Hôm nay,  

Bài Học Bbc

2/2/200400:00:00(View: 5025)
Cáo giác vô căn cứ, quản trị sai lầm, tổ chức thiếu sót, là kết luận và phán quyết bất khả thượng cầu của Thẩm phán Brian Hutton, đối với Đài BBC. Thế là sau một vài tờ báo lịch sử lâu dài, uy danh to lớn ở Mỹ như Washington Post, New York Times, USA Today đến Đài BBC ở Aâu Châu trở thành nạn nhân của chính hai đăïc quyền của người làm truyền thông. Quyền giữ kín nguồn tin thể hiện qua thuật ngữ báo chí, là do nguồn tin dấu tên hay nguồn tin thông thạo. Và quyền độc lập truyền thông thể hiện qua quyền nghĩ độc lập, viết độc lập, quản trị, tổ chức độc lập. Đó là khuyết tật tất yếu, tai nạn, sơ hở nghề nghiệp của ngành truyền thông tự do. Khuyết tật này có thể lớn hơn trong thời Tin Học, con người bị trừu tượng hoá qua email, websites, điện thoại và máy fax. Nhưng tất cả báo chí, phát thanh, phát hình đối phó với tinh thần trách nhiệm cao và đạo đức nghề nghiệp thực.
Kết luận và phán quyết trên của Thẩm Phán Brian đối với BBC là kết quả một cuộc điều tra bắt đầu từ ngày 29 tháng 5, năm 2003, được tường trình trong một tài liệu dài 328 trang, liên quan đến cái chết của Ô. David Kelly, chuyên viên vũ khí Bộ Quốc phòng Anh. Vài giờ sau phán quyết được công bố, và sau một phiên họp nội bộ của 12 giám đốc của Đài BBC, Giám đốc Chánh trị của Đài, Ô. Anderw Marr, tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC Gavyn Davies sẽ từ chức. Vài phút sau, Tổng Giám đốc Điều hành BBC Gerg Dyke lên truyền hình xin lỗi về một số cáo giác "thiếu căn cứ" của ký giả Andrew Gilligan trong một bài phóng sự phổ biến trên Đài vào cuối tháng 5, 2003. Oâng nói, "Đài BBC thực sự thừa nhận một số cáo giác then chốt do Andrew Gilligan tường trình qua chương trình phát thanh Today, Radio 4, ngày 29 tháng 5 là sai và chúng tôi xin "xin lỗi.", nhưng Oâng vẫn bảo vệ chương trình phát thanh quốc tế của Đài.
Nguyên do chánh, hồi tháng Năm năm, 2003, sửõ dụng một "nguồn tin giấu tên"-- thực tế đó là Ô. David Kelly, chuyên viên vũ khí của Bộ Quốc Phòng Anh -- ký giả Gilligan chuyên về quốc phòng của Đài, cáo giác chánh quyền do Thủ Tướng Tony Blair lãnh đạo, đã " thổi phòng" mối đe doạ vũ khí giết người hàng loạt của Iraq để làm cho việc tham gia chiến tranh Iraq của Anh thêm " hấp dẫn" và để biện minh cho quyết định này của chánh phủ. Cụ thể, Thủ Tướng Blair và những người thân tính đã thêm vào một số tin tức mà tự quí vị ấy đã biết là sai, là Hussein có thể mở cuộc tấn công bàng vũ khí giết người hàng loạt trong vòng 45 phút. Sau bài phóng sự, chánh phủ của Thủ Tướng Blair và Đài BBC tranh luận gay gắt với Đài BBC. Thủ Tướng Anh thách Đài BBC nếu đem ra được bằng cớ, Oâng sẽ từ chức. Còn Đài BBC thì binh vực ký giả Gilligan hết mình. Trong thời gian đó "nguồn tin vô danh" lại bị tiết lộ trên báo chí. Sau một tuần khi tên bị tiết lộ, người ta thấy chuyên viên vũ khí David Kelly nằm chết trong rừng đêm 17 rạng 18 tháng 7. Vô cùng kẹt cho chánh phủ Blair. Bao nhiêu lời đồn đoán và cáo buộc Bộ Quốc Phòng và có thể Thủ Tướng Anh nữa đã trực tiếp hay gián tiếp "xì tin rồi bịt miệng nguồn tin vô danh". Cái chết đầy bí ẩn đó đưa đến cuộc điều tra do Thẩm Phán Hutton thụ lý.

Nhưng kết quả điều tra cho biết. Thứ nhứt, không có bằng chứng Thủ Tương hay bộ tham mưu "thổi phòng" tin tức thêm hấp dẫn và biện minh quyết định tham chiến, như ký giả Gilligan đã nói. Bộ Quốc Phòng Anh không tiết lộ tên "nguồn tin vô danh." Oâng ta chết vì tự tử. Nhưng "cáo giác vô căn cứ"ù của ký giả Andrew Gilligan, Thẩm phán Hutton kết luận, đã tạo ra một cuộc chiến vô tiền khoáng hậu giữa Đài BBC và Phủ Thủ Tướng Anh. Thứ hai, sở dĩ cáo giác vô căn cứ xảy ra đưọc là vì BBC quản trị sai lầm, Hội đồng 12 Giám đốc của BBC quá chú trọng tính độc lập của Đài, đi binh vực bài phóng sự và ký giả trước khi kiểm chứng tánh xác thực của sự kiện; tổ chức chức thiếu sót, ban biên tập và phát thanh, phát hình để cho Glligan phổ biến tin tức mà không kiểm soát theo hệ thống.
Qua vụ BBC này, người ta thấy quyền độc lập của báo chí không bất khả xâm phạm. Giữ kín nguồn tin là cần nhưng dựa vào quyền giữ kín nguồn tin để lấy nguồn tin đó cáo giác người khác, là lạm quyền, tố giác người khác mà không nhân chứng, vật chứng. Dùng kỹ thuật nguồn tin vô danh giữ kín nguồn tin, giành độc quyền tin tức, tranh đua nghề nghiệp, truyền thông đang sữ dụng nhiều là con dao hai lưỡi. Thông thường nguồn tin xin dấu tên cảm thấy không hay ít trách nhiệm, nên có thể biết ít nói nhiều; ký giả dấu nguồn tin có thể nghe ít thêm nhiều ý vào ; toà soạn độc quyền để cạnh tranh tin tức có thể đẩy mạnh lên một chút; từ đó sự kiện có thể biến thành tưởng tượïng. Nhà báo sáng lập tờ USA Today, Al Neuharth, cho nguồn tin vô danh độc hại cho báo chí. Cũng chính vì "nguốn tin vô danh", mà bao nhiêu tai nạn nghề nghiệp cho báo chí. Năm 1981 Washington Post vì nguồn tin vô danh tường thuật một trẻ em mới 8 tuổi đã ghiền xì ke, nhưng em này không hề có trên đời. Năm rồi New York Times bị vố Jayson Blair. USA Today mới đây cũng bị một vụ Jack Kelly.. Và hiện thời BBC cũng kẹt vì nguồn tin vô danh trong vu. Andrew Gilligan.
May mắn người đấu tranh với BBC là Thủ Tướng Anh, chân lý mới được sáng tỏ công khai như vậy. Phải nói thẳng gần đây, môt số lớn ngưòi Việt tỵ nạn CS, trong đó có cá nhân người viết bài này là thính giả trung thành của BBC hơn một phần tư thế kỷ, từ sau 30 tháng 4, 75 đã “không vui” với chương trình Việt ngữ BBC. Không phải vì cách "dùng từ xã hội chủ nghĩa" vì cần đáp ứng theo đối tượng người nghe. Mà vì chương trình Việt ngữ BBC chuyên chở thiếu quân bình khi dành chỗ cho tiếng nói của Nông đức Mạnh, Trần đức Lương, Phan văn Khải, và thiểu số CS thống trị, mà không để chỗ cho tiếng nói của Hoà Thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Lê quang Liêm, Nguyễn văn Lý, và đại khối dân tộc VN bị trị và tỵ nạn CS. Thực tế, chúng ta cũng thông cảm cho chương trình Việt ngữ đài BBC vì không thể tự biến một cơ quan truyền thông thành cơ quan đấu tranh, nhưng hiện thực ở quê nhà cần đưa ra theo nhiều góc nhìn, nhất là khi đồng bào trong nước đang bị nhà nước bưng bít thông tin.
Tế bào con người, tổ chức xã hôi nào sống lâu cũng thoái hoá. Cơ quan nào quá lâu, qua lớn cũng sanh thư lại, quan liêu và cấp thừa hạnh thường lợi dụng, lạm dụng cho mục đích riêng tư. Vì quản trị sai lầm, tổ chức thiểu sót nên cáo giác vô căn cứ mới lên đài được, mới tạo một vố nặng cho BBC. Tin mới nhất hôm chủ nhật cho biết, toàn bộ nhân viên BBC đã gom tiền, mua một trang quảng cáo trên một nhật báo lớn ở London để hỗ trợ vị Tổng Giám Đốc vừa từ nhiệm, trong khi đó có tin Hội Đồng Quản Trị BBC (Boards of Governors) đã bàn luận là sẽ từ chức toàn bộ, nhưng vị vừa từ nhiệm đã khuyến cáo mọi người cần ở lại, để riêng ông ra đi thôi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Việt Báo vào chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019 vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, đã tổ chức cuộc triển lãm pho tượng Thương Tiếc, nhân dịp nầy ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội VAF cũng có mặt để tường trình một số tin tức chi tiết về việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Sự phát triển của kỹ thuật điện toán và công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của xã hội hôm nay, đạo pháp cũng không nằm ngoại lệ.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN biết sợ Tầu là nhục, nhưng còn hơn nghe dân để mất Đảng. Tư duy này đã rõ như ban ngày trong cách hành xử ngoại giao và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, trước áp lực của Trung Cộng, của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975.
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Xưa kia, việc đi ăn ở ngoài phạm vi gia đình là chuyện ít khi xảy ra. Món ăn được nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc gì đáng ghi nhớ như kỷ niệm ngày cưới, hoặc có chuyện vui muốn ăn mừng, thết đãi khách quý, đi chơi xa... thì gia đình mới rủ nhau đi ăn nhà hàng một lần để cùng chung vui.
Đã trở lại do sự yêu cầu của nhiều người, lễ hội 2019 sẽ lớn hơn và nhiều ánh sáng hơn
Tôi nhặt được cụm từ “Kho Trời đã khoá” trong truyện ngắn (Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam) của Tâm Thanh. Người kể chuyện tên Diễm, sinh ra tại Na Uy, và làm việc như một thông dịch viên (on call) cho sở cảnh sát di trú tại thủ đô Oslo. Nhân vật chính tên Vân, bị bắt giữ về tội ăn cắp và nhập cư bấ́t hợp pháp.
Ngôi chùa đầu tiên mình thăm hôm Thứ Năm có tên là Takayama Betsuin Temple Trasure House.
Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương - chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton .... - đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.