Hôm nay,  

Khí, Kiếm, Thể, Nhất

06/04/200000:00:00(Xem: 5705)
Thanh âm và Thịnh nộ là bài học của của bại. Kendo (Kiếm đạo) là bài học của thắng.
Bốn chiêu chân phương của Kendo có tính cách thực dụng cho những trận chiến xáp lá cà đông người, ngày nay đã trở thành một môn thể thao quốc tế. Bốn chiêu đó và những phép biến hóa của nó thật ra cũng không thể đi ra ngoài con đường (tức là đạo) của kiếm thuật Nhật Bản mà căn bản nằm trong tâm pháp gồm bốn chữ “Khí, Kiếm, Thể, Nhất” (ki, ken, tai, ichi). Khí là khí công, kiếm là vũ khí, thể là thể lực, còn nhất là hợp nhất. Luyện Kendo là phải luyện làm sao cho chân khí trong người nhập vào với kiếm, phối hợp với sức mạnh của cơ thể, để những uy lực đó trở thành một. Luyện chân khí, tức là khí công, có nghĩa là vận dụng năng lượng (energy) tiềm ẩn trong người, quy tụ được nó và sử dụng nó. Ở đây kiếm thuật Nhật Bản cũng không khác gì kiếm thuật Trung Hoa, bởi vì tất cả chỉ có một chữ “tâm”.

Tâm phải mở rộng và bình lặng vô chấp để tập trung, có tập trung mới điều động được chân khí và tạo được ý chí (will). Tâm không bình thì khí loạn và chí cũng không vững. Võ học Trung Hoa lấy khí công làm căn bản, kiếm thuật cũng nói đến “kiếm khí” và còn nói cả đến “kiếm ý” nữa, nghĩa là linh hồn con người đã nhập vào kiếm nên mọi chiêu số không còn cần thiết nữa. Đây chính là “vô chiêu thắng hữu chiêu” trong tiểu thuyết của Kim Dung. Tôi không muốn tán rộng thêm nữa vì bài này chỉ nhằm vào thực tế của Kendo. Kiếm thuật Nhật Bản cũng như Kiếm thuật Trung Hoa đều coi thanh kiếm là trọng và dồn tất cả uy lực linh hồn và thể xác vào đó. Để làm gì vậy" Để đấu, để tranh chớ còn làm gì nữa. Đây là điểm “tri hành hợp nhất” tôi muốn nhấn mạnh trong bài này.

Luyện kiếm khí mà không biết đến thanh kiếm, không muốn cầm kiếm cũng chẳng sao, vô thưởng vô phạt trong cuộc sống xã hội. Đây là biết mà không làm, thật an nhàn nếu chịu khó quên đi cái lương tâm con người của mình. Còn nếu cầm kiếm mà không học kiếm đạo thì đó là làm mà không biết, luyện gân cốt mang vũ khí mà không có óc như kẻ đần độn. Nó chỉ mang họa vào thân chớ không đấu đánh được cái gì cả. Tôi thích thuyết “tri hành hợp nhất” của triết gia Vương Dương Minh bên Trung Hoa, bởi vì suy ra cho thấy liêm sỉ tối thiểu của con người là đã biết là phải làm, biết mà không làm là cầu an. Còn làm mà không biết lại là hành động của kẻ vũ phu hữu dũng vô mưu, chỉ cầu danh cầu lợi vị kỷ thiển cận, rút cuộc chỉ rước lấy thảm bại.


Hãy nhìn một cuộc đấu Kendo như một môn thể thao trên võ đài, nó chỉ nhằm phân định thắng bại mà lấy giải nhưng tiêu biểu rất đúng hình ảnh một cuộc so gươm thật sự trên chiến trường của hai samurai muốn lấy tính mạng của nhau. Trước hết người ta thấy ngay một hình ảnh bất động có thể khá lâu, thành ra kỳ dị. Hai đấu thủ tư thế y hệt nhau. Hai tay cầm kiếm, đốc kiếm hạ dưới đan điền, cách bụng một chút, mũi kiếm chếch lên 90 độ so với cánh tay, mắt nhìn vào địch thủ. Đây là lúc phải có thời giờ để vận động “khí, kiếm, thể, nhất” chăng" Không phải... Phàm đã là cao thủ hễ hai tay nắm vào đốc kiếm là tâm pháp đã thành rồi. Đây là lúc thể hiện cái “thần” (spirit) khi lâm cuộc. Thần là lòng quả cảm, chí quyết đấu thể hiện trong đôi mắt nhìn thẳng vào vào mắt đối phương. Đôi mắt đầy uy lực, nhìn thẳng vào mắt địch chúng tỏ lòng can đảm dám chấp nhận mọi thử thách chớ không khiếp nhược, đồng thời đôi mắt đó uy hiếp đối phương. Nếu cả hai anh học Kiếm đạo cùng làm như vậy là... “huề” chăng"

Không phải thế, ăn thua chính là ở lúc lâm trận này. Hơn kém nhau là tùy ở công phu luyện tập “khí, kiếm, thể, nhất”. “Thần” mạnh hay yếu là ở chỗ này và quan trọng nhất, nó thể hiện ở đôi mắt. Bởi vậy nhìn thẳng vào mắt địch không phải chỉ để áp đảo tinh thần địch mà còn để nhìn thời cơ xuất thủ. Một chút rúng động thoáng trên ánh mắt của địch là chiêu “men” (diện) nhoáng lên như chớp giật. Bởi vậy cuộc đấu Kendo có vẻ như rất chậm, hai bên nhìn nhau khá lâu để rồi xuất thủ rất mau lẹ. Tại sao người ta không nhẩy múa loạn lên như con cào cào, mồm hò hét như điên để hăm dọa áp đảo tinh thần đối phương" Làm như vậy chẳng những không dọa nạt được ai mà chỉ làm người ta tức cuời, kể cả người xem đứng bên ngoài. Và kẻ hò hét nhẩy múa đó chỉ là cái mồi ngon cho một chiêu Kendo của địch. Đây chính là lấy tĩnh chế động vậy. Địch không sợ động mà chỉ sợ tĩnh.

Có cái gì chứng minh nguyên lý đấu tranh này không" Chế độ Trung Cộng không sợ ai hết, không sợ Mỹ, không sợ Đài Loan, không sợ cả khối ASEAN ồn ào họp, thế nhưng Bắc Kinh lại sợ thấu đến tâm can khi 10,000 đệ tử Pháp luân công biểu tình thầm lặng tại Thiên an môn. Biểu tình chống Cộng mất trật tự, la hét nhẩy lên choi choi không làm cho Cộng sản sợ vì Thanh âm Thịnh nộ chỉ làm bộc lộ tư thế của kẻ yếu. Và nếu trong cuộc biểu tình còn chửi bới lẫn nhau thì Cộng sản chỉ mỉm cười thích thú vì biểu tình đó không phải là biểu tình chống Cộng mà là biểu tình “chống” những người chống Cộng, nó làm hại chính nghĩa chống Cộng.

Ở Nhật Bản không có nữ samurai. Đó là một điều sai lầm lớn, bởi vì trong lịch sử không thiếu gì những mỹ nhân, những bậc vương phi bị chết dưới kiếm samurai chỉ vì đã dính vào chính trị. Tôi nghĩ phụ nữ ngày nay, nhất là những bà tranh đấu nên học Kendo, để tránh khỏi cảnh nhẩy lên la hét như gà mắc đẻ, phùng mồm trợn mắt chân tay giật giật như trúng gió. Tôi rất mừng khi thấy thế giới đã có đoàn nữ Kendo và cuộc tranh giải năm nay ở San Jose lần đầu tiên đã có giải nữ quán quân Kendo thế giới.

(Ghi chú: Bài trước tựa là “Từ Bài học Kendo”)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.