Hôm nay,  

Để Lại Cho Con

27/06/200200:00:00(Xem: 4239)
Bàng Công tính điềm đạm. Không mấy khi bước chân tới chốn thị thành. Hai vợ chồng ở nhà chăm chỉ làm ăn và thường đối xử với nhau như khách vậy. Một hôm Lưu Biểu tìm đến chơi, gặp lúc Bàng Công đang cày dưới ruộng. Thấy khách, Bàng Công bỏ cày lên bờ nói chuyện. Còn vợ con vẫn ở dưới đồng. Lưu Biểu thấy thế, mới thở một phát rõ to, rồi thủng thẳng nói rằng:
- Sao tiên sinh khổ công cày cuốc. Chẳng chịu ra kiếm chút quan lộc - để sau này cánh hạc lỡ về trời - thì có gì để lại cho con. Chớ chẳng lẽ trắng tay trơn thì coi làm sao đặng" Đó là chưa nói đời người như bóng câu qua cửa. Thoáng chốc bay vèo đã tới chỗ lìa xa, thì phải dốc tâm vét gom vào cho lẹ. Chớ lỡ run tay rồi mai này hối tiếc, thì tóc đã bạc rồi. Liệu có còn vớt vát được chăng"
Bàng Công đáp:
- Người đời ai cũng lấy Nguy để lại cho con. Duy chỉ có tôi lấy An mà để lại. Cách để cho con tuy hai đàng có khác - nhưng xét cho cùng - cũng chỉ là… để lại mà thôi!
Lưu Biểu nghe thế, mới cảm trong lòng lúc nặng lúc đau - bởi bạn vong niên - chẳng biết biệt phân cái điều hơn thiệt, nên tự tâm can bỗng trào lên tức tối, mà nghĩ đôi điều muốn nát ruột nát gan:
- Nhớ hồi còn thơ dại, ta vẫn nghe Ngoại thương thường hay nói đến, là ở cõi này có hai loại đàn ông. Loại thứ nhất, nhờ tiền mà có… vợ. Loại thứ hai, nhờ vợ mà có… tiền. Nay bạn ta hổng màng chi hết ráo, thậm chí chuyện quan quyền cũng bỏ phế một nơi, thì biết xếp vô đâu cho xứng với mày râu đĩnh đạc. Đó là chưa nói phát tùm lum như thế, thì thiên hạ chê cười hổng đặng mấy lần hay, bởi để kim ngân khác xa với… để này để nọ. Thôi thì dẫu hông vui ta cũng làm thinh không nói. Kẻo lỡ mai này hối hận tiếc đường binh, thì có muốn anh em cũng khó lòng thân được…
Đoạn, Lưu Biểu cười mĩm chi một chút, rồi nói với Bàng Công rằng:
- Ở cõi hồng trần này, trăm người trăm cái nhìn khác nhau, thì tiên sinh cứ bình tâm mà nhìn như vậy. Chớ chỗ thân tình tôi mới cười mới nói. Tuyệt ở trong lòng chẳng có… mẹ gì hơn!
Nói rồi, bỏ đó mà đi, khiến vợ của Bàng Công lạ lùng trong dạ, bởi chỗ thâm giao sao… tắt đèn sớm thế. Ắt ở trong lòng có bão táp gì đây, mới vội chia tay ngóng chừng như chạy giặc, rồi đốm lửa tâm can cứ bừng lên không dứt, mới chạy tới gặp chồng mà hỏi tựa như ri:
- Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Thoại bất đầu cơ bán cú đa. Lẽ nào chàng và Lưu tướng quân đã biến thành… cú đa của ngàn xưa để lại"
Bàng Công thở dài một phát, rồi buồn bã đáp rằng:
- Cái gì nâng lên rồi có thể bỏ xuống được - nhưng tình bằng hữu - không phải muốn bỏ là bỏ xuống được đâu!
Bàng thị nghe chồng nói thế, mới nhỏ nhẹ thưa rằng:
- Chuyện đâu còn có đó. Hà cớ gì chàng phải lụy vào thân, đến nỗi thiếp trông cũng khó lòng qua được. Thôi thì chữ phu thê ngàn năm gắn bó. Có đủ cho chàng chia xẻ chút nào chăng"
Bàng Công vội dõi mắt vào hư không, rồi chợt quay lại nắm lấy tay vợ, mà chậm rãi nói rằng:
- Ông cha ai là chẳng lo để lại tài sản cho con cháu, nhưng lo cũng tùy cách, tùy thời. Thói thường, người ta thích để lại cho con cháu tiền tài danh vọng, là đã lấy làm mãn nguyện. Chớ tuyệt nhiên không nghĩ gì hơn thế nữa. Đến như Lưu Biểu cũng khuyên ta làm thế - thì xét cho cùng - chẳng có gì lạ lẫm lắm đâu, bởi cái lo kia, đúng ngay boong mười cây vô một chục. Có điều thời buổi nhiễu nhương tùm lum thứ, thì khó là: Làm thế nào để giữ… cái đầu đây" Chớ không phải mớ kim ngân nằm im không cục cựa. Chỉ là của càng nhiều thì cơ nguy càng lắm. Trộm cướp lan tràn hổng biết chạy đường nao, thì dẫu có cao sang chắc gì còn giữ được" Chi bằng để cho con vài ba tấc đấc. Vun xới gieo trồng cho đặng chữ bình yên, thì vẫn hơn nơm nớp lo âu giữa bao vòng châu ngọc…
Bàng thị ngẩn người ra đôi chút, rồi nói vài lời nghe thấu ruột thấu gan:
- Thiếp vẫn nghe người xưa hay nói: Một con tằm cũng phải hái dâu. Một con trâu cũng phải dắt chăn thấy bà thấy tổ. Nay vợ chồng ta… tằm trâu chả có. Quanh quẩn bên mình chỉ có một sào hai, thì gạo lúa thóc cơm làm sao mà đủ đặng" Đó là chưa nói con gái ta mỗi ngày một lớn, mà chỉ biết gieo trồng cúi sạ với trời mây, thì chữ lương duyên khó lòng thông suốt được. Nghĩ đến đó thiếp bỗng nghe lòng đau như cắt, khi biết con hiền… chết mẹ ở ngày mai, bởi hổng có kim ngân phủ che lời thiên hạ, rồi đến lúc vợ chồng ta hết sức - mà có muốn góp vào - cũng chẳng bao giờ sở nguyện được đâu!
Bàng Công thở hắt ra một cái, rồi giận dỗi mà rằng:
- Vậy ý bà cũng như Lưu Biểu. Muốn ta ra làm quan, để có chút cao sang cho bàn dân nể mặt" Chớ bà không thích nơi chòi tranh vách đất - đặng giữa cuộc đời lắm trận bão phong ba - chẳng phải lo toan lấm lem lòng trong sạch, thì chữ phu thê đến đây là chấm hết. Tùy ở tâm bà quyết định lấy mà thôi!
Bàng thị vội vàng đáp:

- Kể từ ngày đứng với chàng trước bàn thờ tiên tổ đến nay. Thiếp đã xem như đời mình… đứt đoạn, nên tự thâm tâm cứ bừng lên câu nói, là: Chỉ biết có chồng và sống trọn cho con. Chớ không thể ưu tư xác thân này nữa đặng. Nay chuyện xảy ra thiếp chỉ bàn thêm góp ý, bởi nhớ trong lòng câu dạy của ngàn xưa, là: Lắm hoa đẹp mồ mả. Lắm cá đục nước ao. Lắm… đô la thiếu gì thằng nịnh bợ, nên cảm khái trong lòng mà thốt ra như thế. Chớ tự đáy lòng. Chưa lần nào nghịch ý với chàng đâu!
Bàng Công nghe thế, mới đổi giận làm vui, rồi nói với vợ rằng:
- Ta tuy chưa già. Há lại không nghĩ đến con cháu gì hay sao" Nay vợ chồng ta tuy có ít ruộng nương, nhưng có cái… sốp của tiền nhân để lại. Nếu con gái của ta chăm chút vào trong ấy, thì thế nào cũng đủ miếng ăn. Chớ không thể cứ nhăn răng đói hoài mãi được. Còn bây giờ ta lại cố sức làm giàu thêm cho nó. Chẳng khác nào chỉ cho chúng lười ra, thì dẫu của như non cũng khó lòng không đói đặng. Lại nữa. Người giỏi mà sẳn có nhiều của thì kém mất chí hay. Người không ngoan mà có nhiều của thì càng thêm tội lỗi. Ta, nếu không để lại gương lành cho con cháu, thì phải trông chừng không để cái phiền kia - kẻo cái vui con không bì to hoạn nạn - rồi lúc đó có ngồi than bứt tóc, thì trễ hết trăm đường trăm nẻo để thành nhân. Để thấy phút qua đi không bao giờ có lại. Chừng lúc ấy sống buồn trong tiếc nuối. Ắt chẳng bao giờ kiếm được chút cười vui!
Bàng thị ngồi im không nói. Đôi mắt u buồn dõi tận tuốt ngoài xa, khiến bầu khí đang hăng bỗng ra chiều ảm đạm, rồi trong lúc đang buồn đau như thế. Chợt nghe tiếng dịu dàng như gió thoảng vào tai:
- Một món đồ trong nhà dù là chướng mắt, nhưng khi đem bỏ ra ngoài. Lập tức sẽ có kẻ lượm ngay. Huống chi đứa con ngoan đang thời xuân nở rộ. Đó là chưa nói sắc hương đã lừng bay thơm ngát - thì sắc đẹp con mình - chính là của hồi môn. Vẫn hơn lắm kim ngân mà vóc người không đẹp. Ta biết thế nên bình tâm vui sống - đợi đến ngày áo mão với giày tây - đặng phía sui gia đến thăm mà tính chuyện. Chừng lúc ấy ta làm thêm cao giá. Kiếm chút phòng ngừa cho mai hậu về sau, thì một… đá hai chim ta dốc lòng ôm trọn. Chớ chí nam nhi mà không lường không tính - thì biết bao giờ - mới trở thành quân tử được đây"
Tối ấy, Bàng thị đang ngồi dệt lụa. Chợt đứa con gái xịch tới gần bên, rồi khoái khoan hỏi ba điều bốn chuyện:
- Sáng nay ở ngoài ruộng. Con nghe cha mẹ nói khi nhặt khi khoan. Lúc còn lúc mất - thì dẫu không tự nhận là khôn - nhưng cũng đoán ra vài phần liên hệ. Vậy nếu mẹ yêu không phiền chi con hết, thì có thể nào chia bớt được chăng"
Bàng thị nhìn con một chút, rồi đem hết mọi chuyện ra mà kể. Bắt đầu từ lúc Lưu Biểu tới, đến mãi sau này khi bụng đã làm reo - để đứa con yêu - khỏi phải vấn vương buồn rầu trong dạ, rồi khi mọi việc đã nằm yên đâu đó, mới nắm vội vai gầy mà nói tựa như ri:
- Mẹ vẫn nghe người xưa hay nói: Cái đẹp đánh… dẹp lép cái nết, nên từ đó đến nay, mẹ vẫn luôn để tâm đến dáng con đi con cười con giận, đặng có thể uốn nắn cho kịp thời kịp lúc. Chớ lỡ mai này con lớn rộ ào lên, thì măng đã ra tre làm sao mà sửa được. Có điều mẹ lo con cần đi… bơm chút - mà lúa má lóng rày sụt giá quá chời đi - khiến mẫu tử thâm giao khó vui cười nói được. Đã vậy cha con phổi bò luôn đeo dính, nên không biết rằng con gái chẳng cần ngoan. Chẳng phải dưỡng tánh tu tâm làm chi cho vướng bận.
Vậy, đã làm thân con gái, thì không cần tốt mà chỉ cần đẹp. Không cần đủ tứ đức mà chỉ một chữ: Dung. Không phải giữ tam cang mà chỉ lo sao cho mày râu… chết bạo. Chớ dẫu con đủ hết tam tòng tứ đức - mà cứ tàn tàn - E chẳng bao giờ cưới hỏi được đâu! Chẳng biết khi mô mới phấn son cho trầu cau thấm đượm. Còn chuyện trăm năm của con chắc ăn là phải có, bởi đẹp như dzầy mẹ ngó vẫn còn xiêu. Huống chi đám nam nhi thích bên ngoài sáng rực" Duy có tí xíu mẹ lo rầu không dứt - là liệu mai này - Con biết đàng mà dạy bảo chồng chăng"
Đứa con nghe thế, mới cười một tiếng thật to, rồi hớn hở nói với mẹ rằng:
- Con nhất quyết: Lấy chồng để nhờ chồng. Chớ không mềm yếu, đến nỗi: Lấy chồng để chồng… nhờ. Mẹ cứ yên tâm!
Bàng Công trong thư phòng nghe thấy, mới giật nẩy người mà tự nhủ với thân:
- Con ta đang trong thời thơ dại - mà tính chuyện… nạt chồng - thì hậu vận mai sau khó lòng tiên đoán được. Thôi thì cố để cho con cái lòng cái trí, đặng biết đường xử sự với chồng con. Vẫn hơn ruộng cả ao sâu mà chữ Phu thê chẳng tường chi hết cả, rồi lỡ mai kia ta về nơi thanh vắng, thì dưới suối vàng cũng ít chuyện buồn hơn, khi đã hết hơi mà chẳng chuyển lay đường số mệnh. Chớ phận cha con mà ta mần không tới - thì lỗi ở mình - Chớ lẽ nào đổ đại cho con!
Đoạn, Bàng Công lớn tiếng gọi con vào thư phòng, rồi nói đôi điều thấu tận đến tim gan:
- Vợ chồng là duyên trăm năm, không phải duyên sớm tối, thì con không thể tính lời lỗ với chồng cho được. Lại nữa, cha mẹ già yếu, tất có ngày về với tổ tiên, thì ở dương gian chỉ có chồng con bên cạnh. Vậy sao con không một lòng trân quý" Món quà to đùng của Trời Đất tặng ban, mà tính chuyện hơn thua cho lòng thêm nát vụn. Chớ con cứ chăm chăm đặt vô cái lời, cái thắng - thì đạo vợ chồng - Chẳng bao giờ con hiểu thấu được đâu!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.