Hôm nay,  

Làm Cho Bao Người Khóc

13/03/200600:00:00(Xem: 5570)
- Cám ơn Trung Tâm Asia, cám ơn đại nhạc hội Nhật Trường đã làm cho bao người khóc. Trong đó có người bảy mươi tuổi xưa nay hiếm và đã hiếm nước mắt này. Khóc vì hầu hết diễn viên và khán thính giả thấy lại mình, gặp lại mình, sống lại với những người thân muôn thuở. Những đồng đội, những thân nhân, những bè bạn thương mến còn sống hay đã chết, của mình. Cả một thế hệ, chớ không phải ít ỏi gì, của những người nam nữ đã hy sinh những ngày hoa mộng của đời mình để chiến đấu trong máu, nước mắt, mồ hôi hầu bảo vệ tự do, dân chủ cho mình, cho gia đình, cho đồng bào ở Miền Nam. Đại nhạc hội thu hình "Anh Không Chết Đâu Anh" Nhật Trường-Trần Thiện Thanh, Tình Yêu, Cuộc Đời và Sự Nghiệp" để làm DVD thứ 50 của Trung Tâm Asia vì thế, dưới con mắt truyền thông đại chúng, là một dòng lịch sử bằng hình, viết bằng ca nhạc, với những nhân chứng sống diễn ra trên sân khấu và trong toàn rạp.

Thực vậy -- không phải một mình người viết bài này -- mà cả năm sáu ngàn khán thính giả và diễn viên đều khóc suốt hai buổi trình diễn. Khóc vì vui mừng, mừng gặp lại, mừng sống lại với những kỷ niệm vui buồn sướng khổ nhưng đầy tự tin, tự hào. Không một chút tiếc uổng nếu Trời Phật cho trẻ lại vẫn tiếp tục chọn lại đường đời đầy gian khổ nhưng đầy vinh quang ấy. Một cuộc chiến đấu đã thua một trận nhưng chưa thua cuộc chiến tranh vì đang tiếp diễn dưới một hình thái khác nhưng mới -- đó là cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam hiện tại.

Những ngày buồn sống lại thấy vui vui. Những ngày vui sống lại thấy ngùi ngùi.. Nhưng ngày đẹp nhứt là ngày cùng nhau chiến đấu. Và lhi vui lại khóc, buồn thiu lại cười. Con tim có những lý lẽ mà lý trí không biết. Đó là lý do rất người, của thân phận con người, thân phận của đất nước Việt Nam mang nỗi buồn da vàng và niềm đau nhược tiểu. Nhưng đất nước quê hương càng nghèo, càng khổ bao nhiêu thì tình yêu càng đậm đà gắn bó bấy nhiêu. Người Esquimaux yêu quê hương tuyết trắng, ở nhà tuyết, đốt đèn và ăn mỡ hải cẩu. Người Phi Châu yêu quê hương với rừng sâu núi thẫm, sa mạc nóng cháy. Chính vì khai thác được nghịch lý tâm lý trong tư tưởng quần chúng đó mà Đại nhạc hội thu hình "Anh Không Chết Đâu Anh" Nhật Trường-Trần Thiện Thanh, Tình Yêu, Cuộc Đời và Sự Nghiệp làm đồng bào trẻ già đều khóc. Khóc là sự thành công ở đây, nơi cuộc sống vật chất quá dư thừa, việc làm quá bận rộn không có thì giờ sống với nội tâm, và kỷ niệm.

Diễn viên làm sao không khóc khi chẳng những diễn rất nhập vai mà còn sống thực lại những ngày xưa bi hùng của mình. Bộ đồ trận, cái nón sắt, súng cá nhân M16,súng đại liên 30, đặc biệt là đại liên 60, đơn vị, đồng đội là vợ là con của người quân nhân nơi chiến trường. Tiếng gọi sau cùng của người quân nhân tử thương là "Thiếu úy, trung sĩ ơi." Khán thính giả, vốn số kiếp Con Người, lại là con người tỵ nạn, không trực tiếp cựu quân nhân thì cũng thuộc gia đình quân nhân, nhà binh cả -- làm sao không thổn thức hồn xưa, chuyện cũ khi lời ca, tiếng hát, điệu nhạc, phong cảnh gợi cảm, gợi tình. Từ từ tai mắt đi vào tận đáy lòng và từ đó đi ra từng đường gân thớ thịt, nổi gay ốc, giọt lệ ứ ra, tiếng nấc không cầm được. Khóc vì mừng gặp lại mình, những người thân muôn thuở để cùng sống lại kỷ niệm đầy đau thương nhưng cũng đầy tự hào về những hy sinh đã cống hiến cho đất nước và đồng bào.

Nếu Đông phương nói "Cổ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu", và Tây Phương, trong đó có Tướng MacArthur Mỹ đại thắng CS ở Triều Tiên, nói người quân nhân không chết mà chỉ mờ nhòa vào trong lịch sử, thì người quân nhân Việt Nam Cộng Hòa thấy tâm hồn chưa bao giờ giải ngũ, tình đồng đội không bao giờ mất trong tim óc dù bây giờ xuất ngũ làm mọi ngành nghề trong cũng như ngoài nước Việt Nam. Bao lâu hòa đồng được nội tâm và ngoại cảnh, bao lâu hội nhập được chủ quan và khách quan, bao lâu nối được mối dây liên đới trước sau, lúc đó văn nghệ, ca nhạc, thi văn trờ thành vì quần chúng, do quần chúng, của quần chúng. Tức là đạt đến nghệ thuật quần chúng, tinh lý của truyền thông đại chúng.

Quả vậy bài hát 'Anh Không Chết Đâu Anh' mở đầu, và kết thúc, kể chuyện bằng tiếng nhạc, lời ca của Trần Thiện Thanh nói về cái chết của Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến Vũ Mạnh Hùng trên Cầu Bình Lợi, của Đại Tá Nguyễn Đình Bảo tại căn cứ Charlie, của Đại Úy Pháo Binh Nhảy Dù Nguyễn Văn Đương trên đỉnh đồi 31 hay của cô tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Mộng Thường yêu chàng Thiếu Úy Biệt Động Quân Phạm Thái. Sinh ly tử biệt là thân phận mà Thượng Đế đã dành cho Con Người, nhưng Con Người ý chí cao xa hơn vũ trụ, biết biến đổi thành cao cả. Ninh thọ từ bất ninh thọ nhục (thà sống vinh hơn chết nhục). Chiến binh có mấy người đi trở lại những vẫn yêu, yêu tha thiết, yêu thủy chung.

Âm nhạc là tiếng nói của tâm hồn làm cho con mắt là cửa sổ tầm hồn mở rộng, ngất ngây trước những kỷ niệm không bao giờ quên của người Miền Nam. Cái phong Trường Gia Long, hình ảnh Nhà Thờ Đức Bà của một thủ đô Saigon, nơi xuất phát bao người yêu của lính, bao mối tình đẹp có, đau có. Bài hát Hàn Mạc Tử gợi lại niềm đau của quê cha đất tổ bị mất, đau như dân Chiêm Thành mất nước, suy vong,.

Một số người trong cuộc chiến, cuộc tình, cuộc sống đó-- một Phan Nhật Nam, một Minh Hiếu, một Mỹ Lan, một Thanh Tuyền, một Phương Dung, một Chế Linh, một Trung Chỉnh, v.v. -- đã từng sống với lính, vui buồn cùng lính, làm nhân chứng sống cho Nhật Trường, cho người nhạc sĩ của Lính, trong đại nhạc hội. Thanh Thúy khóc, Minh Hiếu khóc, bao diễn viên khóc và cả rạp cùng khóc cho mình, cho người, cho đồng đội còn sống hay đã chết, cho những người thân muôn thuở, khóc cho đất nước Việt Nam đồng bào Việt Nam hiện còn bị gông cùm CS.

Không những thế hệ thứ nhứt mà thế hệ thứ hai cũng khóc. Lớp trẻ diễn viên và khán thính giả chiếm gần phân nửa tổng số có mặt. Dù chưa sống trong hoàn cảnh lịch sử bi hùng đó, thế hệ trẻ xem những hy sinh, những quên mình chiến đấu vì nước vì dân như vậy sẽ tự hỏi tại sao. Chỉ cần thế hệ trẻ hỏi hai chữ tại sao -- là đại nhạc hội đã thành công trên phương diện tâm lý quần chúng rồi. Vì đã hỏi là phải trả lời. Muốn trả lời, lớp trẻ phải tìm hiểu. Tìm hiểu sẽ thấy nếu không có lý do chánh đáng thì thế hệ cha anh không bao giờ chiến đấu hy sinh như vậy. Nếu không có chánh nghĩa thì không bao giờ cha anh mình dù lớn tuổi, chân mỏi gối vẩn dùn vẫn còn tiếp tục cuộc chiến đấu bằng chánh trị - đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam như bây giờ. Nếu không có cha mẹ mình chiến đấu hy sinh như vậy làm gì mình được có mặt ở Mỹ, ở các nước tự do, dân chủ, để có cơ hợi tiến thân vạn lần hơn những người đồng trang lứa trong nước. Là những người ăn học Âu Mỹ duy lý và thực dụng, thế hệ trẻ sẽ tự tìm ra câu trả lời. Câu trả lời duy lý và thực tiễn là cha anh mình có lý. Người đi trước hy sinh là vì mình đi sau. Người lớn tuổi đang tranh đấu là vì lớp trẻ chơ đâu có ai muốn làm vương làm tướng gì nữa đâu.

Tôn giáo không thể hiểu bằng lý trí mà bằng trực giác. Nhạc không thể đánh giá bàng nhạc lý mà bằng thưởng thức. Nghe nói Trung Tâm Asia sẽ thực hiện DVD "Anh Không Chết Đâu Anh: Nhật Trường-Trần Thiện Thanh, Tình Yêu, Cuộc Đời và Sự Nghiệp" và phát hành ngày 30-4 năm nay. Với bầu không khí Quốc Hận, chắc chắn bà con cô bác sẽ có dịp gặp lại mình, sống giữa bè bạn như bao người đã khóc vì mừng đã gặp lại mình, sống giữa những người thân muôn thuở khi xem hai buổi đại nhạc hội gần đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.