Hôm nay,  

Bầu Cử Độc Diễn

01/09/200200:00:00(Xem: 4365)
Để làm bàn cho Hiệp định Paris giúp Mỹ rút khỏi VN trong danh dự, Đại sứ Mỹ Bunker, được dân Saigon lúc bấy giờ tặng cho hỗn danh, là Oâng Già Tủ Lạnh, dàn dựng ra cuộc bầu cử độc diễn cho Cố TT Nguyễn văn Thiệu, nhiệm kỳ hai. Vì độc diễn, TT Thiệu không huy động được nội lực dân tộc, không chống lại được kế hoạch Mỹ việt nam hoá chiến tranh, bức tử VNCH bằng Hiệp định Paris, giúp cho CS Hà nội nhuộm đỏ toàn bộ đất nước VN. TT Thiệu lưu vong, buồn nỗi buồn nhược tiểâu, đau nỗi đau "làm bạn với Mỹ rất khó", trong niềm cô đơn cùng cực đến khi nhấm mắt xuôi tay. Quân dân cán chính VNCH bị đày đi tù trong các trại tù nhỏ Việt Cộng gọi là "trại cải tạo" khắp rừng thiêng nước độc. Bao người khác mất quê hương ngay trên quê cha đất tổ của mình, sống trong trại tù lớn là xã hội VN do CS kiểm soát chặt. Ba triệu người khác gạt lệ bỏ nước ra đi tìm tự do, bằng mọi cách. Điểm tập họp lớn nhứt là California. Tiểu bang này chứa một cộng đồng người Việt lớn nhứt thế giới, chỉ sau cộng đồng quốc gia 79 triệu ở VN.
Bầu cử độc diễn đã giết đời chánh trị của một tướng lãnh đa mưu túc trí của quân đội VNCH, lúc bấy giờ mạnh nhứt Đông Nam Á. Bầu cử độc diễn đã bức tử một quốc gia đồng minh đã từng cùng chiến đấu, cùng xây dựng với Mỹ hàng chục năm trời. Bây giờ đã cách xa quê nhà nửa vòng Trái Đất, đã gác lại dĩ vãng 27 năm, người Việt ở Cali, đại đa số hiện đã thành cử tri người Mỹ gốc Việt. Đọc bài bình luận báo động bầu cử độc diễn, của nhựt báo The Orange County Register này Thứ Ba 13 tháng 8, năm 2002, nhiều người nổi gai ốc hồi nào không hay.
Thực vậy, hai mươi mấy năm nay ở Mỹ, người Mỹ gốc Việt có nghe bầu cử độc diễn là nghe ở Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Cộng, Cuba CS hay cùng lắm là ở Miên, Iraq, Congo. Chớ làm gì có bầu cử độc diễn ở Mỹ. Mỹ là đất nước tự do, bầu cử dân chủ; hai đảng Cộng Hoà, Dân Chủ tranh cử ồn ào, náo nhiệt vui ra phết. Nhưng những hình ảnh vui đẹp ấy không có, ít ra cho đến bây giờ, trong thực tiễn sinh hoạt của cuộc vận động bầu cử tháng 11 này, tại tiểu bang Cali. Thực ra ở Mỹ cũng có một vài tiểu bang chỉ có một đảng cầm quyền: Utah, Idaho là của Cộng Hoà; Massachussetts, Maryland là của Dân chủ. Nhưng tiểu bang Cali là tiểu bang đông dân nhứt, nhiều dân biểu tại Hạ Viện Liên bang, và là tiểu bang xuất thân của nhiều tổng thống từng đưa ra nhiều đường lối, chánh sách mới cho cả nước Mỹ. Thế mà kỳ bầu cử tháng 11 này Cali đang rơi dần xuống vực độc diễn. Lý do là Đảng Cộng Hoà thiếu tiền vận động, gần như bị văng ra rìa khắp tiểu bang trong cuộc tranh cử.
Cụ thể như Thống đốc Gray Davis của Đảng Dân Chủ, tái ứng cử gần như không có đối thủ. Dù suốt nhiệm kỳ thống đốc sắp mãn của Oâng, nhiều việc làm của Oâng cần phải đặt câu hỏi, Cal bị khủng hoảng điện, ngân sách khiếm hụt, medical của người nghèo và già bị cắt giảm. Nhứt là đề nghị tăng thuế của Oâng, dù Đảng Dân Chủ đa số ở Quốc Hội Cali, vẫn bị chống đối khiến ngân sách bế tắc gần đây; chỉ cần 4 lá phiếu nữa là đủ túc số thông qua mà kiếm không ra.

Dù vậy trong cuộc vận động tranh cử vào chức Thống Đốc Tiểu bang, Ô. Davis thuộc Đảng Dân chủ, coi như một mình một chợ. Đối thủ của Oâng là ứng cử viên Cộng Hoà, Ô. Bill Simon, coi như kẹt cứng không gây quỹ không đủ để đài tho cuốc vận động vốn rất tốn kém, đơn vị tính bằng triệu đô la. Chẳng riêng gì Oâng Simon, mà hầu hết tất cả ứng cử viên của đảng Cộng Hoà khắp tiểu bang đều đồng chung số phận thiếu tiền vì không cạnh tranh nổi với đảng Dân Chủ trong việc gây quỹ vận động.ï TT Bush có đến Cali đi một vòng ủng hộ gà nhà Cộng Hoà, nhưng kết quả gây quỹ cũng thua Dân Chủ vì hiện là Dân Chủ là đảng cầm quyền của Tiểu bang và đã bỏ xa những ứng cử viên Cộng Hoà đối lập.
Đắc cử ở Mỹ tùy thuộc uy tín cá nhân, chương trình ứng cử, tinh thần đảng phái thì ít mà do quảng cáo, tuyên truyền, vận động qua truyền thanh, truyền hình, báo chí, nói chung là truyền thông đại chúng thì nhiều. Mà nói đến truyền thông thì vô cùng tốn kém. Do vậy số gây quỹ được thường là chìa khoá thành công, dấu hiệu thắng cử. Khó mà đắc cử vào các chức vụ then chốt của Cali nếu không quảng cáo, vận động, mướn giờ để xuất hiện các đài truyền hình ở Vùng Los Angeles, Vùng Vịnh Miền Bắc và các thành phố chánh.
Nhưng nói về gây quỹ thì cho đến bây giờ thấy Cộng Hoà đã bị Dân Chủ bỏ xa. Thí dụ ứng cử viện Dân Chủ vào chức Chưởng lý tiểu bang gây quỹ được 6 triệu 36 đô la, còn ứng cử viên Cộng Hoà chỉ được 61ngàn 993. Trong cuộc chạy dua giành chức Uûy Viên Kiểm soát Ước Chi, ứng cử viên Dân Chủ được 3 triệu 4 đô la trong khi Cộng Hoà chỉ có 75 ngàn 794â. Đứng trên bình diện tiến kiếm được để làm chi phí vận động cử tri đầu phiếu, cuộc tranh cử giữa Dân chủ và Cộng Hoà là một cuộc chiến đấu giữa người khổng lồ và người chim chít.
Đồng ý, đảng cầm quyền bất cứ lúc nào và ở đâu cũng có lợi thế hơn đảng đối lập. Những công ty lớn, những nhà kinh doanh, tài phiệt, dân áp - phe thường phù thịnh, có lợi nhứt thời, hơn phù suy. Đó là chưa nói tâm lý người có tiền làm ăn lớn lo ngại giúp cho ứng cử viên đối lập, lợi đâu chưa thấy, đã phải lo ứng cử viên cầm quyền mất cảm tình, khó làm ăn. Thế kim tiền áp đảo của Dân Chủ trong xã hội kim tiền với chi phí vận động vô cùng tốn kém của Mỹ như ở Cali, tự nó đã nói lên ai thắng ai rồi, trừ khi ngựa về ngược, rất hiếm.
Do vậy người ta không ngạc nhiên thấy ứng cử viên Cộng Hoà ít có mặt trên truyền hình, ít tiếng nói trên truyền thanh, và cũng ít được xuất hiện trong các cuộc gây quỹ mà mỗi dỉa đồ ăn người của Dân Chủ thường ra giá hàng trăm đô la. Đảng Cộng Hoà bị truyền thuyết, mang tiếng là Đảng của dân giàu đâu không thấy, chớ thấy các tai to mặt lớn lắm bạc tiền, nhiều nhà đất và cổ phiếu công ty là những khách thường có mặt trong các tiệc gây quỹ cho ứng cử viên Dân Chủ.
Bịnh thờ ơ đi bầu đã là một bịnh trầm kha trong nhiều cuộc bầu cử Mỹ. Bịnh ấy nặng thêm với cuộc vận động và bầu cử gần như độc diễn của đảng cầm quyền là Dân chủ, nhờ lợi thế gây quỹ nên có tiền vận động mạnh và nhiều.
"SOS! Hãy cứu cuộc bầu cử dân chủû, hãy bảo vệ quyền tự do chọn lựa của chúng ta." Những người làm chánh trị chân chính, những người dân yêu tự do dân chủ đang kêu gào. Hy vọng đó không phải tiếng kêu trong sa mạc thờ ơ đi bầu, cơn bịnh của nền dân chủ Mỹ.
Nói đi thì cũng nói lại, cần công bằng nhìn lại trường hợp Simon, người đại diện Đảng Cộng Hòa ra giành ghế Thống Đốc Cali. Simon xui xẻo vì các tai tiếng vì công ty cũ của ông, những vụ bị phạt vì khai thuế gian, và nhìn lên TV thì bị khui ra giữa lúc các tổng giám đốc liên tục bị điều tra vì gian lận sổ sách. Đó cũng là lý do chính nhiều người tránh né Simon, kể cả khi TT Bush tới ra sức giúp. Có phải thời điểm cũng là yếu tố quan trọng"


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.