Hôm nay,  

Truyện Ngắn : Biết Đến Bao Giờ

09/12/200100:00:00(Xem: 6551)
LỜI GIỚI THIỆU: Khoảng hai tháng trước, Sàigòn Times đã hân hạnh giới thiệu cùng qúy độc giả truyện ngắn "Tâm sự con chó già" của tác giả Minh Trang, một người Việt tỵ nạn hiện định cư tại Canada. Qua thư của tác giả, chúng tôi được biết, cách đây khoảng 10 năm, tác giả đã từng ở trại tỵ nạn Mã Lai, từng đọc báo Việt Luận và Tivi Tuần San. Từ khi định cư ở Canada, tuy vẫn được đọc báo Việt phát hành ở Mỹ và Canada, tác giả vẫn dành cho báo Việt ngữ ở Úc một tình cảm đặc biệt. Sàigòn Times trân trọng cảm ơn tấm lòng đôn hậu của tác giả Minh Trang, và tuần này, xin được hân hạnh giới thiệu tiếp truyện ngắn thứ hai của tác giả, nhan đề "Biết đến bao giờ". "Biết đến bao giờ" là một truyện có nhiều yếu tố bất ngờ, mô tả cuộc sống và tâm tư của một người phụ nữ Việt sống bên người chồng vừa vũ phu, thô tục vừa tội lỗi. Hậu quả của những đè nén, những đau khổ, uất ức suốt nhiều năm tháng đã khiến người vợ quyết định mua dao super Knife "thiến chồng". Tuy truyện không mô tả rõ ràng việc "thiến chồng" có được người vợ tiến hành hay không, và trong câu truyện có nhiều điểm hài hước, người đọc không thể không có những suy ngẫm, những liên tưởng trong khi đọc truyện. Một lần nữa, chân thành cảm ơn tác giả Minh Trang và xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả phần 1 truyện ngắn "Không Biết Đến Bao Giờ" của ông.

*

Thùy cầm con dao làm bếp lên ngắm một lần nữa. Đó là loại dao nhỏ mà nàng thường dùng để xắt hành và ớt. Lưỡi dao nhỏ bằng hai ngón tay, sáng loáng, bén ngọt và nhọn hoắt. Con dao được sản xuất tại Mỹ, nước thép rất tốt và nhất lại là dao mới nữa vì Thùy mới mua được có hai tuần. Khi mới mua về, nàng đã dùng nó để xắt thử một khúc "ngầu pín" dày khoảng một inch rưỡi, có lẫn cả gân chằng chịt và lưỡi dao đã đi qua thật ngọt, chạm liền xuống tấm thớt phía bên dưới. Thật đúng là tiền nào của nấy, đắt tiền thì chất lượng phải tốt! Hôm nọ, tình cờ khi xem ti vi, nàng thấy quảng cáo loại dao "Super Knife" này. Người quảng cáo đã cầm con dao lên, uốn cong lưỡi dao tối đa rồi thả ra, lưỡi dao bật thẳng lại như cũ, tựa như những thanh bảo kiếm trong truyện kiếm hiệp vậy! Ông ta luôn mồm quảng cáo "Super Knife, xẻo gì đứt nấy, hãy mua Super Knife"! Và ông ta cầm con dao lên, biểu diễn thái một tảng thịt bò dày cả tấc thành những lát thịt mỏng dính như tờ giấy một cách thật lanh lẹ và dễ dàng!
Và thế là Thùy quyết định đi mua loại dao Super Knife. Nhưng khác với mọi người, Thùy mua nó không phải nhằm mục đích làm bếp mà với một mục đích khác, rùng rợn và ghê gớm hơn rất nhiều: Xẻo cu chồng!
Đã nhiều năm nay Thùy nung nấu tư tưởng này trong đầu nhưng chưa bao giờ dám thực hiện. Nhưng qua nhiều ngày đấu tranh nội tâm, xen lẫn với nhiều tác động từ bên ngoài, cuối cùng nàng đã đi đến quyết định dứt khoát. Kế hoạch gồm hai giai đoạn, nàng đã thực hiện xong giai đoạn đầu là đi mua dao. Giai đoạn tiếp theo, kinh khủng và rùng rợn hơn sẽ được thực hiện trong một vài giờ nữa, khi thằng quái vật trở về nhà. Thùy cầm con dao lên và tập trung tư tưởng, tưởng tượng đến những hành động mà mình sắp làm và bỗng nhiên tay nàng run lên bần bật. Nàng không biết đó là vì vô số những cảm xúc dồn lại hay vì lòng căm hờn muốn được bùng vỡ ra, sau khi đã bị đè nén quá nhiều qua nhiều năm tháng. Như để tăng thêm sức mạnh tinh thần cho mình, nàng lẩm nhẩm nhiều lần câu nói bất hủ đã từng học được qua báo chí: "Tự do hay là chết! Tự do hay là chết! Tự do hay là chết!"
Nàng tưởng tượng đến những hành động mà mình sắp làm trong vòng vài tiếng đồng hồ nữa như sau: Đúng mười một giờ rưỡi đêm, thằng quái vật sẽ về nhà. Bước chân vào nhà, việc đầu tiên hắn làm là ngồi phịch lên ghế, mở quạt máy vù vù cho ráo mồ hôi. Sau đó, hắn bước vào phòng tắm, tắm gội cho thật thoải mái sau một ngày làm việc mệt nhọc nơi hãng xưởng. Trong khi hắn đang tắm thì Thùy có nhiệm vụ phải dọn các món nhậu cho hắn, để sẵn trên bàn, cùng với hai chai bia lạnh. Khi nhậu, hắn thường lịch sự mời Thùy cùng ăn, nhưng nàng chẳng bao giờ đụng đũa tới một món nào. Nàng chỉ ngồi trên ghế sofa, im lặng đọc báo và chờ đợi nếu "hoàng đế" có sai bảo việc gì thì làm. Còn tên quái vật thì vừa ăn uống nhồm nhoàm vừa dán mắt vào màn ảnh truyền hình, xem các chương trình thi đấu thể thao hoặc đô vật. Thông thường hắn chỉ uống hai chai bia là vừa đủ và các món nhậu cũng vừa hết. Hắn ngồi nán lại coi truyền hình thêm chừng nửa tiếng nữa là đến một giờ sáng. Đến lúc ấy hắn sẽ nói với Thùy: "Này, vào đây nhờ tí!" Đó chính là lời yêu cầu Thùy phải vào phòng ngủ để phục vụ sinh lý cho hắn, không cần biết nàng có ưng thuận hay không. Nếu nàng cưỡng lệnh hắn thì vô số những điều rắc rối sẽ xảy ra cho nàng và mấy đứa con ngay sau đó và còn kéo dài đến nhiều ngày kế tiếp, như đã từng xảy ra nhiều lần. Vì vậy, muốn được yên thân, nàng phải nhắm mắt chiều theo ý hắn. Tiếp theo, hắn hùng hục làm cái công việc hoàn toàn mang tính chất bản năng của loài vật, cho đến khi thỏa mãn thì hắn lăn đùng ra ngủ, thường là ngủ trần truồng, chẳng thèm mặc quần áo! Còn Thùy nằm kế bên thì thân xác mệt rã rời và nước mắt cứ âm thầm tuôn chảy với bao niềm uất hận. Nàng làm ca ngày, từ bảy giờ sáng đến ba giờ chiều. Năm giờ sáng, nàng đã phải dậy để chuẩn bị cơm nước đi làm. Đến ba giờ chiều về tới nhà thì nàng phải tất bật đi đón mấy đứa con, lo cơm nước, tắm rửa cho mấy đứa và vô số những công việc nhà khác, kéo dài liên tục đến mười giờ đêm. Đến lúc này, nàng mới tương đối rảnh được đôi chút và thường là nàng ngồi trên ghế sofa, bật ti vi lên để không coi gì hết và tranh thủ ngủ... ngồi! Nàng không được đi ngủ thẳng giấc vì phải chờ thằng quái vật về để hầu hạ nó ăn uống và phục vụ ... sinh lý cho hắn. Khi mọi việc xong xuôi đâu đó, nàng nằm yên lặng khóc thầm mãi đến hai ba giờ sáng mới chợp mắt được, để rồi đến năm giờ sáng lại phải bật dậy để chuẩn bị cho một ngày ngục tù tối tăm kế tiếp. Tính trung bình, một ngày nàng chỉ ngủ được bốn năm tiếng đồng hồ là tối đa, sau khi đã xả thân ra phục vụ mọi đối tượng, từ chồng đến ba đứa con. Sau mười năm lấy chồng, nàng đã già đi trông thấy, mới có ba mươi hai tuổi nhưng trông nàng tựa như bốn mươi!
Có lẽ niềm an ủi thấm thía nhất cho nàng chính là những câu thơ của Nguyễn Hữu Nhật, diễn tả tâm trạng của những tù nhân chính trị trong các trại cải tạo của cộng sản:Đôi khi muốn khóc lại cườiNgày đeo mặt nạ với người chung quanhĐêm về anh sống cho anhThoáng vui mới đó buồn nhanh lệ trào....... Anh giờ như chiếc lò xoNén bao tủi hận cho vừa khít đêm!
Tâm trạng của nàng thật đúng hệt như vậy! Nhưng không, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thôi, nàng sẽ vĩnh viễn được giải thoát! Nàng sẽ không bao giờ là chiếc lò xo nữa và sẽ sống cho ra sống, không cần phải đeo mặt nạ nữa! Nàng đã tính kỹ rồi: Sau khi đã thỏa mãn sinh lý, tên quái vật sẽ lăn ra ngủ. Lúc ấy nàng sẽ lấy con dao giấu sẵn dưới gậm giường ra, và ... a lê hấp, "xoẹt" một cái là xong ngay! Hắn có thói quen ngủ trần truồng cho nên thực hiện việc xẻo cu hắn đối với nàng thật dễ dàng! Sau đó, nàng sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát và sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả đến với mình.
Thùy liếc nhìn chiếc đồng hồ treo trên tường. Còn mười lăm phút nữa hắn sẽ về. Nàng cầm con dao đi vào phòng ngủ và giấu nó dưới gầm giường. Xong xuôi, nàng đi vào nhà bếp và hâm lại nồi nước lèo trong khi chờ đợi thằng quái vật trở về. Bữa nay nàng đặc biệt nấu món phở ngầu pín. Vừa xắt khúc ngầu pín, nàng vừa tự nhủ: "Thằng chó đẻ, bữa nay tao cho mày ăn món này để rồi sau đó mày sẽ trở thành con chó thiến vĩnh viễn!" Kế tiếp, nàng lấy rổ rau húng quế và ngò gai ra rửa lại cho sạch. Dù đã chuẩn bị tinh thần rất kỹ và lâu dài nhưng không hiểu sao hai tay nàng vẫn run lên bần bật. Sợ hãi chăng" Hay mặc cảm tội lỗi" Có lẽ cả hai. Còn năm phút nữa thì hắn về đến nhà. Bỗng nhiên tim nàng đập thình thịch như vừa mới dự thi cuộc chạy đua nước rút. Nàng đưa tay đặt lên ngực, nhắm mắt lại, tự trấn an mình: "Ta phải quyết tâm và sáng suốt, nếu không thì suốt đời sẽ làm nô lệ! Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu!"
Đồng thời ngay lúc ấy, cuộn phim dĩ vãng lần lượt hiện về trong óc nàng: Cách đây mười năm, lúc Thùy hai mươi mốt tuổi, đang học dở dang đại học năm thứ ba ở Sài Gòn thì nàng được người em bảo lãnh sang Canada. Lúc ấy nàng còn trẻ, tuổi xuân phơi phới, vừa đẹp vừa có học thức, trong lòng tràn đầy tham vọng. Vừa đặt chân đến Canada, nàng đã hăm hở lao ngay vào cuộc sống, quyết tâm xây dựng cho mình một cuộc sống như hằng mơ ước. Ban ngày đi làm, ban đêm đi học thêm Anh ngữ, nàng ráo riết chuẩn bị con đường vào đại học để vươn lên trong xã hội sung mãn vật chất nhưng cũng rất nhiều thử thách khắc nghiệt. Trong thời gian đi học, nàng đã quen Tuấn, bạn học cùng lớp và cũng cùng hoàn cảnh, cùng chí hướng. Hai người quen nhau rồi yêu nhau thật nhanh, thật dễ dàng như thể định mệnh đã an bài. Tuấn lớn hơn nàng bảy tuổi, trung bình về mọi mặt. Còn nếu đem tiêu chuẩn giàu nghèo ra để đánh giá thì có lẽ cái nghèo là yếu điểm lớn nhất và duy nhất của Tuấn. Bởi lẽ chàng một thân cu ki lết từ trại tỵ nạn sang Canada và hoàn toàn không có một thân nhân nào ở Bắc Mỹ. Đã vậy chàng còn thêm một gánh nặng gia đình rất lớn ở Việt Nam, thật đông anh chị em mà người nào người nấy cũng đều nghèo kiết xác. Trong khi đó hoàn cảnh của Thùy hơi khác. Nàng có hai người em ở Canada, còn cha mẹ cùng mấy người anh thì ở Mỹ. Quen Tuấn được vài tháng thì hai người quyết định sống chung rồi làm đám cưới. Cha mẹ nàng hơi dè dặt nhưng nàng trả lời dứt khoát: "Con đã lớn rồi, xin ba má hãy để cho con tự quyết định!"
Tuấn là người rất đàng hoàng và hiếu học. Tham vọng của anh là học xong đại học và nếu có điều kiện thì tiếp tục trèo cao thêm nữa. Anh thường tâm sự với Thùy: "Chỉ có con đường học vấn mới có thể cứu chúng ta thoát khỏi cảnh nghèo túng. Em và anh đều đã từng đi làm part time, với đồng lương cu li rẻ mạt mà rất cực về thể xác. Anh không cần nói nhiều chắc em cũng hiểu, và có lẽ còn thấm thía hơn anh nhiều hơn nữa!" Một năm sau, Thùy sinh con gái đầu lòng. Sau khi thảo luận, hai vợ chồng đều đồng ý đặt tên cho con là Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ý nghĩa của việc đặt tên là: Quyết tâm vươn lên trong xã hội mới, dù cho có trăm vạn ngàn khó khăn đi chăng nữa.
Nhưng một năm sau đó, hai người đã li dị. Họ đến với nhau thật dễ dàng và bỏ nhau cũng thật nhanh. Tuổi trẻ là như vậy. Thùy là cô gái thật nhiều tham vọng và yếu điểm của nàng là quá tôn sùng đời sống vật chất. Ý thức được mình là cô gái đẹp và học thức, nàng thường tự nhủ, đáng lẽ ra mình phải lên ngôi "nữ hoàng" như những siêu sao điện ảnh Hollywood, chứ có đâu lại phải an phận giam mình trong một căn basement rẻ tiền, chật hẹp, sống chung với một người đàn ông tầm thường về mọi mặt" Từ khi sanh con, Thùy phải ở nhà nuôi con và lãnh tiền trợ cấp xã hội. Còn Tuấn thì đã vào được năm thứ nhất đại học, vừa học vừa đi làm thêm, cuộc sống vô cùng vất vả. Trung bình, một ngày chàng phải vật lộn với cuộc sống hết mười bốn tiếng đồng hồ, kể cả những ngày cuối tuần. Sự thiếu thốn về vật chất dần dần làm cho Thùy đâm ra nản chí và hay than vãn, so sánh. Không biết tương lai Tuấn học hành có đỗ đạt, thành công gì không. Mà cho dù có tốt nghiệp ra trường, chưa chắc gì đã tìm được việc làm! Sao thấy tương lai u ám và đen tối quá! Thế là Thùy bàn với Tuấn:
- Anh à, hay là anh tạm ngưng việc học một thời gian để đi làm kiếm tiền ...
Tuấn hơi khó chịu nên sẵng giọng:
- Làm cái gì mới được chớ" Tướng anh là thư sinh trói gà không chặt, liệu anh làm được việc gì"
Thùy cố gắng thuyết phục:
- Anh chịu khó nghe em một chút: Em có người bạn thân quen với anh Tony, anh này có thể giúp anh kiếm được nhiều tiền...
Tuấn nói khôi hài pha chút mỉa mai:
- Chắc là rủ anh đi cướp nhà băng phải không"
Thùy đập nhẹ vào vai Tuấn:
- Không phải! Anh cứ hay cà rỡn! Anh Tony là chủ xe trùn, chuyên đưa người Việt mình đi bắt trùn* đó anh. Đây là job mùa hè. Một người nếu bắt trùn giỏi có thể kiếm được hơn chục ngàn tiền mặt vào dịp hè! Còn về mùa đông thì anh Tony chuyên đi thầu sửa mái nhà và ống khói nhà bếp. Kiếm ăn được lắm. Ảnh đang cần một vài người giúp việc, nếu anh muốn, em sẽ liên lạc với chị Thu, em gái anh Tony là được liền!
Nghe Thùy nói xong, Tuấn bực tức phản đối:
- Nói em nghe, bắt trùn không phải là dễ đâu. Phải dầm sương gió suốt đêm ngoài đồng trống, lạnh chết mẹ, khom lưng mười mấy tiếng đồng hồ như cấy lúa, chịu gì nổi! Chỉ có những người là dân ruộng chính cống ở Việt Nam mới làm nổi nghề này. Lơ mơ bị cảm lạnh nằm liệt giường luôn, em nuôi nổi anh không"
Thùy vẫn chưa chịu bỏ cuộc:
- Nếu anh nhắm bắt trùn không nổi thì đi làm farm vậy, hái táo, làm cỏ, họ trả năm đồng tiền mặt một giờ! Anh Tony ảnh cũng thầu luôn job này!
Lần này thì Tuấn bực bội quá nên gắt gỏng:
- Anh đã nói với em rồi, trời sinh anh ra là để cầm cây viết và gõ bàn phím computer, chớ không phải để cầm cuốc, cầm cày, cầm búa với mỏ lết! Nếu em chê anh nghèo thì em đi kiếm người khác đi! Anh còn lạ gì cái thằng Tony mà em cứ giới thiệu hoài" Nó chỉ là thằng Bắc kỳ lưu manh và dốt nát! Anh như vầy mà phải đi làm mướn, làm phụ tá cho nó hả"
Và Tuấn không cần phải thách thức thêm lần thứ hai bởi vì sau đó Thùy đã lẳng lặng ôm cầm sang thuyền khác. Cái bến mà nàng chọn để tắp vào chính là .... "bến Tony", một người nổi tiếng tiêu xài rộng rãi, tuy hơi xấu trai, thất học và thô lỗ. Qua sự môi giới của em gái, Tony biết Thùy và Tuấn đang có chuyện hục hặc nên gã đã triệt để lợi dụng thời cơ, quyết tâm dùng mồi nhử vật chất để dụ dỗ Thùy. Vốn là người háo sắc, thấy Thùy xinh đẹp, Tony mừng rơn không khác gì Mã Giám Sinh gặp Thúy Kiều. Lúc ấy đang là mùa đông, mỗi khi đi chợ, Thùy thường ra đứng đón xe ở trạm xe buýt, co ro người trong cái lạnh khủng khiếp của Canada. Đã vậy, đôi khi nàng còn phải đẩy theo chiếc xe nôi chở bé Tâm nữa. Cả hai mẹ con đều lạnh run, cực hết biết. Lần đầu tiên, Tony đến ngỏ ý giúp đỡ, chở giùm Thùy đến phố tàu để đi chợ. Những lần tiếp theo, gã ngỏ ý cho Thùy mượn chiếc Toyota Camry của hắn để dùng làm phương tiện di chuyển trong mùa đông. Thùy không đủ sức để chống lại sự cám dỗ này, vì quả thật nàng cũng đang cần xe để đi trong mùa đông. Bằng lái xe nàng đã có nhưng tiền để mua xe thì không. Chiếc xe mà Tony cho nàng mượn đã chạy trên hai trăm ngàn cây số, chuẩn bị vào viện bảo tàng, thế nhưng nước sơn vẫn còn mới vì hắn mới sơn lại. Đối với Thùy đây là một món quà rất "đáng giá" vì nàng hoàn toàn mù tịt về máy móc và hơn nữa nàng thường có thói quen đánh giá sự việc, con người qua cái vỏ hào nhoáng bề ngoài. Qua vài lần nói chuyện với Tony, Thùy biết hắn còn "độc thân vui tính", dù tuổi đời đã gần bốn mươi, chỉ vì quá lo làm ăn mà quên lấy vợ! Nàng có biết đâu hắn là con cáo già đã trải qua năm bảy đời vợ, con rơi con rớt gần chục đứa! Thế là sau đó nàng đã tự nguyện về sống với Tony, lại tiếp tục làm đám cưới thêm một lần nữa! Trứng đã giao cho ác!
Theo lời "cố vấn" của Tony, Thùy chỉ làm đám cưới với hắn nhưng không làm giấy hôn thú, mục đích để khai nàng thuộc diện "single mother", lãnh tiền trợ cấp của chính phủ! Còn cái gọi là đám cưới, nói cho đúng ra chỉ là một bữa tiệc nhỏ ở nhà hàng, có vài chục người tham dự, đa số là bạn bè của Tony. Phía gia đình Thùy, chỉ có hai người em ở Canada vì nể lời chị mà tham dự, còn cha mẹ nàng và các người anh ở Mỹ thì phản đối nên không đến. Thế là từ đó nàng chính thức bước lên xe... Toyota Camry 200 ngàn cây số, "theo chàng về dinh", sống trong một căn apartment hai phòng ngủ, tuy có rộng rãi hơn căn basement của Tuấn nhưng cũng không phải là một cuộc sống cao sang gì! Trong thời gian đầu, Tony tỏ ra là người hào phóng về tiền bạc, làm Thùy rất vừa ý mà bỏ qua những khuyết điểm của hắn là xấu trai, thất học và thô lỗ. Hắn mua cho nàng một giàn máy may, máy vắt sổ để nàng may ở nhà, kiếm thêm tiền. Hắn giải thích: "Em ạ, mình đang sống ở xứ tư bản, phải biết tranh thủ làm giàu, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm! Em cứ ở nhà giữ con, lãnh tiền trợ cấp của chính phủ, rồi tranh thủ may ở nhà, kiếm thêm tiền!
(Còn tiếp một kỳ...)
Anh sẽ đi nhận hàng cho em may. Chỉ sợ không đủ sức để mà may thôi chớ hàng thì nhiều lắm. Hồi mới sang Canada, anh chỉ có hai bàn tay trắng. Nhờ biết nắm bắt lấy thời cơ, làm nhiều nghề tiền mặt khác nhau mà bây giờ anh đã mua được hai chiếc xe hơi, một cho em, một cho anh và để dành được hơn một trăm ngàn trong nhà băng, chuẩn bị đến sang năm anh mua nhà riêng, rước mấy mẹ con em về ở, tha hồ rộng rãi, thoải mái và sung sướng!
Những lời đường mật của Tony kèm theo những món quà như máy móc, quần áo, son phấn, tất cả trị giá không quá ba ngàn bạc, đã làm cho Thùy lu mờ lý trí, hoàn toàn tin tưởng vào cái tương lai màu hồng tưởng tượng do hắn vẽ ra. Vốn dĩ đang sống trong hoàn cảnh hết sức nghèo túng, chật vật, nay được thoát ra để sống một cuộc sống thoải mái hơn, cho nên tâm trạng của nàng là dễ dãi, thiếu cảnh giác. Tựa hồ như một người đang khát nước cháy cổ, bỗng dưng được ai cho một tô nước múc dưới ao ruộng sình lầy, hẳn nhiên coi tô nước ấy giá trị hơn vàng! Ngoài cái job tiền mặt may đồ ở nhà, Tony còn giao cho nàng một job khác, đó là đi nhận và giao hàng may theo các địa chỉ hắn đã cho, đến cuối tháng hắn trả cho Thùy một số tiền mặt khá hậu, bằng một tháng lương của một người công nhân hạng bét. Những năm tháng tiếp theo, Thùy sanh tiếp hai đứa con nữa, một gái, một trai. Và rồi, theo dần với thời gian, chiếc mặt nạ của Tony đã rớt xuống, Thùy hoàn toàn vỡ mộng, cuộc sống chung với Tony trở thành địa ngục, muốn thoát ra thì đã muộn!
Sau này, khi đã tỉnh mộng, biết mình đã bị lừa gạt quá sức đau đớn, Thùy thường vò đầu bứt tóc, tự trách mình sao quá ngu ngốc, đem trứng giao cho ác. Khi mới quen Thùy, Tony cho biết hắn là "kỹ sư" ở Việt Nam, quê ở Hố Nai, nhưng khi sang Canada hắn bỏ nghề kỹ sư, chuyển sang làm kinh doanh cho mau giàu. Dần dần theo năm tháng, Thùy mới khám phá ra hắn là dân Hải Phòng chính cống, làm công an biên phòng ở Bà Rịa, chuyên đi rình bắt những người vượt biên và bán bãi vượt biên. Hắn thuộc loại đàn ông xấu trai, răng hô, bám nhựa thuốc lá vàng khè. Thùy thường nghe những câu chuyện tiếu lâm giải thích vì sao bộ đội miền bắc đến 90 phần trăm là răng hô: Những năm tháng sống chui rúc trong rừng, bọn chúngï không có gì ăn ngoài những củ khoai mì đào vội và nướng ăn vội vàng cho qua cơn đói. Khi cạp ăn, vì khoai mì còn nóng cho nên đã làm cho chân răng của chúng bị mềm, và do lực kéo của hai bàn tay theo hướng ra ngoài cho nên toàn bộ bọn chúng đều có những bộ răng hô như những dã nhân thời tiền sử! Tên Việt Nam của hắn là Biền nhưng khi sang Canada, hắn đã lột xác, lấy tên là Tony. Có lẽ hắn muốn quên đi cái quá khứ thiếu úy Biền, phó đồn công an biên phòng tại Bà Rịa, vốn dĩ không có gì là lương thiện và hiền lành cho lắm. Hắn vốn xuất thân trong một gia đình nông dân, có lý lịch ba đời là bần cố nông. Sau khi học xong lớp bảy, hắn đi cày ruộng mấy năm rồi nộp đơn xin gia nhập ngành công an. Nhờ có tính ác bẩm sinh và lý lịch bần cố nông nên hắn đã qua được kỳ thi sát hạch trình độ một cách dễ dàng. Ngành công an của cộng sản tuyển dụng người, dựa trên hai tiêu chuẩn ác và trung thành, chứ không dựa trên trình độ văn hóa. Phải ác mới làm công an được. Do ăn hối lộ vượt biên quá nhiều, cuối cùng bị bại lộ, hắn đã nhảy lên thuyền vượt biên với muôn người khác, để rồi sau đó khoác áo thuyền nhân "tỵ nạn cộng sản" sang định cư tại Canada! Hắn có đôi cánh tay gân guốc, nổi cuồn cuộn những bắp thịt, trông như cánh tay của một lực sĩ tập tạ nhà nghề. Và đặc biệt đôi bàn tay của hắn to, sần sùi, thô nhám đến gớm ghiếc, tựa như bàn tay của một con khỉ đột. Những ngón tay của hắn lớn tựa như những chiếc dùi đục, cứng ngắc, cong queo và da dày như da trâu! Vì da tay của hắn quá dày cho nên khi sờ vào dòng điện 110 vôn, hắn chỉ bị giật tê tê, chớ không bị giật điếng người như người bình thường! Tất cả những yếu tố này là do công lao của chế độ cộng sản đã dày công nhào nặn, hun đúc hắn ngay khi còn nhỏ, để rồi vài chục năm sau, nó biến thành công cụ phục vụ rất đắc lực cho chuyên chính vô sản, chuyên dùng để đấm vào thân thể con người hoặc bẻ cổ người ta khi cần thiết!


Riêng đối với Thùy, nhiều lúc cô đơn ngồi suy tư, nàng tự nhìn lại mình và tìm hiểu mình kỹ hơn. Nàng nghĩ có lẽ nàng thuộc loại đàn bà có máu dâm đãng, bởi lẽ mỗi khi nàng trông thấy người đàn ông nào có thân hình cứng cáp, gân guốc thì tự nhiên nàng cảm thấy hứng thú về mặt sinh lý! Nàng nhớ lần đầu tiên khi mới gặp Tony, nàng đã chú ý đến thân hình vai u thịt bắp của hắn. Và khi hắn phụ nàng bưng chiếc xe nôi đặt lên băng ghế phía sau xe, tình cờ thân hình của hắn chạm vào người nàng. Tiếp theo, không biết do vô tình hay cố ý, bàn tay của hắn nắm vào bàn tay nàng, lấy cớ để giúp nàng nâng chiếc xe nôi lên. Tuy giây phút đụng chạm đó chỉ kéo dài có năm sáu giây nhưng nàng cảm thấy tê người như có một giòng điện mạnh nào đó truyền vào. Nàng cảm thấy chất "đàn ông" của hắn truyền vào người nàng, và bàn tay của hắn hết sức thô nhám, da dày như da trâu. Sự thô nhám cứng cỏi đó đã chà sát lên làn da mịn màng và mỏng dính của nàng, làm cho nàng rùng mình, nổi da gà, thấy tê lạnh ở cột sống. Nhưng cũng thật kỳ lạ, trong sự "ớn lạnh xương sống" đó nàng lại cảm thấy thích thú và sinh lý bị kích thích!
Nếu đem so sánh Tony và Tuấn thì hai người khác nhau một trời một vực. Tuấn thuộc loại người mảnh mai, da trắng trẻo, thư sinh trói gà không chặt. Bàn tay của anh trắng trẻo, nhỏ nhắn và mềm oặt như tay đàn bà. Có lẽ vì vậy mà anh thường nói, anh sinh ra đời là để cầm bút và gõ bàn phím computer, chớ không phải để cầm cuốc, cầm cày, cầm búa và mỏ lết! Và đối với hạng đàn bà có máu dâm như Thùy, chỉ thích những gì có tính chất "đàn ông", thô nhám, cứng cỏi, cho nên khi mới trông thấy Tony, nàng cảm thấy đáp ứng "đúng tần số", mặc dù hắn khá xấu trai!
Tuy nhiên sự đời không đơn giản như vậy. Công cụ của chuyên chính vô sản không phải chỉ dừng lại ở chỗ nắm tay, gây cho Thùy những cảm giác tê dại, thích thú. Nó đã tiến xa hơn bằng những cái tát tai, những cú đấm túi bụi vào người nàng, giật tóc, bẻ tay và khóa tay nàng đến mức bị trặc gân, bại xụi. Khuôn mặt của Thùy trước đây rất cân đối và đẹp nhưng giờ đây, qua nhiều lần bị Tony "sửa sắc đẹp", nó đã bị méo mó, bầm dập, ảm đạm, mất hết cả những vẻ tươi sáng, hồn nhiên yêu đời! Tony "cai trị" Thùy bằng bạo lực. Qua nhiều lần bị đánh đập, nàng trở nên sợ hắn, riu ríu nghe theo lời hắn. Mặc dù nàng đã gọi cảnh sát nhiều lần và Tony đã bị cảnh sát bắt giam ba lần vì tội đánh vợ nhưng hắn không hề chùn tay. Hắn thường nói:
- Đ... mẹ, giam tao bất quá một hai ngày là cùng, rồi cũng phải thả, nếu không thì ai đi làm nuôi chúng mày"
Hắn nói đúng. Bởi vì mỗi lần bị bắt hắn lại năn nỉ cảnh sát thả hắn để đi làm nuôi ba đứa con còn nhỏ! Cảnh sát cũng không thể làm gì hơn là phạt cảnh cáo vì những hành động của hắn chưa đến mức nghiêm trọng để đi ở tù. Ngoài bản chất thô bạo, Tony còn có một bản chất bẩm sinh khác, đó là sự xảo trá đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, và chính điều này đã giúp hắn tiếp tục duy trì sự "cai trị", đè đầu cỡi cổ Thùy trong suốt tám năm qua, mà cho đến nay vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào hắn sẽ bị "lật đổ" hoặc tự nguyện "thoái vị". Qua một thời gian ở với Tony, Thùy bắt đầu thắc mắc về những hành vi đáng ngờ của hắn. Hắn làm nghề tiền mặt nhưng thường là thu nhập thấp và đổi nghề luôn luôn. Thông thường trong một năm, hắn đi làm hãng xưởng chừng bốn năm tháng để có cớ khai thuế, rồi bỏ việc. Sau đó, hắn xin lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp và đi làm tiền mặt. Với thu nhập thấp như vậy thì tiền ở đâu mà hắn dám tiêu xài khá rộng rãi, lăng nhăng với nhiều người đàn bà khác, ngoài Thùy được xem như là "vợ" chính thức" Và khi Thùy khám phá ra bí mật của hắn thì nàng chết lặng người đi vì sợ hãi: hắn có chân trong băng đảng xã hội đen, chuyên buôn lậu ma túy, kinh doanh sòng bài lậu, buôn gái điếm và ăn cắp hàng trong siêu thị! Hốt nhiên, nàng nhớ lại, có một thời gian Tony nhờ nàng đi giao và nhận những bao hàng quần áo may tại nhà. Sau này tình cờ nàng khám phá ra, đó chính là đi giao bạch phiến, được cất giấu trong những bao hàng ngụy trang! Khi thấy Thùy đã biết về những hành động bất lương của mình, Tony cười đểu giả:
- Đúng là như vậy! Nếu không thì lấy đéo đâu ra tiền để cung phụng cho mày! Nên nhớ, chính mày cũng dính líu trong đó. Nếu bị bắt, mày sẽ bị xử ít nhất là mười năm tù! Tội buôn bạch phiến là nặng lắm đấy, không phải chuyện đùa. Khôn hồn thì câm cái mồm của mày lại!
Nghe hắn nói xong, Thùy tức uất người. Nàng quăng ném đồ đạc trong nhà loạn xạ và gào thét lên thật lớn:
- Thằng chó đẻ, mày làm hại đời tao!
Tony vẫn cười đểu, thách thức:
- Ừ, cứ thét thật to lên. Trong building này không có gia đình người Việt nào hết, chỉ toàn tây trắng, Ấn Độ và da đen thôi!
Khi Thùy đã đập phá, chửi bới và khóc đến mệt nhoài rồi, Tony mới bắt đầu làm "công tác tư tưởng", bằng giọng nói nhỏ nhẹ:
- Em nên ổn định tinh thần để suy nghĩ lại. Vì thương em nên anh mới phải "hy sinh" làm những điều nguy hiểm để kiếm tiền nuôi em và mấy đứa con. Em nên nhớ, em còn có ba đứa con để nuôi, đây là điều rất quan trọng. Nếu em và anh đi ở tù thì ba đứa con sẽ bơ vơ, đói dài dài! Em có thương con của em không" Vì vậy anh khuyên em là phải tuyệt đối giữ bí mật, hé răng ra là chết ngay! Em chịu khó chờ thêm một vài năm nữa, khi anh gây dựng đủ số vốn, hai đứa mình sẽ vù về Việt Nam rồi ở luôn bên đó, đời sống tha hồ thoải mái, xóa nhòa hết dĩ vãng!
Sau khi "làm công tác tư tưởng" xong, Tony bắt đầu chuyển giọng sang "công tác răn đe":
- Nếu mày hé răng cho ai biết, tao sẽ cho đàn em xã hội đen đến cắt cổ ngay! Khôn hồn thì câm họng, hàng ngày cứ ở nhà giữ con, túc tắc may quần áo, kiếm thêm được tí tiền mặt làm vốn. Tiền của mày kiếm được tao không thèm đá động đến một cắc. Mọi chi tiêu trong nhà tao lo hết, thỉnh thoảng tao cho thêm tí tiền xài. Còn nếu muốn đi ở tù hay bị cắt cổ thì cứ việc bảo cho tao biết!
Tuy ít học nhưng những thủ đoạn xảo trá của Tony thì đáng bậc thầy thiên hạ. Hắn biết áp dụng nguyên tắc cây gậy và củ cà rốt. Hắn chủ tâm "cai trị" Thùy bằng sự sợ hãi, thể hiện qua sự đánh đập, bẻ tay, khóa tay, đánh vào những yếu huyệt ở trong người, làm sự đau đớn tăng lên đến tột độ mà không để lại dấu vết. Những nghiệp vụ tra tấn tù nhân mà hắn đã học được trong ngành công an, giờ đây hắn đem ra áp dụng lên thân thể của Thùy, một thiếu nữ có thân hình mảnh mai, liễu yếu đào tơ, được nhiều người khen là đẹp
Hắn chưa bao giờ đọc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao nhưng hắn biết áp dụng đúng những nguyên tắc "khi nhu khi cương", "mềm nắn rắn buông" của bá hộ Bá Kiến. Ông này có nhiều lúc sai gia nhân đánh đuổi Chí Phèo nhưng cũng có lúc lại quăng cho Chí Phèo vài đồng bạc để đi uống rượu vì "thương anh nghèo quá"!
Thỉnh thoảng hắn chở nàng đi đến những cửa tiệm sang trọng mua sắm cho nàng những hàng mỹ phẩm và một vài bộ quần áo thời trang mà nàng thích. Củ cà rốt và cây gậy của hắn luôn luôn đi đôi với nhau, tùy theo tình hình, tình thế. Vào những dịp cuối năm thì hắn thường cố ý "thất nghiệp" và thường than thở với Thùy:
- Dạo này bọn cảnh sát bố ráp dữ quá, chẳng làm ăn gì được, đói quá! Em ạ, hay là em nên viết thư chúc tết ông bà cụ và mấy ông anh ở bên Mỹ rồi nhân tiện xin họ ít tiền để tiêu tết. Em nhớ nói là để sắm tết cho ba đứa con nhé. Anh thì chẳng cần gì cả, tất cả đều hy sinh cho vợ con. Anh húp cháo qua ngày cũng đủ sống!
Từ khi ba Thùy biết nàng đi làm vợ một thằng lưu manh, ông khuyên Thùy nên li dị. Khuyên mãi không được, giận quá, ông tuyên bố từ bỏ con! Ông nào có biết đâu còn có những điều bí ẩn bên trong mà nàng không hề dám hé răng cho ai biết! Thêm vào đó, Tony đã xảo quyệt sử dụng ba đứa trẻ như những "con tin" để gây áp lực đối với Thùy và để moi tiền những thân nhân "Việt kiều" của nàng ở bên Mỹ! Nhận được thư xin tiền của Thùy, thân nhân của nàng lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Bỏ thì thương vương thì tội. Dầu gì thì cũng cùng một khúc ruột bứt ra. Nhất là ba đứa trẻ vô tội, cuộc sống thiếu thốn sẽ làm cho chúng cơ cực biết dường nào! Thế nhưng, ác một nỗi, gởi tiền tiếp tế cho Thùy tức là tiếp tế cho thằng Tony, một thằng lưu manh đã từng nghiện xì ke, ma túy. Khi được tiếp tế đầy đủ, có thêm sức mạnh, nó lại tiếp tục đè đầu cuỡi cổ Thùy! Mà không tiếp tế thì ba đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng, bởi vì tiền trợ cấp của chính phủ đã bị thằng Tony ăn chận hết gần phân nửa! Có thể nói, hắn giống như một con sán sơ mít, có những cái vòi móc bám rất chặt vào thành ruột non, tha hồ hút máu và chất bổ trong cơ thể con người. Người bị bệnh luôn cảm thấy đói nhưng ăn uống bao nhiêu cũng không đủ, cơ thể lúc nào cũng xanh xao vàng vọt!!!
Đã có rất nhiều lần Thùy ngồi suy tư, so sánh giữa Tuấn và Tony. Tuấn là người hơi tự cao và bướng nhưng cũng rất biết phục thiện. Mỗi khi cãi vã với Thùy về một chuyện gì đó, sau đó, nếu xét thấy mình có lỗi, chàng không ngần ngại xin lỗi Thùy. Hoặc có những lúc định làm điều gì quan trọng, chàng thường tham khảo ý kiến với Thùy, sau khi hai người đồng ý, chàng mới thực hiện. Khi Thùy có những ý kiến trái ngược với Tuấn vế một vấn đề gì đó, chàng thường để cho Thùy tha hồ nói và kiên nhẫn lắng nghe. Có lẽ nhờ sự biết tự kềm chế của Tuấn và áp dụng nhiều nguyên tắc "dân chủ" đối với vợ, cho nên cuộc sống giữa hai người khá đầm ấm, ít khi nào xảy ra những vụ cãi lộn to tiếng hoặc chén bay, dĩa bay. Nhưng sự đời thật oái oăm, Tuấn càng "dân chủ" chừng nào thì Thùy lại càng lấn lướt chừng đó. Nhất là khi mới đặt chân đến Canada, nàng đã bị một số bạn gái nhồi sọ bằng những luận điệu như: "Ở Bắc Mỹ, đàn bà là quý lắm, cứ chửi chồng xả láng, đừng sợ gì hết, nó mà lơ mơ thì cứ gọi 911, cảnh sát tới còng đầu liền!" Hoặc câu: "Nhất trẻ em, nhì phụ nữ, ba là chó, thứ tư mới là đàn ông!" Hoặc: "Đẹp như em thì thiếu gì đàn ông mê, kiếm chồng giàu sang không khó, tội gì phải sống với một thằng tầm thường mà gàn bướng như vậy!" Và hậu quả là cuối cùng nàng đã chia tay với Tuấn!
Trong khi đó, Tony hoàn toàn là mẫu người khác hẳn. Hắn thường xuyên thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với nàng và mỗi lần cãi lộn với nàng, hắn thường công khai tuyên bố: "Mày phải nghe theo lời tao. Không có bàn bạc, dân chủ dân em gì suốt. Lơ mơ ông nện cho bỏ mẹ!" Bàn tay sắt cai trị của hắn, kèm theo những thủ đoạn gian ác, gài nàng dính líu vào con đường phạm pháp, đã làm cho nàng thường xuyên sống trong sự sợ hãi và biến nàng thành một con cừu non ngoan ngoãn, bị tê liệt hết mọi ý chí phản kháng. Thỉnh thoảng, để xoa dịu sự bất mãn, Tony ban cho nàng một "củ cà rốt", thể hiện qua một vài món quà vớ vẩn nào đó và nàng cảm thấy thật sung sướng!!! Qua rất nhiều đêm "đồng sàng dị mộng", nằm kế bên Tony, nghe tiếng ngáy khò khò của hắn mà nước mắt của nàng tuôn ra ràn rụa. Những lúc như vậy, nàng tự hỏi mình: "Phải chăng mình là con người quá hèn nhát, cam chịu cho thằng quái vật đè đầu cưỡi cổ" Quái lạ, tại sao khi sống với thằng này, lúc nào mình cũng ghét nó nhưng lại cảm thấy những việc làm của nó luôn luôn là "đúng"" Phải chăng vì sợ nên mình đã ngụy tín, tự lừa dối mình" Biết đến bao giờ mình mới thoát được sự cai trị tàn bạo của hắn""
Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận, giờ đây, nhiều khi trong nỗi cô đơn, tuyệt vọng, bất giác nàng đã gọi tên Tuấn và nước mắt nàng đã tuôn ra ràn rụa: "Tuấn ơi, giờ này anh đang ở đâu, có còn nhớ tới em không" Xin hãy tha thứ cho em! Em muốn trở về với anh thì đã quá muộn rồi!"
Những người hàng xóm của Thùy đã chứng kiến nhiều lần nàng bị thằng Tony "sửa sắc đẹp", mặt mũi bầm tím, sưng vù nhưng nàng không hề dám kêu cảnh sát. Bà Ấn Độ sống kế bên đã gọi cảnh sát giùm Thùy và công khai bày tỏ sự bất bình với nàng: "Nó đánh mày như vậy mà tại sao mày không kêu cảnh sát, cứ âm thầm chịu đựng" Mày phải làm đơn thưa nó ra tòa, tao sẵn sàng ra làm chứng cho mày!" Bà tây trắng đến nắm tay Thùy: "Hãy kêu cảnh sát và dọn đi nơi khác ngay. Tao sẽ giúp mày. Không thể chấp nhận một tên súc vật như thế được!" Và ông tây đen hàng xóm cũng nêu ý kiến một cách gay gắt: "Mày không nên học đòi làm chúa Giê Su! Nó đánh mày thì mày phải kêu cảnh sát. Mẹ kiếp, mỗi lần trông thấy thằng chó đẻ đó, tao chỉ muốn đấm vào mặt nó!"
Trong khi đó, những đứa con cũng nhao nhao phản đối Tony. Thùy thường xuyên nghe những lời than oán nơi những "người dân". Bé Tâm, 9 tuổi, nhiều lần nói với Thùy:
- Mẹ ơi, con rất ghét người cha ghẻ. Mẹ dọn đi chỗ khác đi, dù có khổ hơn tụi con cũng chịu! Tại sao mẹ cứ im lặng chịu đựng hoài vậy"
Bé Uyên, 6 tuổi thường khóc lóc:
- Daddy ác quá, đánh mẹ, la mắng tụi con hoài. Mình move đi chỗ khác đi mẹ!
Thằng Bình 5 tuổi nhiều lần phản đối:
- Con ghét daddy. Con không muốn sống ở đây nữa!
Đó là chưa kể rất nhiều ý kiến của gia đình và bạn bè của Thùy, hối thúc nàng phải làm "cách mạng" dọn đi nơi khác và nếu cần thì làm đơn thưa hắn ra tòa! Với rất nhiều áp lực như vậy, từ trong lẫn ngoài, thúc giục nàng phải đấu tranh, cộng thêm những dằn vặt nội tâm, cuối cùng Thùy đã đi đến quyết định "làm cách mạng", đó là ... xẻo cu chồng!!! Có nhiều lần nàng đã có ý nghĩ giết hắn nhưng đó chỉ là ý nghĩ để xoa dịu bớt những hờn oán đang dồn nén trong người nàng mà thôi. Bản chất con người nàng vốn là hiền lành, thật thà, không thể nào làm được chuyện động trời như vậy. Nàng nhớ, khi còn ở Việt Nam, có lần nhà làm đám giỗ, mẹ nàng nhờ nàng cắt cổ con gà. Nàng cầm con dao lên mà tay cứ run bần bật, quay mặt đi chỗ khác, không dám nhìn vào cổ con gà! Thấy vậy, mẹ nàng nói: "Tao đã ghê tay không dám cắt, mày cũng vậy! Thôi để chờ bố mày về rồi hay!"
Đã rất nhiều lần Thùy ngồi thẫn thờ bên chiếc bàn máy may, tự lý luận với chính mình: "Giết nó thì mình phải đi ở tù, mấy đứa con mình sẽ đói khổ. Không thể được! Nếu tự dưng dọn đi nơi khác, nó sẽ trả thù, cho đàn em thanh toán mình. Cũng không thể được! Chỉ còn có cách... xẻo cu nó, rồi nhân cơ hội này nói với cảnh sát là mình bị áp bức, uất ức nên làm như vậy. Có thể mình phải đi ở tù nhưng cũng có thể là được tha. Giải pháp này linh động hơn, vừa trả được thù, vừa chấm dứt được sự cai trị tàn bạo của thằng súc vật. Mấy mẹ con mình sẽ được giải phóng! Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu! Nếu không can đảm hành động thì vĩnh viễn mình sẽ phải làm nô lệ!"
Có tiếng máy xe nổ bên dưới bãi đậu xe. Thùy nhìn qua cửa sổ. Thằng súc vật đã về. Bỗng nhiên tim nàng đập thình thịch, mặt nàng tái hẳn đi, làm nàng phải nắm chặt lấy tấm khăn lau bàn với bàn tay run run, để lấy lại bình tĩnh. Tiếng khóa lách cách mở cửa. Bộ mặt ghê tởm của hắn lại xuất hiện. Vẫn những động tác quen thuộc như hàng ngày: hắn cởi giày, quăng phịch vào góc nhà rồi ném mình lên chiếc ghế sofa, bật quạt máy, bật ti vi. Trong khi đó Thùy dọn các món nhậu để sẵn trên bàn cho hắn. Độ mười phút sau hắn đi vào nhà tắm. Lúc này Thùy đã bình tình hơn và cố gắng không để lộ một dấu hiệu gì làm cho hắn có thể nghi ngờ. Nếu hắn khám phá ra âm mưu của nàng, tính mạng nàng sẽ bị nguy hiểm ngay lập tức. Tắm xong, thằng quái vật đi ra, ngồi vào bàn ăn. Vừa trông thấy món ăn, hắn nói:
- Ô hay, món gì thế này"
Thùy đáp:
- Phở ngầu pín đó!
Tony bật cười khoái chí:
- À, thì ra em bồi dưỡng cho anh thứ này để có thêm sức phải không. Hay lắm!
Thùy quay đi chỗ khác để tránh Tony có thể phát hiện những nét bối rối trên khuôn mặt nàng:
- Anh nói khẽ chứ, mấy đứa con đang ngủ.
Tony ngồi ăn nhồm nhoàm và tu bia ừng ực. Có vẻ hắn rất vừa ý nên nói với Thùy:
- Kìa, em nhậu ngầu pín với anh chứ. Nghe bảo món này làm cho con người ta "sung" lắm đấy. Em thật là người vợ tử tế, biết quan tâm đến chồng!
Thùy nghĩ thầm trong bụng: "Phải rồi "sung" lắm, lát nữa rồi mày sẽ biết!"
Đang ăn, bỗng nhiên Tony hắt hơi liền mấy cái. Hắn nói với Thùy:
- Em lấy hộ anh hai viên Tylenol. Mẹ kiếp, hôm nay trái gió trở trời, tự nhiên thấy người hơi lành lạnh!
Uống thuốc xong, hắn vẫn hắt hơi thêm mấy cái nữa. Lần này hắn cười hề hề rồi pha trò:
- Mẹ kiếp, không biết có điềm gì đây mà cứ hắt hơi mãi! Xui hay hên đây" Trúng số chăng"
Thùy vẫn ngồi lặng thinh trên ghế sa lông, vờ xem ti vi nhưng thật ra đầu óc nàng đang cực kỳ căng thẳng. Giờ phút "làm cách mạng" sắp sửa đến rồi. Một khúc ngoặt vô cùng trọng đại cho cuộc đời nàng và mấy đứa con, giải phóng mọi người thoát khỏi vòng nô lệ. Dù đã chuẩn bị tư tưởng cả mấy tháng trời nhưng nàng vẫn vô cùng lo lắng. Không biết mình có đủ can đảm để làm việc đó không" Cắt cổ con gà mình còn chưa dám cắt huống chi là... Eo ôi, sao ghê rợn quá! Nàng tưởng tượng khi nàng vung dao, máu của tên bạo chúa sẽ tuôn trào, ướt đẫm cả chiếc giường. Chắc chắn hắn sẽ vùng dậy và gầm thét lên vô cùng đau đớn như một con thú bị thương. Lúc đó nàng sẽ tông cửa chạy thẳng ra ngoài đường, đến phòng điện thoại công cộng gần đó để gọi số 911. Nàng đã dự trù sẵn trong đầu những câu nói ngắn gọn để nói chuyện với cảnh sát, hướng dẫn họ đến địa chỉ nhà nàng.
Tony đã ăn xong. Việc tiếp theo là hắn ngồi trên ghế sô pha, gác cẳng lên bàn, phì phèo thuốc lá, xem các chương trình thể thao trên ti vi. Thùy đứng dậy lo lui cui dọn dẹp bàn ăn, tim nàng vẫn đập thình thịch. Nàng biết hắn chỉ ngồi xem ti vi độ chừng nửa tiếng cho tiêu hóa các thức ăn, sau đó hắn sẽ nói: "Này, vào đây nhờ tí" Đó chính là mệnh lệnh nàng phải vào phòng ngủ phục vụ sinh lý cho hắn! Những sự việc đau khổ và nhàm chán này cứ lập đi lập lại quanh năm suốt tháng đối với Thùy, bởi lẽ thằng súc vật sức lực còn cường tráng lắm. Nhưng đêm nay sẽ là đêm lịch sử. Một người đàn bà yếu đuối sẽ vùng dậy để chấm dứt cuộc đời nô lệ. Mọi phương tiện và kế hoạch đều đã được chuẩn bị chu đáo, vấn đề còn lại chỉ là ý chí, lòng can đảm và thời gian mà thôi.
Tony lại hắt hơi. Hắn lẩm bẩm nói:
- Mẹ kiếp, hôm nay sao thấy ươn mình quá! Cứ thấy lành lạnh trong người!
Rồi hắn ngoái cổ về phía nhà bếp nói với Thùy:
- Em à, vào phòng ngủ lấy hộ anh cái quần pi-da-ma đi. Sao tự nhiên anh thấy lạnh cẳng quá!
Thùy đi lấy quần cho hắn. Mặc xong, Tony lại tiếp tục ngồi xem chương trình thể thao. Hắn mê xem thể thao không phải vì yêu thích nghệ thuật mà vì số tiền cá độ hắn đã thua khá đậm, cần phải theo dõi để ... gỡ! Xem ti vi một lát, liếc nhìn đồng hồ, hắn lại nói bâng quơ với Thùy:
- Bữa nay trở giời phải không em" Cuối thu gần sang đông rồi. À, em đã đi chích ngừa cúm chưa. Anh thì quên bẵng đi mất ...
Thùy vẫn lui cui dọn dẹp, không trả lời hắn. Tony cũng chẳng thèm bận tâm về chuyện này. Hai người tuy sống chung dưới một mái nhà nhưng hai tâm hồn, hai ngã rẽ, và Tony là người thường xuyên độc thoại, hắn nói cho chính hắn nghe! Nghe Tony than phiền, Thùy hơi lo lắng. Nàng nhủ thầm trong bụng: "Bữa nay hắn bị cảm, không biết lát nữa hắn có "nhờ" mình không" Nếu không, thì lại phải hoãn đến ngày mai! Hoặc nếu có, nhưng sau khi "nhờ" xong, hắn lại cắc cớ mặc quần vào thì sao" Hắn đang bị cảm lạnh!"
Bỗng nhiên Thùy nhớ đến truyện Tây Du Ký mà nàng đã đọc khi còn bé. Trong truyện, có đoạn kể, Tề Thiên lẻn vào hang động của Ngưu Ma Vương để ăn cắp cái vòng bửu bối của hắn. Nhưng Ngưu Ma Vương là tên rất cảnh giác, khi ngủ, hắn đeo chiếc vòng ở tay, và để cho chắc ăn, hắn xắn chiếc vòng lên đến tận bắp tay! Tề Thiên bèn nghĩ ra một kế. Chàng ta rùng mình biến thành con muỗi, chích liên tục vào bắp tay của Ngưu Ma Vương. Tên này vừa ngủ vừa đập muỗi, vừa gãi mệt nghỉ. Sau cùng, bực bội quá, hắn tháo chiếc vòng ra để trên bàn để... gãi cho thoải mái! Thế là chàng khỉ đột Tôn Ngộ Không ẵm nhẹ chiếc vòng, vù ra khỏi hang động! Liên tưởng đến mẩu truyện trên, Thùy tự nhủ thầm:" Ta phải bắt chước Tề Thiên, phải linh động và mưu mẹo tùy theo tình hình".
Thắm thoát, nửa tiếng đồng hồ đã trôi qua. Kim chiếc đồng hồ treo tường đang chỉ đúng một giờ sáng. Tony ngồi vươn vai trên ghế và đồng thời quay lại nói với Thùy một câu nói quen thuộc trong nhiều năm qua:
- Này, vào đây nhờ tí!
Thùy lẳng lặng như một cái bóng bước vào phòng ngủ. Mọi khi, cái bóng ấy chỉ là một thây ma biết vâng lời nhưng hôm nay mọi sự đã đổi khác. Bởi vì thây ma ấy đang lẩm nhẩm một câu nói với chính mình:"Thùy ơi, tự do hay là chết!"

Minh Trang

Chú thích: Bắt trùn - Ở Canada, vào mùa hè người Việt thường đi bắt trùn bán cho các nhà thầu. Có những loại trùn được dùng trong kỹ nghệ chế tạo mỹ phẩm, còn đa số dùng để làm mồi câu cá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.