Hôm nay,  

1 Bô Lão Đòi Csvn Bỏ Độc Đảng, Thi Hành Dân Chủ

01/01/200100:00:00(Xem: 4397)
HANOI (VB) - Một bản văn góp ý về dự thảo báo cáo chính trị Đảng CSVN đã kêu gọi đảng này phải biết lắng nghe ý kiến số đông, phải mở lập tức dân chủ, chấm dứt tình trạng độc đảng, vì như thế sẽ kềm hãm bứơc tiến dân tộc. Đặc biệt là bài của bô lão đảng viên Phạm Ngọc Uyển yêu cầu Đảng CSVN phải mở cửa cho Việt Kiều đóng góp, nếu không thì cả nứơc sẽ ‘tụt hậu ngàn đời.” Bản văn do Nối Kết chuyển như sau.

(Gửi các bạn bài góp ý chân tình của ông Phạm Ngọc Uyển, một đảng viên lão thành trong đảng Cộng sản Việt Nam, để thấy sự không thực tế của cái gọi là "dự thảo báo cáo chính trị" cho đại hội IX sắp tới của nhóm người lãnh đạo đảng hiện nay: lúng túng, mơ hồ, lấp liếm... và đi "rãi mành mành" để đánh hỏa mù. Nối Kết)

*

Góp ý vào dự thảo báo cáo chính trị ở Đại hội IX
BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CẦN SÁT THỰC TẾ HƠN

I- Hoan nghênh tinh thần của Đại hội IX
Đại hội VII của Đảng (1991) là Đại hội của trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỷ cương, đoàn kết.
Còn Đại hội IX là Đại hội trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới. Rất hoan nghênh tinh thần này và mong nó được thực hiện đầy đủ trong thực tiễn chớ không chỉ đọng lại trên giấy, trên câu chữ.

Trí tuệ được nêu trước tiên. Phải thế. Vì không đủ trí tuệ thì Đảng tự mình đánh mất vai trò tiền phong của mình, dù chẳng có đảng nào, tổ chức nào giành giật vai trò lãnh đạo với mình. Điều đáng lo là hiện nay, trí thức, thanh niên không muốn vào Đảng. Số lượng đảng viên công nhân ít. Tuổi đời đảng viên cao: trung bình là 44. Báo cáo của Ban tổ chức TW cách đây sáu năm (giữa 1994) cho ra các thông tin trên. Điều này đòi hỏi Đảng phải tiếp thu cho được tri thức của trí thức Việt Nam, cả ngoài Đảng và ở nước ngoài, của anh em trẻ, nhạy cảm với cái mới; Đảng phải trân trọng tri thức của công nhân vốn tính cách mạng cao, phân biệt rất rõ cái bất công trong xã hội .

Dân chủ rất cần vì Đảng ta nay là độc đảng trên đất nước Việt Nam. Độc quyền, như Lênin đã chỉ rõ, dẫn đến thối nát. Đảng độc nhất ấy từ năm 1945 lại cầm quyền. Mà quyền lực không chia sẻ với tổ chức nào khác, sớm muộn dẫn đến hư hỏng, buộc phải chỉnh đốn Đảng. Cách đây hai thế kỷ, huân tước d'Acton (Đắc tơn) đã cảnh báo:
Quyền lực làm hư hỏng (con người),
Quyền lực tuyệt đối làm hư hỏng tuyệt đối .

Dân chủ cần được hiểu cho đầy đủ cả hai vế: tôn trọng ý kiến của số đông, đồng thời nghe ngóng một cách trân trọng ý kiến của số ít người, thậm chí của một người . Chân lý ban đầu xuất phát từ một người, một nhóm người và dần dần mới tranh thủ được khối óc, trái tim của quảng đại quần chúng. Chân lý về trái đất là khối tròn, chớ không phẳng như cái bánh đa, ban đầu là của vài nhà khoa học thôi (Copernic, G. Bruno,...). Trong khoa học xã hội cũng thế. Tư tưởng hoãn cách mạng vô sản ở Việt Nam để làm cách mạng giải phóng dân tộc trước đã, ban đầu là của chỉ Nguyễn Ái Quốc, về sau mới thành chủ trương của Hội nghị TW Đảng ta. Tư tưởng cởi trói cho kinh tế thị trường ban đầu cũng là của chỉ riêng mình Tổng bí thư Trường Chinh, mãi sau mới thành quyết nghị của Đại hội VI của Đảng. Nguyễn Mạnh Tường nêu: Việt Nam nên xác lập Nhà nước pháp trị, từ cuối năm 1956 nhưng 30 năm sau, ta mới chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền (1986 - Đại hội Đảng VI). Năm 1980, Nguyễn Khắc Viện cảnh báo Trung ương về sự khủng hoảng của xã hội Việt Nam. Sáu năm sau, Đại hội VII mới chấp nhận điều trên, khiến cho đất nước ta chìm đắm trong khủng hoảng kéo dài (1978 - 1988).

Dân chủ thực sự bao hàm tự do tư tưởng, tự do tranh luận để tìm ra chân lý, tìm ra những giải pháp tối ưu phục vụ dân, nước, dù những giải pháp ấy trái với những tư tưởng chính thống hiện đang quản lý đất nước. (''Từ tranh luận nảy ra ánh sáng''). Chủ trương dân chủ thực lòng thì người có ý kiến không chính thống vẫn không bị theo dõi ngầm, không bị ''khai trừ'' (excommunie, từ ngữ của N.M.T.). Báo chí của Đảng, của các đoàn thể cần đăng cả những ý kiến trái với Dự thảo; cần tổ chức các cuộc hội thảo - có cán bộ Đảng lãnh đạo, cán bộ quản lý dự - để cùng lo việc nước, việc dân.

Đoàn kết là bài học lớn của dân tộc ta từ xa xưa đến ngày nay. Hồ Chí Minh nêu rõ hơn: đại đoàn kết tức là đoàn kết trong nội bộ Đảng, đoàn kết Đảng với dân tộc, dân tộc hiểu theo nghĩa người sống trong nước và cả người Việt định cư ở nước ngoài . Số người sau sẽ góp được cho đất nước ít nữa là hai điều: - Trí tuệ; hàng vạn Việt kiều là những trí thức giữ những vai trò chủ chốt ở nhiều ngành khoa học và kỹ thuật (cả những ngành mũi nhọn) ở các nước phát triển (Pháp, Mỹ: Thung lũng Silicon... )

Qua các Việt kiều, ta đoàn kết được với nhân dân, với các nhân vật quan trọng (VIP) nước ngoài, đặt được quan hệ quốc tế thường xuyên để luôn cập nhật tình hình mọi mặt của thế giới đang biến động nhanh chóng khôn lường.

Thái độ hẹp hòi, bè phái, coi ''chính trị là thống soáí' (Mao Trạch đông), lấy lập trường giai cấp làm tiêu chuẩn tối thượng, ''thói kiêu ngạo cộng sản'' (Lênin) (bên cạnh tệ quan liêu hống hách và bệnh dịch tham nhũng) là những hiểm họa đã và đang đe dọa sự tồn vong của Đảng.

Và Đại hội tự trang bị tất cả ba yếu tố trên (trí tuệ, dân chủ, đoàn kết) là để Đảng làm tròn sứ mệnh lịch sử đã được đặt ra cho dân tộc ta từ đầu thế kỷ trước: duy tân, đổi mới đất nước. Tuy trễ, Nhật Bản đã chớp được thời cơ, làm cách mạng Meiji (từ năm 1868) nên đã trở thành cường quốc từ đầu thể kỷ XX. Nay, thế giới đang đi nhanh vào kinh tế tri thức, nếu lần này, ta không mau đổi mới một cách khôn ngoan (đi tắt, đón đầu) thì vốn đã tụt hậu, Việt Nam sẽ còn tụt hậu hơn nữa, ngàn đời không ngóc đầu lên nổi. Và lịch sử sẽ nghiêm khắc phê phán Đảng ta nếu bỏ lỡ cơ hội mới xuất hiện này, sau gần hai trăm năm.

II- Vài nhận xét khái quát về Dự thảo Báo cáo chính trị
Về hình thức, Dự thảo dài quá: 52 trang in khổ 15x21 cm; trong khi Báo cáo chính trị năm 1951 của Hồ Chí Minh ở Đại hội II chỉ dài 19 trang in cùng khổ, mà dễ hiểu, dễ nắm bắt. Văn của Dự thảo lại hàn lâm, khó hiểu, khó nắm ý chính đối với tuyệt đại đa số đảng viên và người dân. Vừa qua, việc thảo luận Dự thảo ở các chi bộ đều cho thấy thế. Là người tương đối quen lao động trí óc, tôi đọc kỹ, cẩn thận, một lần dự thảo thì không nắm bắt được tư tưởng chủ đạo, bao quát. Bài giải thích ''15 điểm mới trong Dự thảó' của một biên tập viên chủ chốt của Dự thảo càng vạch trần tính rải mành mành các ý trong Dự thảo. Bài giải thích ''Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩá' viết công phu nhưng lại bỏ qua điểm mấu chốt: thế chủ nghĩa xã hội là gì"

Về nội dung, chỉ xin điểm qua vài nhận định mà theo tôi là không sát thực tế, không đúng với thực tiễn - tiêu chuẩn của chân lý.

1/ Đánh giá thời đại . Dự thảo dừng lại ở định nghĩa thời đại của Hội nghị 81 Đảng Cộng sản năm 1960 trong khi năm 1989 (năm phá Bức tường Beclin) được nhiều học giả tầm cỡ thế giới coi là ''năm kết thúc của thế kỷ XX'' (xem tạp chí ''Le Débat'' (Tranh luận) số 111 tháng 9-10 năm 2000) kết thúc cục diện thế giới với ''hai phe”. Dự thảo có nhắc qua hai nét mới của thời đại là toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Nhưng không coi đây là những dấu hiệu quan trọng. Cho nên trong bài giới thiệu rút gọn Dự thảo, uỷ viên bộ Chính trị Nguyễn Phú Trọng không hề nhắc đến hai nét mới này .

2/ Dự thảo ca tụng chủ nghĩa xã hội trong khi trên thế giới đã tồn tại nhiều dạng chủ nghĩa xã hội (ở Liên Xô, ở Trung, Đông Âu, ở Bắc Âu ...) và đâu đâu chủ nghĩa xã hội cũng lâm vào khủng hoảng hoặc sụp đổ. Các nước xã hội - dân chủ Bắc Âu khủng hoảng do thiếu động lực để người dân tích cực lao động: trợ cấp thất nghiệp của họ đã cao rồi . Họ chỉ thiếu tiền để đi du lịch!

3/ Dự thảo còn nhận định việc sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Trung, Đông Âu là ''khủng hoảng tạm thờí' mà không giải thích gì cả. Tạm thời hay vĩnh viễn, theo quy luật tất yếu: lý lẽ, căn cứ thực tiễn" Tạm thời sao chủ nghĩa xã hội Mác-xit đổ sớm hơn dự kiến của các nhà Mác - học (marxologue) hàng mấy chục năm, tự tan rã (auto - destruction) theo kiểu cách mạng êm dịu, không đổ máu, vân vân và vân vân. Còn 2 trong 4 nước xã hội chủ nghĩa đang sống sót thì buộc phải ''đổi mớí', rời bỏ dần các nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội Mác - xit: chống kịch liệt tư hữu, theo kinh tế kế hoạch hóa toàn bộ, chuyên chính vô sản, hệ tư tưởng Mác - xit độc tôn, theo phe xã hội chủ nghĩa ...

Nhận định này của Lênin là khoa học, chính xác: xét đến cùng, các phương thức sản xuất, các chế độ xã hội hơn nhau ở năng suất lao động. Thế mà khi hợp nhất đất nước, năng suất lao động của Đông Bec-lin chỉ bằng 1/3 của Tây Bec-lin (xem tạp chí ''L'Histoiré' - Lịch sử - số 236 tháng 10 năm 1999); ở Hàn Quốc kinh tế phồn vinh (không ''phồn vinh giả tạó' như đây ta tuyên truyền), hơn hẳn kinh tế khủng hoảng thiếu của CHDC Triều Tiên tuy kinh tế ở phía Bắc ''thật sự độc lập'', tức ''đứng một mình'', khép kín và do đó rất lạc hậu .

4/ Dự thảo chủ trương ''kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin'' mà quên rằng thực tiễn, sự tiến triển thực tế của thế giới 150 năm qua cho thấy chủ nghĩa này đã quá thời ở nhiều mặt, trừ tư tưởng nhân đạo của nó (Xem bài góp ý nữa tiếp theo bài này). Dự thảo này không chỉ bảo thủ mà còn đặt sai vấn đề.

Mọi học thuyết, hệ tư tưởng, tổ chức chính trị... xét đến cùng đều chỉ là phương tiện, biện pháp - dù là rất quan trọng; nó đâu phải là mục tiêu, cứu cánh (mục đích cuối cùng). Hạnh phúc của nhân dân trong đó có hạnh phúc gia đình ta, cá nhân ta, Độc lập của Tổ quốc, Tự do của dân tộc, mới là mục tiêu, cứu cánh cho hoạt động chính trị, cho sự phấn đãu của người Việt Nam chân chính. Nhầm lẫn giữa cứu cánh với biện pháp, phương tiện, là một sai lầm lớn; lịch sử, con cháu chúng ta, sẽ không tha thứ thế hệ chúng ta nếu cứu ca tụng mãi sự sai lầm này . Chủ nghĩa Mac-Lênin là học thuyết đãu tranh giai cấp. Vào Việt Nam, nó được dân tộc Việt Nam, được Hồ Chí Minh cải biên thành học thuyết đãu tranh giải phóng dân tộc và ... điều này người ta hay quên - nhờ biết dựa chắc vào truyền thống anh dũng, thông minh chống ngoại xâm của người Việt, nó đã giúp dân tộc ta cởi bỏ ách nô lệ của đế quốc Nhật, Pháp, Mỹ. Nhưng từ sau 1975, chủ nghĩa Mác-Lênin không tỏ rõ hiệu quả lớn của nó trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Một bằng chứng nhỏ: khi mới giải phóng miền Nam (1975), kinh tế Thái Lan xấp xỉ miền Nam hoặc kém thua chút ít. 22 năm sau (1997) ở Việt Nam GDP bình quân đầu người mới là 310 USD trong khi ở Thái Lan, GDP ấy đã là 2740 USD (nguồn: UNDP: Báo cáo phát triển con người, 1999). Mà Thái Lan nào có nhờ sự lãnh đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin, của đảng cộng sản! Bạn sẽ bảo: ta còn phải hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhưng bạn cần nhớ: ta tiếp quản Sài Gòn gần như nguyên vẹn. Và có bỏ sức vào ''hàn gắn vết thương chiến tranh'' thì cũng thua vừa vừa, chớ thua đến mức: GDP của Thái Lan gấp gần 9 lần của Việt Nam - một dân tộc mà chất xám không phải là ''nhất thế giớí' nhưng được thế giớI công nhận là vào loại khá cao. Hồ Chí Minh đã báo trước: một dân tộc, một đảng hôm nay là vĩ đại, là anh hùng; mai sau không nhất thiết vẫn vĩ đại, vẫn anh hùng. Có lẽ một trong những sai lầm lớn về nhận thức, về tư tưởng ta sau năm 1975 là không thấy quy luật về xây dựng kinh tế khác hẳn quy luật về chiến tranh; và đã kiêu ngạo cộng sản, không chịu học để nắm các quy luật về xây dựng kinh tế.

5/ Dự thảo có nhắc đến ''đổi mớí' và những thành công của đổi mới. Những thành tích này, các nhà kinh tế học thế giới cũng phải công nhận. Nhưng Dự thảo không nêu sắc nét các mặt đổi mới chính sau đây:

Không chủ trương xóa tư hữu mà thừa nhận tư hữu, thậm chí cho phép bóc lột có hạn định (nhất là trong các xí nghiệp hợp doanh với nước ngoài).
Không chủ trương kế hoạch hóa toàn bộ nền kinh tế của đất nước.
Không chủ trương Nhà nước chuyên chính vô sản mà thường nhắc: Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Không độc tôn chủ nghĩa Mác-Lênin trong quan hệ đối ngoại mà nguyện làm bạn với tất cả các nước miễn là họ tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; hai bên, các bên đều có lợi .
Không tự nhốt mình trong phe xã hội chủ nghĩa mà tự nguyện ''mở cửá', tham gia Cộng đồng thế giới .

Nhưng cũng trên các mặt đó, sự đổi mới còn dè dặt, rụt rè, dùng dằng:
Thừa nhận tư hữu nhưng hạn chế việc kinh doanh tự do bằng nhiều quy định ngặt nghèo (rõ nhất là thuế về thu nhập...)
Thừa nhận nhiều thành phần kinh tế nhưng thành phần quốc doanh, Nhà nước vẫn là ''chủ đạó' tuy nó thua lỗ liên miên, thua lỗ rất ghê, ngốn phần lớn ngân sách Nhà nước.

Nhà nước ta là của toàn dân, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật nhưng thuật ngữ ''Nhà nước pháp quyền'' vắng bóng trong Dự thảo; quân đội là quân đội nhân dân nhưng "phải trung thành trước với Đảng rồi sau mới đến dân tộc"!

Chủ nghĩa Mác-Lênin không còn độc tôn trên danh nghĩa (vì thừa nhận đời sống tâm linh, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng...) nhưng nó vẫn là ''quốc giáó' ở các trường học, nhất là trường đại học.

Tham gia Cộng đồng thế giới nhưng vẫn ''giữ thế'', vẫn ngay ngáy lo ''diễn biến hòa bình'' của ''kẻ địch''.

Những đổi mới trên đây và những hạn chế đã nêu cho thấy Việt Nam đang ''một bước tiến, hai bước lùí'. Và Dự thảo nếu được Đại hội thông qua về cơ bản, sẽ kéo xã hội Việt Nam lùi lại hàng chục năm trong khi toàn thế giới băng băng lao về phía trước.

III- Mấy kiến nghị nhỏ

1/ Dự thảo cần tập trung nêu bật đường lối đổi mới cụ thể trong giai đoạn đầu thế kỷ sau . Muốn thế, phải:
- Tổng kết một cách khách quan, khoa học 150 năm và 100 năm... lịch sử đất nước, rút ra bài học thành công và thất bại lớn (chống việc quy kết công cho đảng, phủi sạch công lao của tổ tiên trước năm 1930, và của các đảng dân chủ, xã hội trước khi bị giải tán).
- Đánh giá đúng thời đại và xu thế khách quan của thời đại.
- Nêu cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế tri thức để phát huy ưu thế, khắc phục nhược điểm.

Và đường lối chung có thể là:
Đại đoàn kết dân tộc, xây dựng một nước ''Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh'', hiện đại; dần dần và nhanh chóng đủ sức tham gia toàn cầu hóa, đi vào kinh tế tri thức; khắc phục được nghèo nàn, lạc hậu, tụt hậu .

2/ Dự thảo nên tập trung giải thích đường lối chung và nêu một vài chủ trương lớn nhất về chính trị, kinh tế, xã hội để thực hiện đường lối chung. Ví dụ, về chính trị là thiết lập Nhà nước pháp quyền, là dân chủ hóa thật lòng; về kinh tế là xây dựng kinh tế thị trường; về xã hội là tạo mọi thuận lợi để xã hội công dân xuất hiện...

Còn những chủ trương cụ thể thì sẽ do các hội nghị Trung ương sau này hoạch định.

3/ Về tất cả chủ trương lớn nói trên, lãnh đạo phải tạo điều kiện bên trong để các mặt kinh tế, chính trị, xã hội mới xuất hiện một cách vững chắc, gần như tự nhiên do đòi hỏi khách quan của tình hình bên trong đất nước là chính. Thoát khỏi xã hội truyền thống mà do các yếu tố bên ngoài là chính thì xã hội mới khó bề trường tồn. Kinh nghiệm của Nhật Bản trước đây là vậy .

Kinh nghiệm của Ai-len từ một nước nông nghiệp chỉ sau 30 năm đã chuyển thành một cường quốc hiện đại cho phép ta hy vọng ở tiền đồ tươi sáng của Tổ quốc, nhất là với gen thông minh mà ta thừa hưởng được của ông cha từ ngàn đời nay . Miễn là được một sự lãnh đạo ngang tầm yêu cầu của lịch sử dân tộc.

Phạm Ngọc Uyển
21.X. 00
Địa chỉ: 32 ngõ K1
Nghĩa Tân, Cầu Giấy
Hà nội
Điện thoại: 836 4499

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.