Hôm nay,  

Tiếng Vọng Từ Đất Phi

06/02/200400:00:00(Xem: 4560)
Từ Người Việt "xuất khẩu lao động" ở Samoa bị ngược đãi đến Người Việt vượt biên " còn lại" ở Phi luật tân, cũng như các tôn giáo và đồng bào bị đàn áp, bóc lột trong nước nhà; nơi nào người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại cũng tỏ tình máu chảy ruột mềm. "Tiếng Vọng Từ Đất Phi" là một tuyển tập khá đầy đủ về vấn đề 2000 người Việt vượt biên chưa được cho định cư ở nước thứ ba, sau 14 năm chờ đợi ở Phi luật tân, rõ rệt là tại "làng Việt Nam" ở Palawan. Sách sưu khảo này nói lên cuộc tranh đấu bên trong lẫn bên ngoài của những người Việt Hải ngoại vì quyền lợi số đồng bào ấy. Ba tiếng nói khác nhau của hai bên được trình bày trung thực băng những bài viết của ngưòi trong cuộc. Tuy ba bên nhưng là một: đó là làm sao bảo vệ quyền lợi của 2000 đồng bào Việt này, khỏi bị cưỡng bức hồi hương về VN còn dưới chế độ Cộng sản, hay tốt nhứt là được định cư sang đất Mỹ.
Vấn đề 2000 người Việt này đã 14 năm, cuộc tranh đấu của những đồng bào hải ngoại cũng kiên trì không kém, vấn đề rất nhiều khê, phức tạp, và dai dẳng, nên tin tức rời rạc. Ký giả Nguyễn Ngân có công sưu khảo và hệ thống hoá các sự kiện, các biến chuyển, các kỹ thuật, và lập trường tranh đấu cho số phận tốt hơn của 2000 người vượt bên còn kẹt lại ở Phi luật tân, sẽ giúp cho việc tìm hiểu rất tiện lợi. Nên chi tác phẩm "Tiếng Vọng Từ Đất Phi" được một số lớn cơ quan truyền thông bàng tiếng Việt bảõo trợ, ra mắt độc giả tại Phòng Sinh hoạt của Nhựt báo Người Việt, từ 6 giờ ngày 13 tháng 2. Ký giả Nguyễn Ngân là nhà báo đã có đi Phi luật tân tìm hiểu vấn đềà.
Thực vậy, về hình thức cuốn "Tiếng Vọng Từ Đất Phi" chỉ là một tuyển tập bìa màu, mềm, ưa nhìn, giấy trắng tốt, 349 trang chữ cỡ vừa đọc. Nhưng chứa bài viết của gần 30 ngưòi từ các chức sắc Công Giáo đến luật sư, nhà báo, văn nghệ sĩ, chuyên viên di trú -- đặc biết nhứt của những người Việt còn kẹt lại ở Phi luật tân. Về nội dung thì phong phú lắm. Có đối thoại, có hợp báo, có giải thích, trần tình, có hình ảnh chứng cớ của sự kiện đấu tranh giữa hai lập trường của những ngưòi vận động làm sao cho số đồng bào ấy khỏi bị cưỡng bức hồi hương về VN " bị" sống với CS và người muốn đồng bào được định cư ở nước thứ ba, đặc biệt là Mỹ. Đó quyền lợi từ tốt đến tốt nhứt của 2000 người Việt còn kẹt lại này. Hai lập trường đấu tranh có lúc hiểu lầm và va chạm nhau, đó chuyện bình thường của mọi cuộc tranh đấu.. Cũng như đa số người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại đều chống Cộng, nhưng lắm khi ba bên bốn phiá, đụng chạm nhau về phương pháp chống Cộng, và chiến thuật đấu tranh.

Ai cũng thấy được hàng giáo phẩm Công Giáo từ Giám mục người Phi đến Đức Oâng, Dì Phước người gốc Việt ở Phi, đã làm tất cả những gì có thể làm đựợc và không từ bỏ cơ hội nài để cưu mang, giúp cho số người Việt vượt biên sang Phi chờ định cư suốt 14 năm qua và không bị cưỡng bức hồi hương. Và cũng phải nhìn nhận tình đồng bào của người Việt hải ngoại đã không mệt mỏi giúp phương tiện, giúp thủ tục cho những người này được định cư sang nước thứ ba. Vấn đề trở nên căng khi chánh quyền Phi muốn giải quyết một bài toán thâm căn cố đế, 14 năm chưa có giải pháp. Đó là hợïp thức hoá tình trạng những người còn lại này thành thường trú nhân hợp lệ ở Phi. Phiá Toà Giám mục, đặc biệt là Di Phước sống sát với làng VN ở Palawan, cũng như giáo phẩm bề trên gốc người Việt ở Phi, hơn ai hết muốn tránh cho số người còn lại này bị cưỡng bức hồi hương về VNCS, nơi quái kiệt Trần văn Trạch đã nói "nếu cây cột đèn đi được cũng đi." Và thói thường những người có trách nhiệm hướng dẫn tập thể thường bị mang tiếng vì tâm lý “giáo đa thành oán”, đòi hỏi tập thể nhiều vì quyền lợi người được lãnh đạo. Và người bị tù túng, mỏi mòn chờ đợi quá lâu dễ thường hay mất kiên nhẫn. Trong bầu không khí căng thẳng đó lại có tin Thượng Viện Mỹ sẽ cứu xét cho một số người còn kẹt lại ấy nhập cư. Và nhiều nhà tranh đấu cho số phận của đồng bào mình ở Phi, nhứt là một số luật sư trẻ đa số ở Quận Cam được các giới truyền thông, văn nghệ sĩ ủng hộ, bay sang Phi tiếp tay một luật sư ở Uùc đã từ lâu giúp đỡ cho đồng bào, trong việc giải thích luật pháp và giúp làm thủ tục xin đi Mỹ. Lấn cấn là chỗ này: nếu Phi hợp thức hoá tình trạng thường trú thì Mỹ làm sao không nhận cho định cư. Từ đó có nhiều suy đoán và trách móc tưởng quí vị giáo phẩm từ lâu lo cho số người Việt còn kẹt vận động chánh quyền Phi muốn giữ những người này lại ở Phi vì lý do này, lý do khác.
Lập luận ba bên quí vị lãnh đạo tinh thần lo cho ngưòi Việt còn kẹt lại, những nhà đấu tranh "Quận Cam", và số người Việt còn lại ở Phi được tuyển tập phơi bày trung thực. Xin nhấn mạnh không phải do tin tức, tường thuật, của người biên tập, là Anh Nguyễn Ngân, vì bài viết của Anh cũng như nhiều bài viết khác. Chính việc hệ thống hoá các bài viết, các tài liệu, của những người trong cuộc lo giải quyết vấn đề và những người muốn vấn đề được giải quyết sẽ giúp cho độc giả có một nhận định. Chính độc giả sẽ tự rút ra kết luận để đánh giá việc làm của những người Việt làm vì tình máu chảy ruột mềm.Và cảm tưởng trội yếu có thể đến với độc giả là một ước vọng tích cực cho một vấn đề lớn hơn. Nếu ngưòi Việt Hải ngoại, nhứt là quí vị lãnh đạo tinh thần và lớp trí thức trẻ dấn thân, nhập cuộc hơn nữa trong phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VNû, như đã đấu tranh nhân đạo cho 2000 người Việt còn lại ở Phi luật tân, trên bình diện vận động chánh quyền các nước sở tại, thì chăûng bao lâu 80 triệu đồng bào trong nước số phận sẽ đỡ hơn nhiều. Dù nói gì đi nữa, những người Việt còn sót lại ở Phi cũng đâu có khổ bằøng 80 triệu đồng bào trong nước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.