Hôm nay,  

Chúc Lành Cho Tình Ca

26/09/200200:00:00(Xem: 3785)
"….Người ta có thể coi những bài hát của Trịnh Công Sơn là những bản tình ca, nhưng là những tình ca không có hạnh phúc. Người ta, cũng vẫn có thể coi giọng hát Khánh Ly, là một giọng để hát những bản tình ca. Nhưng chính những bài hát đó đã biến nàng thàng người góa phụ của cuộc chiến tranh này. Và Khánh Ly hát, là một cách để tang cho những người đã chết".
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, người phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề trên Đài Phát Thanh Saigon trước 1975, khi giới thiệu giọng ca Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn, đã viết và nói vậy.
Khánh Ly sinh năm Ất Dậu, 1945. Sinh nhật 6-3. Năm người nữ danh ca chào đời: thế chiến thứ hai kết thúc và chiến tranh Việt Nam bắt đầu. Nếu "Khánh Ly hát là một cách để tang" nói như Nguyễn Đình Toàn, thì giọng hát Khánh Ly là giải khăn tang cho hơn ba triệu người chết, kể cả một triệu nạn nhân nạn đói năm Ất Dậu tại miền Bắc Việt Nam.
Ký ức một người làm thơ nhớ về Saigon 1959 và Khánh Ly: "Cát Xê" đài Saigon thời ấy là 160 đồng/ gần 40 bữa cơm bình dân. Rất lớn cho các cô cậu không nhà. Và cô bé Lệ Mai 15 tuổi, áo đầm trắng nhầu nát, chân tay tong teo, đen đúa, ngồi cả giờ đồng hồ tập một điệu ru con miền Bắc, để ngâm thơ trong chương trình "Tiếng Thơ" của đài phát thanh Saigon, do nhà báo kiêm nhà thơ Mặc Thu phụ trách.
Không lâu. Chỉ 5 năm sau, cô bé Lệ Mai thành Khánh Ly.
Đó là lúc bắt đầu ca khúc Trịnh Công Sơn.
Và Khánh Ly chân đất bước lên bục gỗ tuổi trẻ trong khuôn viên Văn Khoa, sân quán Văn.,…để rồi thức thâu đêm suốt sáng với bằng hữu.
Đó cũng là thời bắt đầu của những máy cát xét thô sơ.
Và tiếng hát Khánh Ly, qua những băng cát xét ghi âm từ các buổi hát ngoài trời, trở thành món quà trao tay thân thiết giữa những người tuổi trẻ.

Từ sân trường Văn Khoa, tiếng hát ấy đi thằng ra chiến trường với những người lính miền Nam đang kề cận cái chết, trước khi thành Khánh Ly danh ca hát ở Paris 1969, lưu diễn Hoa Kỳ 1970, giọng ca "top hit" thời "Diễm Xưa" tại Nhật, rồi thành chủ phòng trà Khánh Ly trên đường Tự Do, cho tới tháng Tư 1975, trước khi Saigon xụp đổ.
Với người ngoài cuộc, chiến tranh Việt Nam kết thúc từ 1975. Nhưng cuộc chiến ấy chưa hết những người chết vì nó: chết trong các trại tập trung, chết trên biển đông…Cũng chưa hết những người sống bị dày vò vì nó. Tại Việt Nam, sau những năm tù đày, nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã gần như bị mù, nhà thơ Mặc Thu thành ông lão cùng quẩn.
Con đường Khánh Ly chọn, khi tiếp tục ca hát giữa một cộng đồng lưu vong với đầy vết thương bị nhiễm trùng, cũng chẳng êm ái gì. Nhưng Khánh Ly vẫn cười. Không vì vậy mà người một thời hát tình ca chân đất chấp nhận phải lên án bạn cũ.
Mọi loại sự nghiệp của những người tự do tại miền Nam Việt nam đều đã tan nát từ sau Tháng Tư 1975. Khánh Ly là một trong những nghệ sĩ trình diễn hiếm thấy tại hải ngoại, sau khi tan nát, đã tạo dựng được một "sự nghiệp thứ hai" như Nhà Văn Mai Thảo vẫn nói.
Trong sự nghiệp mang tên là Khánh Ly, dù trước dù sau, có hai thứ không thể tách rời, bất khả tương nhượng: Tình bạn và âm nhạc. Đó là đôi chân khi đi, đôi cánh khi hát, đôi mắt khi diễn. Khánh Ly gìn giữ nó, chung thủy với nó. Và nó chung thủy với Khánh Ly. Nó cùng Khánh Ly liên tục đi tới và bước lên những bục gỗ trên khắp thế giới. Nó cùng Khánh Ly bước sau quầy bếp trong ngôi nhà gia đình đầy bằng hữu, nấu món "gỏi rau muống" cho bữa ăn vui bạn.
Trong 35 năm chiến tranh rồi lưu vong. Khánh Ly đã mang tới cho chúng ta, những người từng được nghe bà hát, biết bao nhiêu kỷ niệm. Chính chúng ta mang nợ người nghệ sĩ.
Chúc lành cho tình ca. Những tình ca sẽ hát cho tự do, hòa bình và hạnh phúc, đang tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.