các lực lượng Hồi giáo quá khích, như một hình thức hối lộ để yên thân, và có khi còn nhúng tay vào việc yểm trợ khủng bố al-Qaeda. Vì vậy, quan hệ của Saudi Arabia với Hoa Kỳ đã suy đồi nặng, dù trong nội bộ chính quyền Mỹ, xứ này vẫn còn được cảm tình của bộ Ngoại giao Mỹ. Hoa Kỳ đang ráo riết gây áp lực với Riyadh để Hoàng gia Saudi có hành động tiễu trừ al-Qaeda dứt khóat hơn. Ngược lại, Saudi Arabia cũng bị các lực lượng Hồi giáo quá khích công kích, bị al-Qaeda hăm dọa và bị dân chúng than phiền là trở thành tay chân của Mỹ.
Trong hoàn cảnh bị áp lực tứ phía như vậy, Riyadh lại gặp nhiều khó khăn kinh tế, nhất là mắc nợ quá nhiều so với nguồn lợi tức từ dầu hỏa, cho nên họ cần tiền hối lộ để mọi thành phần áp lực và cho thấy là dám đương đầu với Mỹ.
*
Việc Saudi Arabia chi phối được OPEC trong quyết định tiết giảm sản lượng cho thấy xứ này còn được một chút thế lực. Nhưng đó chỉ là thế lực biểu kiến, tượng trưng.
Thực tế thì Hoa Kỳ đã ngầm tác động vào nội bộ OPEC và nhiều hội viên, như Algérie hay Nigeria, công khai cho biết là quyết định của OPEC không có gì là chắc chắn. Các xứ khác, như Iran, Kuwait, Libya hoặc các tiểu vương quốc trong vùng Vịnh Ba Tư, cũng thấy là chẳng có lý do gì mà hùa theo Saudi Arabia để gây hấn với Hoa Kỳ. Ngoài ra, xứ nào cũng coi quyền lợi của mình là tối thượng, cho nên dù có đồng ý trên danh nghĩa là sẽ cắt sản lượng, chẳng xứ nào lại giảm đến một lon: họ tiếp tục bơm dầu bán ra lấy tiền. Nếu cần thì bơm lậu, ngoài hạn ngạch lý thuyết của OPEC, như đã làm từ nhiều năm nay. Vì vậy, ở trên ta mới nói nhật lượng của OPEC “chính thức” là 24,5 triệu thùng.
Rốt cuộc thì chỉ riêng có Saudi Arabia là phải giảm sản lượng, lủi thủi một mình, như đã đề xướng. Và nếu có bị thiệt thì đành phân bua, rằng mình cũng đã có quyết định chống Mỹ, một sự an ủi mong manh.
Kết luận thì vụ đòn phép dầu hỏa này không ảnh hưởng nặng đến kinh tế toàn cầu, nhưng làm Hoàng gia Saudi thêm điêu đứng trong những ngày tháng tới và còn phơi bày nhược điểm bên trong OPEC, bị Saudi xúi đi vồ ếch.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.