Hôm nay,  

Niềm Tin Vào Chính Nghĩa Tự Do Của Những Em Bé Vn Trên Đất Úc

16/09/200200:00:00(Xem: 4645)
Thứ Bảy tuần trước, tôi được người bạn rủ tuần sau đi hạ cờ Việt Cộng tại một trường trung học ở thành phố Ipswich. Thế rồi một tuần qua mau. Sáng Thứ Sáu 6.9.02, tôi mang theo máy ảnh và đến chỗ hẹn hẹn. Đãõ gần đến giờ kéo nhau đến trường học mà số người tham dự chỉ hơn hai mươi người. Một con số quá khiêm nhường. Thôi thì có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Người nào cũng có hoàn cảnh riêng mình cả.
Chúng tôi phải lái xe bám sát người hướng dẫn. Vì giờ này là giờ làm việc, xe cộ đông đúc quá. Lạc nhau, kể như phải về. Nơi tôi đến là Bundamba, cách thành phố Brisbane khoảng hơn 20 cây số và cách vùng Inala, nơi tôi cư ngụ khoảng hơn 10 cây số. Ở một xứ dùng xe hơi làm phương tiện di chuyển thì với con số đó không là bao, nhưng Bundumba đối với tôi rất là xa lạ. Suốt thời gian dài ở Queensland, tôi có đi thành phố Ipswich nhiều lần dĩ nhiên là phải đi ngang Bundamba rồi, nhưng tôi có chú ý đâu. Bây giờ, nghe đến tên đó tôi đâm ra lúng túng. Tôi cứ ngỡ là một nơi nào xa xôi lắm.
Nơi chúng tôi đến là một trường trung học có tên là Bundamba Secondary College, một trường công lập, nam nữ học chung. Khi đến nơi, tôi mới thấy một chút an tâm vì số người tham dự khá đông. Thì ra những vị tham dự đã biết nơi này và đã đến trước. Ừ, ít ra cũng phải có con số tương đối như vậy chứ. Tôi nhận ra ngoài đồng hương, hầu như các thành viên trong Ủy Ban Bảo Vệ Quốc Kỳ VNCH có mặt. Dĩ nhiên là có ông Nguyễn Ngọc Dung, trưởng ủy ban rồi. Tôi biết chắc thế nào cũng có ông, vì tối ngày hôm qua ông gọi điện thoại nhắc nhở tôi, ông biết tôi cũng bị bịnh ông hứa đưa thuốc cho tôi, một loại thuốc mà ông cho là rất công hiệu. Trước đây tôi và ông luôn luôn sát cánh trong những công việc như thế này. Chưa khi nào tôi đi một mình hay trái lại.
Chúng tôi được hai bé gái Việt Nam hướng dẫn đến một hội trường lớn. Sau này tôi mới biết hai bé gái đó là nhân vật chánh trong cuộc hạ cờ máu VC mà chúng tôi đến tham dự. Hai bé là chị em ruột. Chị tên là Rosanne Huỳnh và em là Sarah Huỳnh con của ông bà Huỳnh Văn Dự một cựu sĩ quan Hải Quan VNCH. Ông bà Dự tôi biết nhiều năm trước đó. Cách đây không lâu, nhân cuộc họp mặt để thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Quốc Kỳ VNCH, tôi mới gặp lại ông. Những đứa con của ông đều học trường Bundamba Secondary College. Thế nhưng cái cờ máu của VC hiện diện ở trong hội trường này thường xuyên, ông hay những phụ huynh VN khác không hề hay biết. Hơn tháng trước đây, ông bà Huỳnh Văn Dự biết được cờ máu quái ác của VC đã hiện diện trong hội trường từ lâu nên ông bà nhất quyết phải triệt hạ nó. Dĩ nhiên sự triệt hạ này hoàn toàn khác hẳn những lần triệt hạ cờ máu do chính VC treo. Cuộc triệt hạ này phải tế nhị và phải dùng lý lẽ và tình cảm để thuyết phục, mới hy vọng thành công.
Ông bà Huỳnh Văn Dự đã thành công và thành công ngoài sự ước tính của ông bà. Trước đây, tôi có đi hạ cờ VC ở Valley, một vùng còn gọi là China Town, sát với thành phố Brisbane. Người treo lá cờ máu VC ở Valley là chủ một dãy tiệm. Ông ta treo cờ máu VC chỉ mục đích phô trương nơi đấy là nơi hiện diện của người Á Châu chứ không có một ác ý nào. Chúng tôi đến gặp ông ta giải thích tự sự và nhận sự thông cảm dễ dàng từ ông. Công việc chúng tôi làm là hạ cờ máu VC xuống và treo vào đó lá cờ VNCH. Chuyện đơn giản như vậy mà chúng tôi đã cho là thành công rồi. Đàng này thì lại khác hơn nữa. Ông hiệu trưởng không những thông cảm mà còn dàn xếp cho ông bà Huỳnh Văn Dự một nghi lễ mà suốt nhiều năm lưu vong tôi chưa từng chứng kiến. Sự chứng kiến này tôi phải ghi ra đây.
Sau khi được hai bé Rosanne Huỳnh và Sarah Huỳnh hướng dẫn chúng tôi bước vào hội trường thì trong đó có một số học sinh đã lần lượt vào. Tôi hơi thắc mắc là hai bé không mặc đồng phục bình thường như chúng bạn mà mặc đồng phục thể thao. Sau được biết là sau buổi lễ thượng kỳ VNCH, hai bé phải nhanh chóng đến một vận động trường ở Ipswich để tham dự cuộc tranh tài thể thao.

Hai bé chỉ cho chúng tôi là cờ CS treo trên tường. Đây không phải lần đầu tiên trong quãng đời lưu vong của tôi mới thấy lại lá cờ máu này. Nhưng mỗi khi thấy nó thì tôi cảm thất uất nghẹn. Những hình ảnh man rợ của VC, những hình ảnh đau khổ của đồng hương, của gia đình tôi do VC gây nên lại hiện về trong trí óc tôi đã làm tôi sôi máu. Tôi cầm máy chụp hình đưa lên chụp. Cái máy hình không nặng mà sao tay tôi run... Chỉ chụp có lá cờ VC mà tôi phải chụp đến 3 lần.
Người tiếp chúng tôi đầu tiên là ông hiệu trưởng, ông vui vẻ và nhu mì. Ông đến bắt tay từng người và dành cho chúng tôi những lời lẽ tốt đẹp. Một điều dinh dự cho chúng tôi là chúng tôi được mời ngồi những hàng ghế đầu. Xong đâu đó, ông bàn thảo một vài nghi lễ với hai bé Rosanne Huỳnh, Sarah Huỳnh và bố mẹ hai cháu cùng ông Huỳnh Bá Phụng.
Buổi lễ hôm nay là một buổi lễ thường kỳ của trường. Theo tôi hỏi, thông thường thì trong buổi lễ như thế này, nhà trường báo cáo sinh hoạt trong thời gian qua và tuyên dương thành tích xuất sắc của các học trò. Hôm nay thì có một mục mà có lẽ từ trước tới giờ trường chưa bao giờ có: Một bé gái VN nói về biểu tượng quốc kỳ VNCH. Trên sân khấu, hai bé được xếp ngồi ngay dãy đầu cạnh ông hiệu trưởng. Hai bé nghiêm chỉnh với ánh mắt đầy tự tin. Riêng bé Rosanne Huỳnh thì ôm lá cờ thân yêu của mình.
Sau những những nghi lễ thường lệ như chào cờ, giới thiệu.v.v... chương trình được tuần tự như những buổi lễ thường kỳ, rồi đến mục chánh ngày hôm nay là bé Rosanne trình bày về cái biểu tượng của bé. Bé quả bé bỏng quá. Bé đến bục thuyết trình từ dưới nhìn lên chỉ thấy có cái đầu. Tôi phải di chuyển sang bên hông mới chụp được hình của bé. Những cách trình bày của bé tôi hết sức ngạc nhiên. Tôi không ngạc nhiên về nội dung bé trình bày. Vì tôi tin rằng, từ khi bố mẹ bé biết được sự hiện diện cờ máu VC tại trường này, bố mẹ bé đã cho bé biết chế độ cộng sản phi nhân như thế nào. Tôi ngạc nhiên vì thấy bé bình tĩnh, tự tin, không một chút ngập ngừng khi hài tội VC. Bé nói trôi chảy, hùng hồn nhưng vẫn giữ nét thơ ngây của một đứa bé. Sau khi dứt lời, bé cùng Sarah Huỳnh mở tung lá quốc kỳ VNCH và nói lớn: "Đây là lá cờ của chúng tôi!" Tức thì cả hội trường vỗ tay hoan hô nồng nhiệt. Để khích lệ, ông hiệu trưởng đã phụ họa thêm những gì ông nhận thấy và thông cảm. Chao ôi, sao mà xúc động đến thế này! Đây là những giây phút tôi cảm thấy an ủi trong những ngày lưu vong.
Sau đó, ông hiệu trưởng, bà giám học và một vị nào đó trong trường đích thân thu dọn, và khệ nệ vác chiếc thang to tướng để trước lá cờ CS. Người vinh dự hạ cờ CS là ông Huỳnh Văn Dự. Tiếp theo là lễ thượng kỳ VNCH. Ông Nguyễn Ngọc Dung đã trao lá cờ VNCH thân yêu cho ông Huỳnh Bá Phụng để treo bên cạnh quốc kỳ Úc. Cờ VNCH vừa treo xong, mọi người nghiêm chỉnh chào cờ Úc Việt, và dành một phút mặc niệm tưởng nhớ những người đã hy sinh cho tự do, dân chủ. Sau đó ông Huỳnh Bá Phụng đã thay mặt đồng hương có mặt cảm tạ ông hiệu trưởng và tặng ông một cà vạt có cờ VNCH. Cuối cùng, Ông hiệu trưởng mời tất cả chúng tôi dùng điểm tâm và tâm tình với nhau.
Trên đường lái xe về nhà, hình ảnh của hai bé Rosanne và Sarah Huỳnh cùng lá quốc kỳ VNCH cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Các bé tuy sinh ra sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc hơn chục năm, các bé lại lớn lên trên đất khách quê người, nhưng nhờ sự dậy dỗ của cha mẹ, sự đùm bọc của cộng đồng, nên các bé đã nói được tiếng nói chính nghĩa của người Việt tỵ nạn Cộng sản, các bé đã làm được những việc khiến cha mẹ, các cô, các chú, các bác cũng như cộng đồng người Việt tỵ nạn tự hào.
Cuối cùng, tôi cảm ơn ông hiệu trưởng trường Bundamba Secondary College, một người tuy không cùng chủng tộc, ngôn ngữ với tôi, nhưng đã thông cảm và biết rõ nỗi nhọc nhằn dân tộc tôi đang phải gánh chịu, cùng lý tưởng cao đẹp mà chúng tôi đang theo đuổi.

Khúc Vượng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.