Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

08/03/200400:00:00(Xem: 5236)
Làm văn hóa cần nhất là phải có tư cách văn hoá!

Trung Tỉnh Cư Sĩ - Cabramatta NSW

Tôi là người trước đây đã vài lần đóng góp ý kiến trên mục Diễn Đàn Độc Giả của qúy báo, và như đã thưa trong những lần đóng góp trước, tôi vốn là người mê chữ nghĩa, trọng người có học, nhất là những người khoa bảng. Vẫn biết xưa nay bể học thì vô cùng, và lúc nào tôi cũng tâm nguyện “khai quyển hữu ích” (mở sách là có lợi), nên tôi cũng giống thân phụ, thấy sách là qúy, gặp quyển sách là chả lúc nào. Vậy mà học hành cả một đời người, tôi vẫn luôn tự coi mình là kẻ ngồi đáy giếng, (nên mới có biệt hiệu Trung Tỉnh Cư Sĩ), và nhìn lên các vị giáo sư, tiến sĩ, lúc nào tôi cũng chỉ mong được học hỏi, vì so với các vị, tôi thấy mình như “kê lập hạc quần”, mình chỉ như con gà ướt giữa đàn chim hạc chim phượng. Ấy vậy nhưng mà xem cái chuyện ông luật sư Cung Đình Thanh ra mắt tác phẩm khảo cứu “Tìm về nguồn gốc Văn minh VN dưới ánh sáng mới của khoa học” thì tôi thấy nó đầu voi đuôi chuột, chiêng trống thì ầm ĩ, nhưng sao mà hữu danh vô thực. Vì vậy, tôi viết thư này xin các vị được mệnh danh là trí thức khoa bảng, trong đó có ông Cung Đình Thanh, một khi đã tự nhận mình làm văn hóa, thì hãy cố gắng có tư cách của một nhà văn hóa, để xứng với cái danh xưng, cái bằng cấp của mình, và cho những người như chúng tôi noi gương.
Tuần rồi đọc bài viết của ông Hữu Nguyên thấy ông nói đến cái chuyện bốn ông xẩm sờ voi, tôi thấy nói vậy thì nặng nề quá. Theo tôi, tôi nghĩ việc làm của ông Cung Đình Thanh là việc “nhòm báo qua ống trúc” (quản trung khuy báo) thì đúng hơn. Nhìn một con báo mà nhìn qua ống trúc thì chỉ thấy cái đốm của nó chứ có bao giờ biết được con báo hình thù thế nào" Qúy ông phải đồng ý, cái vấn đề truy tìm nguồn gốc văn minh Việt Nam là một chuyện lớn lao vô cùng, nó thiên nan vạn nan lắm, chứ nếu mà nó dễ dàng thì thiên hạ, bao nhiêu bậc tài trí kiệt hiệt nhất Việt Nam, nhất cả thế giới, đã chẳng tranh cãi suốt bao nhiêu thế kỷ nay. Mà xin thưa, những vị tranh cãi đó đều là những dân khoa bảng, có bằng cấp về lịch sử, về khảo cổ, về văn minh VN cả. Các vị đó đã học cả mấy chục năm về khảo cổ, về lịch sử, về nhân chủng... rồi cũng đã dầy công nghiên cứu cả đời cùng với không biết bao nhiêu sư phụ, bằng hữu. Vậy mà vẫn tranh cãi suốt bao thế kỷ. Thế mới biết, đó không phải là chuyện dễ dàng. Ở bên Mỹ tôi biết cũng có Viện Việt Học mà trước đây, viện trưởng là ông Nguyễn Khắc Hoạch, còn bây giờ là giáo sư Trần Ngọc Ninh, họ đều là những người tài giỏi mà cũng không dám đưa ra những học thuyết táo bạo nói văn minh Việt Nam mình là cội nguồn của văn minh Đông Á như ông Cung Đình Thanh. Thì ra người hiểu biết bao giờ cũng thận trọng. Còn kẻ ngồi đáy giếng không biết mình, biết người thì lại hay khoa ngôn đại nghĩa. Ông Ninh trước kia từng là giáo sư y khoa tại đại học y khoa Sàigòn, lại kiêm luôn giáo sư văn minh đại cương và văn hóa Việt Nam tại Viện đại học Vạn Hạnh. Đã vậy, ông còn làm tổng trưởng văn hóa xã hội đặc trách giáo dục thời trước 1975. Ông cũng còn là tác giả của không biết bao nhiêu công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, văn minh Việt Nam. Nhưng khi bàn luận về văn minh Việt Nam với ông Bình Nguyên Lộc, ông vẫn thận trọng từng ly từng tý. Xưa nay, cái chuyện lập ngôn, lập thuyết bao giờ cũng là điều hệ trọng. Nó không những liên hệ đến cái danh dự cái uy tín của mình mà còn ảnh hưởng đến thế hệ trẻ hôm nay lẫn cả mai hậu. Bể học xưa nay thì rộng vô cùng và sâu cũng vô cùng. Vì thế, khi mình học nghề nào thì nên chuyên tâm về nghề đó. Có lập ngôn lập thuyết thì cũng nên lập ngôn, lập thuyết về cái nghề chuyên môn mà mình am tường. Còn nếu như mình học luật, mà trời cho mình thông minh quá xá, hoặc do duyên đời đưa đẩy, bỗng dưng một ngày nọ, mình phát minh ra cách chữa khỏi bệnh ung thư, thì mình cũng phải biết tìm đến những bác sĩ chuyên khoa về ung thư để trình bầy. Chứ bỗng dưng tuyên bố rùm beng trên báo, rồi hội họp phát ngôn tùm lum thì chỉ gây hoang mang trong dân chúng mà thôi.
Điểm thứ hai tôi xin đóng góp với ông Cung Đình Thanh là trong cuốn sách “Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh VN” gồm có 14 chương do ông viết và 4 phụ lục thì tôi thấy có tới 13 chương và 3 phần phụ lục (1 của ông Nguyễn Văn Tuấn, 1 của Vĩnh Như & Hoài Văn Tử, và 1 của ông Nguyễn Đức Hiệp) đều được in lại từ trong tạp chí Tư Tưởng, trong đó có nhiều bài đã viết cách đây gì cũng cả 5, 6 năm. Cái việc tập hợp bài cũ đã viết trong báo, trong tạp chí rồi in thành sách bán với giá $50 đã là điều đáng trách lắm rồi, nhưng tôi thấy còn đáng trách hơn là tôi thấy cả 3 phần phụ lục in lại, nhưng không hề thấy ông Luật sư đề cập. Như vậy là thế nào" Là một tác phẩm khảo cứu, nhất là khảo cứu về văn minh Việt Nam, thiết tưởng, qúy vị cần làm việc sao cho có văn hóa một chút. Muốn làm văn hóa thì trước hết phải có con người văn hóa. Nhất là qúy vị đều là thành phần khoa bảng, luật sư, giáo sư, tiến sĩ. Chẳng lẽ ra mắt một cuốn sách dầy tới hơn 600 trang, mà chỉ có vỏn vẹn 40 trang là viết mới (Chương 1: 19 trang; Phụ lục 2: 20 trang), còn thì đều in lại những bài cũ rích cả, thì thử hỏi “văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học” là “mới” ở chỗ nào" Là những người làm công tác khoa học và văn hóa, chắc qúy vị thừa hiểu, khi ra mắt một cuốn sách, cái điều tối kỵ là “bình mới rượu cũ”. Ở đây đã “rượu cũ”, qúy vị lại còn tảng lờ không nhắc đến, như vậy có đáng trách hay không" Một người buôn thúng, bán bưng bình thường ở chợ cá Trần Quốc Toản mà làm như vậy cũng còn bị kết tội cả về uy tín lẫn trách nhiệm luật pháp, huống hồ gì qúy vị là những người tự xưng là trí thức, tự xưng là đi làm văn hóa. Một món hàng cũ phải đề rõ ở bên ngoài là “second hand”. Một món hàng chưa ai dùng, chỉ để trưng bầy, nhưng khi bán cũng phải ghi rõ để người mua hiểu. Huống chi là một một tác phẩm văn hóa.
Trước khi dừng bút, tôi nhớ là tuần trước thấy ông Hữu Nguyên có viết, không biết Vĩnh Như và Hoài Văn Tử là ai, ở đâu. Tiện đây tôi xin thưa cho rộng đường hiểu biết chung trong thiên hạ. Theo tôi biết thì Hoài Văn Tử là một dịch giả nổi tiếng từng dịch nhiều thi phẩm Việt Nam giá trị sang tiếng Anh như Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Lục Vân Tiên. Hiện cụ cũng ngoài 70, và đang sống ở Mỹ hay Canada thì phải. Còn Vĩnh Như thì là bút hiệu của Lữ Tấn Hồng, cựu thẩm phán tòa án quân sự đặc biệt (có lẽ cùng thời với chánh án người Bắc kỳ Hà Như Vinh""). Nếu tôi nhớ không lần thì cả hai vị đã viết chung cuốn Các Pháp Môn Thiền thì phải" Nếu qúy vị nào thấy tôi nói không đúng, xin vui lòng đóng góp, tôi xin kính cẩn rửa tai lắng nghe những lời vàng ngọc của qúy vị.

*

Một vài đóng góp với ông Cung Đình Thanh

Lê Thị Bạch Tuyết - Sydney NSW

Theo sự quảng cáo của ông Hữu Nguyên trên báo SaigonTimes tuần rồi, đã làm cho tôi nhiều thắc mắc. Đàn bà con gái thì cũng tò mò mà cũng khoái nữa. Mình đang mang tiếng là dân mọi rợ bị người Tàu khai hóa, bị Pháp khai hóa, nay nghe ông LS Thanh ông ấy bảo là văn minh còn có trước cả ông Bàn cổ bà Nữ Oa ở bên Tàu thì sao mà không khoái. Vì vậy, tôi nhất quyết phải đi dự buổi ra mắt sách của nhóm ông Cung đình Thanh để tìm hiểu thêm một ít kiến thức. Đến khi bước vào hội trường tôi hơi ngạc nhiên là sao chỉ có lèo tèo khoảng100 người tham dự là nhiều. Thiệt sao mà bà con mình lại thờ ơ với sinh hoạt văn hóa như vậy nhỉ" Mình đang có 4000 năm văn hóa, nói đến 5000 chỉ sợ người ta cười, mà nay ông LS Thanh nói mình có tới mấy chục ngàn năm thì đó phải là chuyện văn hóa động trời phải được nhiều người hưởng ứng mới phải.
Ngồi nghe mấy vị diễn giả giới thiệu về cuốn sách tôi mới ngạc nhiên là đa số các vị đều bô bô xác nhận chưa có thời gian đọc sách và có vị có đọc nhưng xem ra cũng chẳng hiểu gì. Do đó tôi có cảm tưởng như tất cả đều hững hờ "bịt mắt sờ voi"... Đến phần quan khách phát biểu thì hầu như gần hết đã đi không đi đúng trọng tâm của buổi phát hành sách. Đến phần quan trọng nhất là chính tác giả Cung Đình Thanh thì ông cũng thú nhận là ngay chính ông và những cộng tác viên đều không phải là những nhà chuyên mộn trong lãnh vực này mà họ chỉ đi tìm hiểu ghi lại những gì đã có sẵn trên thế giới và đúc kết lại theo nhận xét riêng... Tuy nhiên có một câu đã làm tôi hơi thắc mắc. Ông Thanh cho biết, trong Cộng Đồng chúng ta có rất nhiều nhân tài ôm bụng kinh luân, khi ở trong nước đã bị CS không chế không có đất dụng võ, nhưng khi ra Hải Ngoại từ bao nhiêu năm qua cũng không có cơ hội cống hiến tài năng cho CĐ và bây giờ, với nhiệm kỳ của ông Phan Đông Bích thì ông Thanh hy vọng họ sẽ có cơ hội thi thố tài năng. Với lối nói này, chúng tôi không hiểu ông Thanh có ý gì""" Tại sao những nhiệm kỳ chủ tịch cộng đồng trước ai đã không cho họ cơ hội, hay là vì các BCH tiền nhiệm chống cộng qúa gắt gao hay không""" Phải đợi cho đến bây giờ mới có cơ hội" Tất cả qúa mơ hồ như một lời xúc xiểm, tạo mâu thuẫn khiến có thể gây ngộ nhận trong CĐ. Tôi nghĩ ông Thanh nên giải thích chuyện này cho mọi người hiểu rõ thì tốt hơn.


Tóm lại, sau khi dự buổi ra mắt sách này tôi xin có một vài nhận xét như sau: 1)- Điểm thứ nhất: Chỉ có ba giờ đồng hồ , giới thiệu mười quyển sách nhỏ và một quyển sách lớn, chen lẫn sáu tiết mục văn nghệ và những lời diễn thuyết không chủ đề khiến tôi có cảm tưởng là những phiên họp tổ dân phố dưới xã hội CS. Bởi lẽ cán bộ hạ tầng rất sợ nói nhiều để lòi ra cái bịp, đắc tội với Đảng, nên họ chỉ nói vài câu lấy lệ mang tính lang thang rồi tuyên bố "Nói chung chung như thế là chúng ta nhất trí nhé" thế rồi tự mình vỗ tay cho cả làng vỗ tay theo. Như vậy có lẽ giới thiệu thêm chục cuốn nữa cũng còn dư thời gian.
2)- Điểm thứ hai: Tất cả các "học giả" đều "học thật" mỗi ngành khác nhau chẳng liên quan đến lịch sử và văn học Việt Nam thì lấy gì mà nói. Hơn nữa, trong đó có vị đi du học từ lúc mới lớn, đến tiếng mẹ đẻ đôi lúc còn chữ nhớ, chữ quên thì lấy gì mà đóng góp giới thiệu thuyết trình về một đề tài đến cả học giả cũng còn giật mình" Nó chẳng khác nào tình trạng hai cán bộ CS Nguyễn Huệ Chi và Hoàng Ngọc Hiến viết về lịch sử người Tỵ Nạn trong vụ WJC mà ông Nguyễn Hữu Luyện đang theo đuổi vụ kiện. Có lẽ đây cũng chỉ là trò sao chép theo lối "Đầu Ngô, Mình Sở" cho thiên hạ "Mua vui cũng được một vài trống canh" thì đúng hơn. Tất cả những sáo ngữ và dẫn chứng mơ hồ của những diễn giả chỉ thể hiện rõ ràng nhất là "Cỡi ngựa xem hoa" hay "áo thụng vái nhau" cho nó đã, như để che giấu cái ẩn ức của những mảnh đời sợ bị lãng quên khi chính họ không có gì để nhớ. Và có lẽ đây cũng là dịp để một số người được dịp hát câu "Đừng quên Tôi" trong bài hát "Forget me not" của Tây thì phải...
3)- Cầm quyển sách trên tay, đọc ngấu nghiến để mong tìm ra "chân lý". Tuy nhiên, cuối cùng thì tôi cũng có cảm tưởng chính mình cũng đang trở thành một thằng mù sờ voi. Đến khi lật tấm bìa sau thấy có đoạn viết "Sau khi ở Hoa Kỳ về, biết rõ thế nước, ông đã từ chối mọi đề nghị hợp tác chính trị". Tuy nhiên cũng không thấy nói rõ từ chối ai và ai đã mời gọi. Theo cái mập mờ của đoạn văn này, tôi chợt nghĩ đến nhân vật Khổng Minh thời Tam Quốc hay Nguyễn Bỉnh Khiêm nước ta tái thế. Thì ra ông Thanh cũng phải là người giỏi lắm chứ không phải là một người bình thường đâu. Còn trẻ như vậy mà đã biết rõ thế nước. Còn mấy chục triệu người Việt Nam chẳng ai biết rõ nên cứ chống cộng như điên vậy thôi. Như vậy có lẽ chế độ VNCH đã "thiếu sáng suốt" nên không thấy được cái qúy "Thạch trung ẩn ngọc" nơi ông Thanh để thành tâm "Tam bộ, nhất bái" thì may ra đất nước sẽ mất sớm hơn để chúng tôi được mang danh Tỵ Nạn sớm hơn....
Tuy nhiên, theo một số bạn bè cho biết, tôi đánh gía ông Thanh qúa cao. Chứ thực ra họ đã biết ông từ lâu, cả quá khứ đến hiện tại và cho rằng ông chỉ là kẻ trùm mền đợi cơ hội để làm "thợ nổ". Trước là "nổ" cho sướng miệng, sau là để cho đời phải biết đến tên tuổi của ông, mặc dù cả đời ông cũng chẳng có gì để thiên hạ cần phải biết. Họ cho rằng, có lẽ ông Thanh viết câu văn trên trong lúc đang mơ ngủ để treo cao cái giá ngọc quá khứ mơ hồ mà chẳng ai hay. Thôi thì để "kính ông" qua đoạn văn nêu trên, tôi xin mượn hai câu thơ của cụ Tản Đà để ví ông cho có vẻ trí tuệ.
"Tổng đốc ví thương người bạc mệnh
Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan"...
Có lẽ tôi không cần giải thích, với cái "Đỉnh cao trí tuệ" của ông ắt sẽ hiểu hai câu thơ này cụ Tản Đà nói gì. Nhưng có điều tôi ví thế thì cũng có vẻ hơi hàm hồ, oan cho cô Kiều, vì chắc chắn ông không thể giống Kiều ở phần tài sắc hay hiếu trung mà chỉ giống cái giá trị còn lại của cuộc đời khi hầu rượu Hồ Tôn Hiến. Hơn nữa, có lẽ nhờ "Đỉnh cao trí tuệ" mà ông đã "biết trước thế nước" nên sau này khi ra hải ngoại CS cho phép ông mang theo cả tấn sách thì chẳng có gì ngạc nhiên.
4)- Nói về ý thức Quê Hương và bổn phận với đất nước thì càng tệ hơn. Không những ông "trùm mềm" từ khi ở Mỹ về mà còn tiếp tục "trùm mềm" thêm 15 năm sau khi CS cưỡng chiếm miền Nam. Đất nước tan hoang, băng hoại, dân tình khổ ải dưới sức ép của chế độ tham tàn, bạo ngược. Không những thế, tại Hải ngoại Cộng Đồng người Việt lưu vong đã trải qua biết bao sóng gió từ những âm mưu phá thối của CS và đám nằm vùng. Nhưng từ năm 1989 đến nay cũng đã 15 năm, ông vẫn tiếp tục "trùm mền" không tham gia bất cứ một công cuộc đấu tranh nào cho phù hợp với thân phận một trí thức khoa bảng mà ngược lại chỉ làm nhiễu loạn nhân tâm bằng những thị phi vô bổ như đã từng hãnh diện đăng bài "Kiếp sau xin chớ làm người" của một tác giả khỉ gió nào đó. Vậy đối với bậc "trí giả" như ông, xin hỏi, theo quan niệm của Nguyễn công Trứ thì ông có cảm thấy hổ thẹn với cỏ cây hay không"""
Cũng có người cho rằng, 15 năm trên đất khách của ông cũng bằng thời gian lưu lạc của cô Kiều, nhưng khác Kiều là ông còn đang đến với Mã Giám sinh, Sở Khanh, Thúc Sinh để tìm ra "chân lý" và cuối cùng tưởng được vinh thân bên Từ Hải. Nhưng rất tiếc cũng không xong, nên quay về làm một phát "Đảo lộn càn khôn" thì may ra găp được cảnh "Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời..." cho cuộc đời ấm áp một tí trước khi xuôi tay nhắm mắt. Nhưng theo tôi, chỉ với 4 điểm nêu trên cũng đủ thấy ông thua Kiều rất xa nên mới kết hợp lăng nhăng tạo ra cái lối "Đầu Ngô mình Sở" để chẳng bao giờ có được cái cảnh:
"Hoa tàn giờ lại thêm tươi
Trăng tàn giờ lại hơn mười rằm xưa"
Có người cười ruồi nói rằng:
"Chữ trinh còn một chút này"
"Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan"
Nhưng theo thiển ý của tôi thì ông Thanh có đâu mà bàn đến chuyện cầm hay giữ, phí giờ vô ích.

*

Gởi những người VN yêu nước

Nguyên H. - ....@hotmail.com

Tôi xin được tự giới thiệu về bản thân: tôi tên H., sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Gia đình tôi dính dáng nhiều đến chế độ Cộng Sản, có hy sinh, mất mát và cũng được hưởng ân huệ của chế độ hiện nay. Về bản thân tôi, khi chưa được ra nước ngoài, cũng như bao bạn bè đồng lứa khác đều tự hào là Việt Nam đã đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, có một chính phủ tiên tiến và đang trên đường xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH). Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ở nước ngoài, hình tượng tốt đẹp Chủ Nghĩa Cộng Sản (CNCS) đã tan biến trong tôi và nó đựơc thay thế bằng hình ảnh của sự kém hiểu biết, không thức thời và tham lam của Đảng CSVN và Đảng viên.
Trong thời gian dài sau đó, sự thực này là một cú sốc đối với tôi. Tôi lớn tiếng trách móc CSVN ở mọi nơi có thể. Tôi luôn tìm thấy những điều xấu xa của chế độ này để chê trách. Những ai không cùng quan điểm với tôi đều bị tôi cho là những người hèn nhát, bị bùa mê CS. Thế nhưng những điều tôi làm không có hiệu quả. Tôi nhận ra rằng dù chính kiến của mình là đúng nhưng cần phải có chiến thuật đúng thì mới có hiệu quả, nếu không thì sẽ không đi đến đâu, có khi còn bị thiệt hại. Tuy nhiên tôi không thể chia xẻ những gì tôi đang làm, có lẽ vì lý do an ninh cá nhân. Về phần này tôi xin được dừng ở đây.
Tôi đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu, từ những học thuyết kinh tế đến ý thức hệ. Cùng với những hiểu biết về Việt Nam mà tôi có, tôi đã rút ra một vài kết luận. Xin được chia xẻ dưới đây:
1. Trong lịch sử nước Việt Nam, chúng ta chưa có lúc nào có dân chủ thật sự. Do vậy cả người lãnh đạo (từ trước đến nay) và dân chúng đều hiểu không cụ thể dân chủ là gì. Chính vì thế mà ít người coi trọng dân chủ chứ đừng nói là đấu tranh vì dân chủ. Từ ngàn xưa, dưới các chế độ phong kiến, vua là trời. Khinh vua (hay khi quân) là tối kÿ. Một lời nói sai là có thể 3 đời bị giết. Vua lên nắm quyền đều không muốn dân chúng nói xấu hay khi dể mình, đồng thời cũng coi thường chúng dân. Làm dân thì phải biết nghe lời, ‘uốn lưỡi 7 lần trước khi nói’, nếu không họa đổ vào đầu. Nói hơi sai còn đủ chết chứ đừng nói có ý kiến đóng góp xây dựng hay phê bình vua quan.
Thử hỏi qua mấy ngàn năm, điều đó có ăn vào máu của người Việt Nam ta không" Chính vì thế mà đến bây giờ CSVN và dân chúng luôn có những tư tưởng như vậy. CSVN lên nắm chính quyền cũng coi thường dân. Bưng bít sự thật xấu xa, thổi phồng thành tích, bắt bớ để dọa người bất đồng chính kiến cũng bắt nguồn từ những quan niệm đó, mặc dù về mặt hình thức có khác so với thời phong kiến. Dân chúng cũng vậy, họ cũng không có thời gian hay kiến thức để hiểu thế nào là dân chủ, thế nào là quyền con người nên dễ dàng chấp nhận sự cai quản của Đảng CSVN. Nước ta (ý tôi nói về miền Bắc) đảng từ chế độ phong kiến nhảy thẳng lên CS, hậu qủa này có gì là khó hiểu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.