Hôm nay,  

Tin Úc Châu

04/10/199900:00:00(Xem: 5936)
THỜI SỰ THẾ GIỚI: PETER COSTELLO MỎI MÒN VỚI GIẤC MƠ LÀM THỦ TƯỚNG

(Sydney Morning Herald)
Trong những ngày vừa qua có nhiều dấu hiệu chứng tỏ tổng trưởng ngân khố liên bang ông Peter Costello đã quá mòn mỏi với giấc mơ trở thành thủ tướng Úc. Lòng kiên nhẫn của con người rõ ràng là có giới hạn và ông Peter Costello đã chịu đựng quá cái giới hạn ấy từ lâu. Giờ đây không thể nín được nữa, ông Costello công khai bày tỏ cái tham vọng muốn thay thế ông John Howard càng sớm càng tốt.
Trong hai năm qua, ông Peter Costello đã không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để nói với gia đình, với bạn bè và đồng nghiệp về những con đường, những cơ hội có thể đưa ông lên địa vị chính trị cao nhất nước là chức vụ thủ tướng Úc Đại Lợi. Từ tháng 11 năm 1997 ông Peter Costello đã ngắm nghé chức vụ thủ tướng và tỏ thái độ ông không hài lòng với địa vị một tổng trưởng ngân khố liên bang nữa. Sau một buổi nói chuyện với phó lãnh tụ đảng Quốc gia kiêm tổng trưởng công nghiệp sơ cấp là John Anderson, ông Costello và ông Anderson đã kéo nhau ra ăn tối tại một khách sạn ở Canberra và tính chuyện làm ăn lớn. Trong buổi ăn tối này ông Costello đã vẽ ra cho ông Anderson một viễn cảnh chính trị tươi sáng về một chính phủ do Peter Costello làm thủ tướng và John Anderson làm phó thủ tướng khi nước Úc bước vào thiên niên kỷ mới.
Thoạt đầu ông Anderson dường như không muốn nghe những kế hoạch đầy tham vọng của ông Costello, nhưng ông tổng trưởng ngân khố không chịu thua ngay cứ tiếp tục tìm cách thuyết phục cho đến một hôm vị tổng trưởng công nghiệp sơ cấp nghe cũng bùi tai và đồng ý bàn tiếp những chi tiết của một kế hoạch tranh giành quyền lực. Tuy nhiên xét về tương quan địa vị thì ông Anderson coi như đã nắm được chiếc ghế phó thủ tướng tương lai sau khi được bầu làm lãnh tụ đảng Quốc Gia và tiếp đến là vụ từ chức của phó thủ tướng Tim Fischer. Trong khi đó ông Costello coi như chưa có một cơ sở nào để nhòm ngó chiếc ghế của ông Howard.
Sau nhiều năm làm tổng trưởng ngân khố, ban hành 4 kế hoạch ngân sách liên bang và đạt nhiều thành tựu lớn lao trong cải cách kinh tế, ông Peter Costello một chính khách 42 tuổi muốn hoàn thành tham vọng chính trị cao nhất của mình là trở thành thủ tướng Úc, lãnh đạo quốc gia trước ngưỡng cửa năm 2000. Tuy nhiên ông Costello chừng như hết sức nóng lòng và bực bội khi thấy thủ tướng John Howard chẳng hề tỏ ra có ý định tự nguyện rời khỏi chức vụ và trao quyền lại cho tay đàn em Costello thân tín. Ngược lại trước thái độ nóng nảy của ông Costello thủ tướng John Howard luôn luôn tìm cách báo cho ông Costello rằng đa số đảng viên nòng cốt của đảng Tự Do vẫn còn ủng hộ ông và ông Costello đừng có mơ mộng hão huyền.
Một thượng nghị sĩ của đảng Tự Do cho biết mọi thành viên trong đảng đều ủng hộ ông John Howard trên cương vị thủ tướng Úc. Sẽ chưa có chuyện thay đổi các chức vụ lãnh đạo trong thời gian trước mắt và ông Howard sẽ còn là thủ tướng Úc trong một thời gian lâu dài sắp đến. Tuy nhiên nhiều người khác lại tin rằng ông Peter Costello rõ ràng đã tạo cho mình một bề dày công lao và tiếng tăm cần thiết để trở thành thủ tướng Úc khi thời cơ đến. Hầu như tất cả đảng viên Tự Do đều công nhận ông Costello là một ngôi sao sáng trên chính trường Úc kể từ khi liên đảng dành được chính quyền năm 1996 và là một ứng cử viên thủ tướng sáng giá nhất khi ông Howard không còn là thủ tướng Úc nữa.
Ứng cử viên số hai sau ông Peter Costello là tổng trưởng quan hệ lao tư Peter Reith đã phạm sai lầm và vì thế vị trí của ông ta ngày càng mờ nhạt sau vu tranh chấp với nghiệp đoàn công nhân bến cảng Úc cách đây 18 tháng. Không giống với ông Reith, ông Costello đang thành công trong việc cải cách nền kinh tế Úc và hướng dẫn người dân Úc thay đổi quan niệm về kinh tế quốc gia và ngân sách liên bang. Thật ra chính ông Peter Costello là vị nguyên soái lừng lẫy trong mặt trận kin tế Úc kể từ khi chính phủ liên đảng lên nắm chính quyền. Với một viễn kiến sắc sảo về cải cách thuế vụ và tài lèo lái thông minh, ông Costello đã không để nước Úc rơi vào vũng lầy suy thoái kinh tế của vùng Châu Á-Thái Bình Dương và phục hồi vị thế cường quốc kinh tế của Úc trong khu vực. Từ cán cân mậu dịch thâm thủng nghiêm trọng với nợ nước ngoài chồng chất từ chính phủ Lao Động, nay người dân Úc đang thở phào với ngân sách thặng dư đến 5 tỉ đô la.
Có điều vấn đề chưa có câu trả lời cho cả hai ông Peter Costello và thủ tướng John Howard là cuộc trưng cầu dân ý về thể chế cộng hòa vào ngày 6.11 sắp đến. Trong khi ông Howard là một tay bảo hoàng hơn vua thường giữ thái độ im lặng thì ông Costello lại thường xuyên công khai lên tiếng ủng hộ nồng nhiệt cho một thể chế cộng hòa. Mặc dầu thủ tướng Howard cho phép các đảng viên Tự Do có quyền lựa chọn thể chế của quốc gia theo lương tâm của mình, nhưng điều này không tránh khỏi nhưng mầm mống chia rẽ trong nội bộ liên đảng về việc nước Úc liệu có nên trở thành một nước cộng hòa hay không. Những mầm mống bất hòa này dĩ nhiên cũng xảy ra trong mối quan hệ giữa ông Costello và thủ tướng John Howard. Nếu chính phủ liên đang còn nắm quyền lực lâu chừng nào thì sự căng thẳng giữa hai người càng có cơ hội trở nên nghiêm trọng chừng ấy.
Thực ra từ trước đến nay giữa ông Howard và tổng trưởng ngân khố Costello chưa bao giờ có một quan hệ thân tình. Tuy nhiên hai người đã cố gắng chứng tỏ cho mọi người thấy họ có một quan hệ làm việc rất hài hòa và gắn bó từ khi ông Howard trở thành lãnh tụ đối lập vào năm 1995. Trong suốt thời gian này ông Howard không lạ lùng gì với cái tham vọng của người cộng sự trẻ và tài năng của ông. Mối quan hệ này vẫn tốt đẹp suốt năm 1996 nhưng bắt đầu xấu đi trong năm 1997. Càng ngày ông Costello càng cảm thấy quá chán ngán với cái phong cách cẩn thận đến nổi rụt rè của ông thủ tướng.
Đối với một chính trị gia thông minh, trẻ tuổi và cấp tiến như ông Peter Costello thì rõ ràng ông John Howard là đại diện cho một lớp chính trị gia bảo thủ, già nua và thiếu cả quyết trong đối ngoại lẫn đối nội. Là một người thận trọng quá sức cần thiết, ông Howard chỉ là một người làm theo ý muốn của quần chúng chứ không phải là một nhà lãnh đạo đúng nghĩa. Ông Howard điều hành công việc quốc gia dựa chủ yếu lên kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý chứ không hề đưa ra bất kỳ một sáng kiến độc đáo nào chứng tỏ ông là một lãnh tụ tài ba và có viễn kiến. Với một vị thủ tướng như ông Howard vai trò chính trị của Úc trên thế giới đã mờ nhạt lại càng thảm hại hơn.
Cứ nhìn mối quan hệ của Úc với Hoa Kỳ và Nam Tư trong thời gian qua thì rõ. Hoa Kỳ một mạt kêu gọi thực hiện chính sách mậu dịch tự do nhưng khi cần thiết liền thay đổi lập trường, đánh thuế tối đa lên thịt cừu của Úc được nhập vào Mỹ. Bất chấp tương lai u ám của giới nông gia nuôi và sản xuất thịt cừu của Úc, ông John Howard cũng chỉ dám phản đối lấy lệ trước mặt tổng thống Bill Clinton và đành ngậm đắng nuốt cay chấp nhận phán quyết của Hoa Kỳ. Sự việc thậm tệ đến nổi ông Tim Fischer trong cương vị lãnh tụ đảng Quốc Gia kiêm tổng trưởng kinh tế biết chắc mình không làm gì được để cứu vãn tình thế, nên đành mượn tiếng lo cho gia đình để từ chức cho đỡ nhục và chạy tội trước đám nông dân từ lâu vẫn trung thành với đảng Quốc Gia. Trông thái độ bối rối của ông Howard trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ vừa qua, mới thấy cái tư cách thảm hại của một ông thủ tướng nhát gan và bảo thủ.
Đến lượt hai nhân viên thiện nguyện Úc bị nhà cầm quyền Nam Tư bắt giam và kết tội gián điệp. Không biết hai nhân viên này thật sự có làm gián điệp hay không nhưng nếu quả thực họ vô tội như lời ông Howard vẫn khăng khăng cam đoan thì tư thế của nước Úc với Nam Tư thật đáng tội nghiệp. Trong khi các binh sĩ Hoa Kỳ, các nhân viên Đức đều bị bắt giam rồi đều được trả tự do không hề bị kêu án. Thì hai nhân viên vô tội của Úc lại bị ra tòa án quân sự, bị kết án tù và bất chấp sự can thiệp của chính quyền Úc hai nhân viên này vẫn dài dài nằm đếm lịch. Thậm chí cựu thủ tướng Malcolm Fraser cũng đành bó tay chịu trận. Cuối cùng khi hai nhân viên này được nhà cầm quyền Nam Tư trả tự do thì ông John Howard lại cho rằng đó là kết quả của một cuộc vận động ngoại giao bền bĩ trong im lặng.
Nếu nói thủ tướng John Howard là một nhà lãnh đạo có khả năng điều khiển nước Úc đi vào thế kỷ 21 thì tại sao ông chẳng vạch ra được một tương lai phát triển kinh tế nào cho đất nước này. Ông Howard vẫn chỉ nhìn nước Úc như một quốc gia mà nền kinh tế chủ yếu dựa trên những tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản. Nhưng tài nguyên này sẽ có ngày khô cạn và đến khi đó nước Úc sẽ như thế nào.Trong khi các nước như Anh, Pháp ,Hoa Kỳ đã dùng hầu như cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn cách mạng công nghiệp và nay đang chuyển hướng sang sản xuất các kỹ thuật cao thì nước Úc vẫn còn trong giai đoạn đào của dưới đất bán ăn mà chẳng quan tâm nhiều đến nền công nghiệp sản xuất những sản phẩm kỹ thuật cao. Thậm chí nước Úc vẫn phải dựa phần lớn và nguồn nhân lực chất xám của các quốc gia khác như Anh và Hoa Kỳ.


Ông Peter Costello chắn chắn hết sức bồn chồn trước những dự kiến mà ông muốn làm cho nước Úc. Không ai có thể phủ nhận được ông Costello là một nhà kinh tế tài ba. Nếu như chấp nhận một thực trạng rằng nước Úc chẳng có vai trò gì nhiều trong mối quan hệ chính trị khu vực và thế giới thì tương lai của nước Úc nằm trong các ván bài kinh tế. Ông Costello trong thời gian vừa qua đã chứng minh được rằng ông là một tay chơi sành sõi qua các chiến thuật tung hứng đồng đô la Úc khi thị trường tài chính Châu Á đảo điên. Dưới bàn tay phù phép của ông nước Úc tai qua nạn khỏi và nền kinh tế Úc đang trong giai đoạn phát triển khả quan nhất.
Nước Úc cần một vị thủ tướng thật sự cấp tiến, có tài và can đảm như ông Peter Costello. Mặc dầu đôi khi ông Costello tỏ ra thiếu kiên nhẫn chờ đợi thời cơ đến với ông, tuy nhiên thái độ thiếu kiên nhẫn đó không phải là thái độ của một kẻ ham mê quyền lực mà chẳng qua ông Costello có nhiều viễn kiến muốn thực hiện lập tức cho nước Úc. Ông Costello chỉ sợ thời điểm thuận lợi nhất có thể trôi qua mà ông chưa thực hiện được những ước vọng kinh bang tế thế. (Lê Thảo Minh)

******

NGỌAI TRƯỞNG DOWNER ĐẾN LHQ
CANBERRA: Ngọai trưởng Úc Alexander Downer sẽ đến New York trong tuần này để báo cáo tình hình Đông Timor trước đại hội đồng LHQ. Một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Úc cho biết ông Downer sẽ trình bày tình hình Đông Timor trước đại hội đồng LHQ vào thứ tư.

******

VÌ QUÁ SỢ HÃI, CẢNH SÁT BẮN CHẾT NGƯỜI
WOLLONGONG, NSW: Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông ở Wollongong vào ngày 26.5.1998 chỉ hai phút trước khi một chuyên viên thương lượng được gửi đến hiện trường. Vụ bắn người đã xảy ra sau một tiếng đồng hồ cố gắng thuyết phục thất bại nạn nhân buông vũ khí và nộp mình cho cảnh sát. Nạn nhân tên là Paul Klein, 30 tuổi, một tài xế xe lửa ở Wollongong. Trong phiên tòa nghiệm chứng hồi tuần rồi, hai cảnh sát viên liên quan trong vụ bắn chết người đã cho tòa biết là họ đã nổ súng vì quá lo sợ cho tính mạng của mình. Trước đó nạn nhân Klein đã phóng hỏa ngôi nhà của bà ngoại y và lăm lăm hai con dao trong tay, thách thức cảnh sát bắn y chết.
Theo các viên chức cảnh sát NSW thì Klein có ý định mượn tay cảnh sát để tự sát. Trong phiên tòa nghiệm chứng, tòa cũng đã xem xét vì sao có chuyện chậm trể đến 1 tiếng đồng hồ sau khi có lời yêu cầu, nhân viên thương thuyết mới được gửi đến hiện trường. Sau khi vụ bắn hạ xảy ra 6 phút sau nhân viên thương thuyết mới đến chỗ xảy ra vụ bắn chết người. Một trong những lý do chậm trễ là việc thông tin với trung tâm bị gián đoạn vì trục trặc kỹ thuật.
Cuốn băng ghi hình cho thấy tên Klein dùng dao tự gây vết thương trên mình và đốt cháy nhà của bà ngoại y trước khi ra đứng đối diện cảnh sát trước bãi cỏ. Theo các chuyên viên cảnh sát thì trước khi vụ bắn hạ xảy ra cảnh sát đã không thể hiện một tác phong chuyên môn đúng mức.Ví dụ việc gào thét yêu cầu nạn nhân buông vũ khí, dùng vòi rồng xịt nước vào nạn nhân và chiếu đèn pha liên tục vào mặt nạn nhân, đều là những biện pháp làm cho nạn nhân vốn mất bình tĩnh lại càng thêm điên tiết và cuối cùng làm liều.

******

PAULINE HANSON TỰ THÚ SỰ NGU DỐT
IPSWICH, QLD: Vừa qua Pauline Hanson, lãnh tụ của đảng One Nation đã tự thú rằng bà ta không hề biết gì về tình trạng của những người thổ dân trước khi đưa ra một lời tuyên bố kỳ thị. Lời tuyên bố chống thổ dân này của bà ta đã làm cho Pauline Hanson trở nên nổi tiếng trong chính trường Úc. Trong một cuốn sách kể lại chiến dịch tranh cử của bà ta năm 1998, chính Pauline Hanson thừa nhận rằng lời tuyên bố khiến bà ta bị khai trừ khỏi đảng Tự Do đã được viết mà không có tài liệu tham khảo nào cả.
Bà Pauline Hanson cũng thừa nhận rằng trong khi tranh luận với lãnh tụ chính trị của thổ dân là ông Charlie Perkins trên đài truyền hình, bà ta vẫn không biết ông ta là ai. Bà Hanson cũng thừa nhận hiện nay bà đã thu thập được nhiều tài liệu hơn và đã hiểu thêm được rất nhiều những điều trước đây bà ta không biết.
Trong cuốn sách cũng có những chi tiết liên quan về việc David Oldfield và bà Pauline Hanson soạn thảo và cho trình làng kế hoạch thuế vụ điên khùng và những bí mật về chuyện bà Pauline Hanson tuyên bố bà là mẹ của nước Úc. Sau khi thất cử trong cuộc bầu cử năm 1998, bà Pauline Hanson đã chìm vào bóng tối của quên lảng. Hiện nay bà ta là chủ tịch ăn lương của đảng One Nation và cho biết sẽ ra tranh cử lại tại đơn vị Blair hay ra tranh cử thượng viện.

******

PHI CƠ QANTAS TRƯỢT BÁNH KHỎI PHI ĐẠO
VỌNG CÁC: Một máy bay của hãng hàng không Qantas trên đường bay Sydney đến Luân Đôn đã gặp tai nạn khi hạ cánh xuống phi trường ở Vọng Các.Tuy nhiên giới chức Qantas cho hay tai nạn này không làm giảm tiếng tăm của công ty về vấn đề an toàn hàng không. Chiếc 747-400 mang số hiệu QF 1 đã chạy ra khỏi phi đạo khi hạ cánh trong điều kiện trời mưa. Không có ai bị thương vong trong vụ tai nạn này và công ty Qantas đã cung cấp một máy bay khác đưa hành khách đến Luân Đôn theo đúng chương trình.
Giới chức an toàn về hàng không Úc cho rằng nguyên nhân chính là vì thời tiết xấu, tuy nhiên nhiều hành khách cho biết lỗi do viên phi công chính. Tay phi công này đã hạ cánh vào phần phi đạo không đúng quy định. Hiện nay nguyên nhân chính chưa được rõ và tiến trình điều tra cần phải mất đến ít nhất ba tuần trước khi câu trả lời cuối cùng về nguyên nhân tai nạn sẽ được chính thức thông báo.

******

TRÙM BĂNG ĐẢNG ĐANG NGỦ BỊ XẢ SÚNG BẮN THANH TOÁN

GOSFORD, NSW -- Cuộc chiến giữa các băng đảng xe gắn máy ở NSW, Victoria và Nam Úc hiện đang trên đà căng thẳng biểu hiện qua một loạt các vụ bắn giết hồi gần đây. Vụ bắn người tại Gosford chỉ xảy ra 48 tiếng đồng hồ sau khi một vụ nổ bom xảy ra bên ngoài tổng hành dinh của câu lạc bộ chơi xe gắn máy Bandido. Một tay sát thủ đã bắn hàng loạt súng máy vào cửa chính của văn phòng băng Bandido lúc 4 giờ sáng ngày thứ năm 23.9.1999.
Nạn nhân bị tử nạn trong vụ nổ súng là một thành viên 31 tuổi đang nằm ngủ sau tấm cửa sắt đã bị trúng nhiều phát đạn vào đầu chết tại chỗ. Nhiều thành viên cũng có mặt trong văn phòng đã không bị thương tích gì. Trong vòng 20 tháng vừa qua, nhiều vụ nổ súng có liên quan đến các băng đảng chơi xe Harley Davidson đã xảy ra nhiều nơi trong tiểu bang NSW.
Ngày 6.8.1999 Paul William Wheeler, 30 tuổi thành viên của băng Rebels đã biến mất 10 tiếng đồng hồ sau khi tổng hành dinh của băng này ở Bringelly bị đặt bom. Hai ngày trước đó, thi thể của băng Comanchero được tìm thấy bên ngoài nhà của vợ cũ của nạn nhân ở St Marys. Tháng năm vừa qua, cuộc chiến tranh chấp giữa hai băng Bandidos và Rebels giữa NSW và Nam Úc bùng nổ làm cho cảnh sát liên bang phải báo động. Hiện nay cảnh sát liên bang đang tập trung điều tra những hoạt động thanh toán lẫn nhau của các băng đảng chơi xe gắn máy này.

******

ĐÌNH CÔNG 24 GIỜ CHỐNG SA THẢI, HỎA XA ÚC LÀM DỞ, ĐÒI NHIỀU

SYDNEY, NSW: Chính phủ tiểu bang NSW vẫn quyết tâm tiến hành việc cắt giảm nhân viên hỏa xa bất chấp công đoàn công nhân hỏa xa đã tổ chức một cuộc đình công 24 giờ làm cho nhiều tuyến đường bị hủy bỏ. Công đoàn công nhân hỏa xa dọa họ sẽ có thể tiến hành thêm nhiều cuộc đình công tiếp trong vòng hai tuần tới. Cuộc đình công của công nhân hỏa xa làm tình trạng lưu thông trở nên vô cùng khó khăm trên các xa lộ vì hành khách đành phải lái xe đi làm thay vì đi xe lửa như trước đây.
Thời gian gần đây quan hệ giữa công đoàn và chính phủ tiểu bang ngày càng trở nên tồi tệ vì trong khi chính phủ tiếp tục phê phán công đoàn là thiếu thiện chí và nêu ra những đòi hỏi không thỏa mãn được thì công đoàn tố cáo chính phủ là kiêu ngạo và không quan tâm đến nguyện vọng của công nhân. Tuy nhiên dư luận tỏ ra không ủng hộ cuộc đình công của công nhân hỏa xa bởi vì thực tế hiện tại cứ ba công nhân hỏa xa lại có một quản lý mà phục vụ của ngành hỏa xa chẳng tốt hơn tí nào.

******

NHIỀU PHỤ NỮ MẤT TÍCH BÍ MẬT, DÂN ÚC SỢ HÃI, CHÊ CẢNH SÁT

SUNSHINE COAST, QLD: --Trong vòng 14 tháng qua đã có 3 phụ nữ vùng Sunshine Coast mất tích một cách bí mật. Cư dân địa phương đang than phiền rằng cảnh sát đã không làm hết sức mình để tìm ra câu trả lời cho những vụ mất tích này. Tuy nhiên cảnh sát Queensland cho biết họ đã làm hết sức mình nhưng không hề tìm ra bất cứ dấu vết nào.
Nạn nhân Celena Bridge 27 tuổi, một du khách người Anh đã biến mất vào cuối tháng 7 năm ngoái tại Booloumba Creek, gần thị trấn Kenilworth. Anne Glassop 46 tuổi, mất tích hồi tháng 5 gần Little Yabba Creek và Jessica Gaudie, 16 biệt tăm từ ngày 28.8 gần Nambour. Trong khi đó một phụ nữ tên là Michelle Michel 39 tuổi kể lại một câu chuyện kinh hoàng. Một hôm kia trên đường về nhà, bà dừng xe lại để tìm cách giúp đỡ một người đàn ông đang nằm bất tĩnh trên đường. Khi bà đang bước lại gần người đàn ông thi bỗng dưng hắn chồm dậy và chạy về hướng bà. Kinh hoàng bà Michel bỏ chạy thì từ phía đối diện một người đàn ông khác trong bụi rậm chui ra và cả hai có ý đồ tóm cổ bà. Quá sợ hãi bà Michel lao lên xe và phóng chạy hết tốc lực.
Dân chúng than phiền cảnh sát dường như không hề quan tâm đến việc giúp đỡ cư dân tìm ra thủ phạm của những vụ mất tích và tấn công nêu trên. Nhiều phụ nữ địa phương giờ đây không dám lái xe một mình lúc đêm hôm hay đi qua những con đường vắng, mặc dầu đồn cảnh sát nằm cách đó không xa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.