Hôm nay,  

Chuyển Hướng Phẫn Nộ

9/5/200200:00:00(View: 4228)
Chỉ còn một tuần nữa đến ngày kỷ niệm 9-11, một ngày cần ghi nhớ và đáng nhắc nhở để người dân Mỹ không quên mối hiểm họa vẫn lớn như một năm trước đây. Tuy nhiên trọng tâm của vấn đề hình như đã chuyển dịch. Với câu hỏi bin Laden còn sống hay đã chết không thể trả lời, chính phủ Bush đang chuyển hướng sự phẫn nộ qua Saddam Hussein mà mọi người đều biết vẫn có hình sống công khai ở Iraq để ngang tàng thách thức Mỹ. Quốc hội Mỹ đã trở về họp tuần này sau một tháng nghỉ. Nhiều vấn đề gay go đang chờ đội các vị dân biểu và nghị sĩ. Vấn đề làm thế nào đối phó với Saddam, đánh hay không đánh, vấn đề tổ chức bộ Nội an và nhiều vấn đề khác đối nội cũng như đối ngoại, kể cả việc biểu quyết toàn bộ luật dự chi cho cả năm. Khung cảnh tranh luận càng phức tạp vì bóng dáng của cuộc bầu cử ngày 5-11 đã lừng lững ở chân trời với cuộc đấu quyết liệt giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ để chiếm quyền kiểm soát Lưỡng Viện. Và sau lễ Lao Động, chỉ số Dow Jones nhấp nhô như muốn nhắc nhở các nhà chính trị quan trọng ưu tiên trong tâm tư người dân Mỹ vẫn là hai chữ kinh tế.
Các nghị sĩ dân biểu chỉ có 4 tuần lễ để hội họp, vì đến đầu tháng 10, các vị lại phải nghỉ họp để về các đơn vị bầu cử địa phương lo việc tranh cử. Không ai có thể chắc trong thời ngắn đó, Quốc hội sẽ hoàn tất mọi công tác dự liệu, nhưng có điều hầu như chắc chắn là Quốc hội phải quyết định về số phận Saddam Hussein. Trước ngày Quốc hội họp Phó Tổng Thống Dick Cheney và Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld thôi thúc đánh gấp. Đây là một cách gia tăng áp lực đối với Saddam Hussein, và cũng vận động Quốc hội không nên biểu quyết điều gì làm suy yếu áp lực đó. Bởi vậy có lẽ Quốc hội chỉ biểu quyết cho phép "lật đổ" Saddam Hussein. Nhưng lật đổ không có nghĩa là cho phép tấn công quân sự vào Iraq, vì có nhiều cách lật đổ một chế độ.
Trong khi đó cố nhiên Saddam Hussein không chịu ngồi yên để chờ bị lật đổ. Những lời lẽ hung hăng thách thức, những cuộc diễn binh và đào hầm hố ở thủ đô Bagdad để sẵn sàng nghênh chiến chỉ là phiến diện. Mục tiêu chính của Saddam vẫn là làm thế nào cho Mỹ không có lý do gì để tấn công quân sự. Đi dự Thượng đỉnh Thế giới tại Nam Phi, Tariq Aziz, phó Thủ tướng Iraq, nói với CNN: "Tôi đã nói rõ hàng chục lần, hàng trăm lần rằng chế độ chính trị của chúng tôi, lý tưởng chính trị của chúng tôi chống lại lý tưởng và các thủ đoạn của Taliban và al-Qaida". Ông ta cũng cải chính tin nói Iraq có vũ khí giết người tập thể hay đang chế tạo vũ khí hạt nhân. Đây chỉ là những lời nói, tin được hay không là vấn đề khác, nhưng dù sao nó cũng cho thấy Bagdad đã biết rõ nếu không có bằng chứng cụ thể Iraq có liên hệ đến khủng bố al-Qaida, Mỹ khó lòng mở cuộc tấn công quân sự vào Iraq.

Thứ tư tuần này, Tổng Thống Bush triệu tập một cuộc họp quan trọng ở Bạch Cung có sự tham dự của các nhân vật cao cấp thuộc hai đảng, cấp lãnh đạo các ủy ban tình báo, quân lực và đối ngoại Quốc hội để trình bày rõ rệt những gì chính phủ biết về khả năng vũ khí giết người tập thể của Saddam Hussein. Hôm thứ ba, Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld tiết lộ với báo chí chính phủ đã có những tin mật cho thấy Saddam đã gần hoàn thành vũ khí hạt nhân, vậy cần phải lật đổ hắn. Sở dĩ có cuộc họp ở Bạch Cung là vì các cấp lãnh đạo Quốc hội đều muốn biết lịch trình của Tổng Thống Bush tấn công quân sự Iraq như thế nào, cần bao nhiêu quân và tốn bao nhiêu tiền, khả năng theo đuổi một chiến lược không có sự ủng hộ của một liên minh gồm nhiều nước khác sẽ ra sao.
Chưa biết Quốc hội sẽ biểu quyết ra sao về chính sách đối phó với Iraq, có lẽ người ta sẽ biết rõ hơn vào tuần tới khi TT Bush đọc diễn văn trước Đại hội đồng LHQ. Nói đến đánh Iraq lúc này còn quá sớm, nhưng có nhiều phần chắc tất cả những màn chĩa mũi dùi hăm dọa áp lực vào Saddam chỉ nhắm đạt đến bước đầu tiên là buộc Iraq phải chấp nhận các thanh sát viên vũ khí LHQ trở lại nước này. Nhưng nếu Saddam không có vũ khí giết người tập thể hay không chế tạo vũ khí hạt nhân và nếu Saddam sợ bị lật đổ, tại sao ông ta không chấp nhận thanh sát quốc tế như trước mà còn lằng nhằng khi nói sẵn sàng khi nói không" Thật ra, đây là một ván bài, có thể gọi là "ván bài thanh sát" có tính cách sinh tử cho Saddam. Trong cuộc họp Thượng đỉnh Thế giới ở Nam Phi, Iraq cho thấy chỉ muốn nói chuyện vụ thanh sát này với LHQ mà người đại diện là Tổng thư ký Kofi Annan, chớ không nói chuyện với Mỹ. Hiển nhiên Saddam chỉ muốn cho thanh sát với điều kiện của Iraq có sự ủng hộ của LHQ chớ không theo điều kiện của Mỹ. Saddam sợ cái gì vậy" Ông ta sợ Mỹ sẽ nhân vụ thanh sát lần này gây ra một cuộc "khủng hoảng", có thể lại đưa đến việc Iraq trục xuất đoàn thanh sát như lần trước. Và lần này nếu có "khủng hoảng", đó sẽ là lý do chính đáng để Mỹ đánh Iraq dù có hậu thuẫn của các nước đồng minh hay không.
Chính vì thế, trước khi Tổng Tống Bush mở mặt cuộc vận động quy mô tuần này, Saddam đã dàn mặt trận ngoại giao trên bình diện quốc tế từ tháng 7. Saddam chìa bàn tay thân thiện với các nước cựu thù như Kuwait và Saudi Arabia, cả với Iran, xiết chặt quan hệ với Syria cũng là nước kình địch cũ. Ngoài ra Saddam gửi các đặc phái viên qua Trung Quốc và Nga, hai nước thường trực trong Hội đồng Bảo An LHQ. Saddam lấy kho tàng dầu lửa Iraq làm mồi nhử và đề nghị cả một mối lợi lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh NATO của Mỹ. Saddam thừa biết nếu không có các căn cứ ở các nước Ả rập và Thổ, và nếu có 2 nước hội viên thường trực nắm quyền phủ quyết ở Hội Đồng Bảo An chống tấn công quân sự, Mỹ không thể nào đánh Iraq. Và câu hỏi gay go nhất đặt ra: Nếu Saddam ngoan cố không chấp nhận thanh sát, Tổng Thống Bush sẽ làm thế nào"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nước Mỹ đang có vấn đề về chủ nghĩa dân tộc. Hoa Kỳ từ lâu được mô tả là một cái nồi súp thập cẩm đa dạng phong phú, một quốc gia của những di dân và Miền Đất Hứa.
Theo dữ liệu mới nhất Cục Thống Kê Dân Số được phân tích bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cho thấy số quận hạt (county) tại Hoa Kỳ có đa số cư dân là người gốc Hispanic đã tăng từ 34 lên 69 kể từ năm 2000 đến năm 2018.
Một nhóm 17 nhân viên của McDonald tại 13 nhà hàng ở Chicago đã nộp đơn kiện công ty, viện dẫn công ty đã vì lợi nhuận mà đặt nhân viên vào những tình huống nguy hiểm thường ngày, có khả năng bị tấn công bởi những khách hàng nguy hiểm.
Theo tin tức từ The Hill: Uy Ban Quốc Gia Đảng Dân Chủ (DNC) đã gây quĩ được $9 triệu trong tháng 10, ít hơn $16 triệu so với Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa. Tuy nhiên, đó vẫn là tháng gây quĩ tốt nhất trong năm của Dân Chủ.
Mặc dù người lớn tuổi thường có mức quan hệ xã hội không rộng rãi như người trẻ, nhưng họ vẫn có được những người bạn thân, và có một đời sống tinh thần lành mạnh không thua những người nhỏ tuổi đang đi làm.
Những nhà kinh tế học thuộc Societe Generale SA vẫn giữ quan điểm của mình, cho rằng nước Mỹ sẽ bước vào suy thoái vào giữa năm 2020.
Một nghiên cứu mới công bố cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do tôn giáo, và chống đối việc chính quyền can thiệp vào tôn giáo.
Hội Đồng Dân Chủ Gốc Do Thái Hoa Kỳ vừa mới phát hình một quảng cáo ở Florida, tuyên bố rằng tổng thống Donald Trump là mối đe dọa an ninh của người Mỹ gốc Do Thái- theo tin từ South Florida Sun-Sentinel.
Ba thượng nghị sĩ – một Cộng Hòa, hai Dân Chủ- đang sửa đổi những nỗ lực để tăng cường việc kiểm tra lý lịch người mua súng.
Chỉ một ngày sau California, tiểu bang New York vào ngày Thứ Ba 19/11 đã khởi kiện Juul Labs Inc. Theo Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang New York Letitia James, Juul đã vi phạm luật quảng cáo tiểu bang khi nhắm vào tuổi teen cho thuốc lá điện tử, và đưa thông tin sai lạc về nicotine trong sản phẩm này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.