Hôm nay,  

Lý Thuyết Gia Kinh Tế Galbraith

30/10/200000:00:00(Xem: 4111)
OTTAWA (KL) – Theo Argument & Observation của báo Ottawa Citzen số ngày 27 tháng mười năm 2000.

Galbraith là một kinh tế gia của Canada, nhà kinh tế này không xứng đáng lãnh huy chương của tổng thống Hoa kỳ tặng, theo như bài báo của Virginia I. Postrel đã đăng lần đầu tiên trên tạp chí Forbes của Hoa kỳ.

Virginia Postrel là nữ tác giả của cuốn ‘The future and Its Enemies’ (Tương lai và Kẻ thù của nó), một cuốn sách khảo sát sự đụng độ giữa ý thức hệ tĩnh và ý thức hệ động và đưa ra sự tuơng phản của hai ý thức hệ này. Nữ tác giả này còn là nhà bỉnh bút của tạp chí Forbes xuất bản tại Hoa kỳ.

Cuốn sách này nói về ý thức hệ động nhiều hơn, cuốn sách chứng tỏ cho chúng ta thấy có nhiều điều kỳ lạ. Những điều kỳ lạ này nẩy sinh ra từ những sự phức tạp và đột phá trong cái thế giới hiện nay và cho cả ngày mai.

Mảnh đất ngày mai của Disney land (Tomorrowland) đã lập ra nhiều mô hình tưởng tượng hướng về tương lai. Nhưng tương lai của loài người lại biến động theo kỳ hình và dị ảo, còn mô hình của Mảnh đất ngày mai tại Disneyland cũng dựa vào quá khứ, hiện tại để hướng nhìn về tương lai lại bất động hay không tự sinh biến. Muốn thay đổi các mô hình không theo tương lai dự tuởng, các mô hình này cần phải có đầu óc và bàn tay của con người.

Những mô hình hướng về tương lai của Mảnh đất ngày mai đã biết bao nhiêu lần, người ta phải phá đi và lập những mô hình mới vì con người mà tương lai biến dạng hay sinh động (Evolving Future for humans).

Trong thời đại của sau chiến tranh lạnh, như hiện nay, thị trường tự do là một sức mạnh ghê gớm để làm thay đổi xã hội, thay đổi nền văn hóa và cả kỹ thuật. Sức mạnh này đã giải phóng nhãn quan của một số ngưới, đồng thời cũng đang đe dọa tới những cái nhìn của kẻ khác.

Những con người cộng sản với chủ nghĩa xã hội được gọi là những tĩnh nhân (Stasists). Các tĩnh nhân đều có cái nhìn hướng về tương lai cho con người nói chung, họ đã ôm cái tương lai này vào lòng và tưởng chừng như bất biến. Những động nhân (Dynamists) là những người có xu hướng thích đi tìm những gì mới và kỳ lạ để cống hiến cho loài người.

Chính những cái mới và kỳ lạ lại đi theo thuyết hỗn mang, chúng đột biến và làm cho tương lai của loài người biến dạng. Sự biến dạng này là những sự đột biến, không một ai có thể đoán ra nổi tương lai của loài người sẽ ra như thế nào.

Biết đâu về một loạt xe hơi ngăn đạn mà phái đoàn của tổng thống Clinton sau khi viếng thăm để lại, nó sẽ làm một bài học cho một quốc gia nào đó còn tin tưởng vào học thuyết của Marxist có những cái gì bất biến, tin tuởng vào lực lượng công an bảo vệ tinh vi với những trang thiết bị tối tân hơn là thành trì nhân dân.

Động thuyết (dynamism) đã giải thích sự kiện tại sao con người cộng sản phải biến chất và đi tới tham nhũng. Thế tĩnh bắt buộc phải thua thế động, có nghĩa là cộng sản tự đào mồ trôn cho chính nó.

Theo động thuyết giải thích, một ý thức hệ mới đã thành hình, ý thức hệ này là Dân chủ Xã hội (Social Democracy). Ý thức hệ mới này dung hoà mọi tư tưởng, mọi văn hoá, mọi chủng tộc, mọi tôn giáo và kẻ nghèo với người giầu hỗ tương. Đòi hỏi cơ bản của thế hệ mới này là phải có dân chủ. Dân chủ phải có, xã hội của nền Dân chủ Xã hội mới hiện hữu được.

Những nhận xét trên là của nhà nữ bỉnh bút Virginia I. Postrel. Để tìm hiểu rõ hơn, các quí vị độc giả có thể đọc tác phẩm “The Future and Its Enemies: The Growing Conflict over Creativity, Enterprise and Progress” của Virginia Postrel. Tác phẩm này cho thấy những sự thực mới của thời đại mới, tác phẩm tập hợp công tác nghiên cứu của nhiều nhà học giả trong các lãnh vực khác nhau và liên kết các sự nghiên cứu này lại để cho thấy cuộc sống của một thế giới có sinh động (evolving) ngay trong quá khứ, trong hiện tại và trong tương lai.

Dựa vào nhận xét riêng, Virginia Postrel đã có những lời phê bình sau đây về nhà kinh tế John Kenneth Galbraith, người được tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton tặng huy chương ‘Medal of Freedom’.

Phần thưởng dân sự cao nhất của Chính phủ Hoa kỳ là Huy chương Tự do chính tay Tổng thống Hoa kỳ trao tặng(Presidential Medal of Freedom). Huy chương này tặng cho những người mà Tổng thống Hoa kỳ cho rằng có những ‘Công trạng đóng góp đáng ca ngợi’. Tại sao Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton gần đây đã tặng phần thưởng uy tín cho John Kenneth Galbraith"

Theo lời của giới chức cho biết, việc tặng phần thưởng này bởi vì ông Galbraith sinh quán Canada đã đưa ra những học thuyết kinh tế phức hợp, trình bầy dễ hiểu cho một số lớn các thính giả, tô đậm được những ảnh hưởng của các chính sách kinh tế truớc vấn đề xã hội và vấn đề đạo đức.

Trên thực tế, ông Galbraith đã có một sự nghiệp ăn đong vô nghĩa. Sự nghiên cứu của ông này đã bị những kinh tế gia thực thụ của đủ mầu sắc chính trị đã nhạo báng từ lâu, sự nghiên cứu của ông này hoàn toàn thiếu uy tín theo như chiêm nghiệm trong quá khứ từ vài chục năm nay.

Cuốn sách có ảnh hưởng năm 1967 là cuốn ‘The New Industrial State’ (Quốc gia theo nền công nghiệp mới). Cuốn sách này đã nói về các nhà quản trị của các công ty Tây phương và các kế hoạch gia của Sô-Viết, hai loại người này về cơ bản đều có điều giống nhau : duy trì chắc chắn cho nền kinh tế đòi hỏi một sự đầu tư theo tầm mức rộng lớn. Ông Galbraith cho biết, sự cạnh tranh thị trường bị chết, vì sự cạnh tranh này đã bị kỹ thuật và sự phát triển theo qui mô rộng lớn giết cho chết.

"Kẻ thù của thị trường không phải là ý thức hệ, nhưng kẻ thù của nó là nhà kỹ sư”, theo như ông đã viết ra. “Trong Liên bang Sô-Viết và các nền kinh tế theo Sô-Viết, các giá cả đều do nhà nước qui định. Sức sản xuất không đáp ứng theo nhu cầu thị trường, nhưng đã nhắm vào một kế hoạch toàn diện. Trong các nền kinh tế của Tây phương, các thị trường đã khống chế các đại xí nghiệp. Các đại xí nghiệp này thiết lập các giá cả và phải tin chắc tìm ra nhu cầu cho những gì mà các xí nghiệp này cần phải cho bán … Các hãng lớn tân riến, cũng như các cơ quan tân kỳ theo hoạch định xã hội chủ nghĩa đều có sự điều hòa thay đổi theo một mức cầu giống y nhau.”

Chuyện này tựa như ông Ronald Reagan đã tặng huy chuơng “Medal of Freedom” cho ông thầy tướng số của vợ ông. Nhưng bà Nancy Reagan, vợ của ông Ronald, đã tin phần nào vào ông cố vấn không có gì nổi danh của bà. Ngay như nội các của ông Clinton cũng không tin hẳn vào học thuyết kinh tế của ông Galbraith.

Ngay từ những ngày đầu, giả thử nội các này nhận biết rõ ràng về quyền lực của sự đầu tư vốn quốc tế. Không có một sự đầu tư thương mại nào hay không có sự mượn tiền nào của nhà nước có thể thoát khỏi áp lực của sự cạnh tranh.

Ngược lại, ông Gabraith đã nhìn ra cách thoát dễ dàng cho các công ty – Chỉ nên dựa vào các số tiền đã kiếm mà giữ được, số tiền này ông đã coi như hoàn toàn kiểm soát được trong lúc vận dụng. Một xí nghiệp đã có một nguồn vốn đứng vững nhờ vào cách kiếm lời riêng cho vốn này, nó giúp cho có thể tránh được đủ mọi thứ vấn đề, theo như ông đã viết trong học thuyết kinh tế của ông.

“Không còn phải đối phó về các rủi ro của thị trường. Hoàn toàn kiểm soát được về tỷ lệ của sự bành trướng vốn này, về tính năng của sự bành trướng và về các quyết định có tương quan giữa các sản phẩm với các cơ xưởng và các tiến trình thi công.”

Trở vế với thế giới thực tế, nội các của ông Clinton đang hãnh diện về nền kinh tế nổ bùng ra. Đi theo với những ngân khoản tài trợ sẵn có lúc khởi đầu, nền kinh tế của Hoa kỳ hôm nay đã đánh dấu bằng các xí nhiệp trưởng thành như Microsoft, Intel, Oracle và còn nhiều xí nghiệp khác nữa, những xí nghiệp này vẫn dính chặt vào chủ nhân hay người đã thành lập ra nó. Nhân tính của các nhà cầm đầu xí nghiệp có một sự khác biệt rất lớn theo như so sánh với các công ty cổ lỗ đang hoạt động hiện nay ( Các công ty cổ lỗ không còn là "Blue Chips" để dân chúng bỏ tiền vào ).

Ông Galbraith đã tuyên bố, không có thể nào như thế. Nhóm quyền lực đi theo học thuật (các nhà khoa học, các kỹ sư và các chuyên gia (technostructure)) đã nắm lấy được sự kinh doanh. Nhóm đi theo học thuật đã làm ngăn cách xí nghiệp ra khỏi sự cạnh tranh và lôi kéo dân tiêu thụ một cách dể dàng. Những nhà học thuật này có thể kinh doanh được trong bất cứ một só sỉnh nào đó, có thể trong một nhà để xe hay trong một tiệm giặt ủi nằm trong góc chợ, còn những tay chuyên về thương mại không thể nào kinh doanh được khi thiếu vốn và kế hoạch.

“Các tay chuyên về thương mại hay kinh doanh không còn xuất hiện như nhân vật của giới kinh doanh lão thành,” theo như ông Gabraith đã viết.

Ông Gabraith đã nói ra với giọng kẻ cả đã từ chức, như kể ra các sự thực hiển nhiên, hàng loạt những thứ khác, ít phức tạp có quá nhiều mơ mộng để đối phó. “Không còn chuyện giả tưởng nào thích thú hơn chuyện kỹ thuật thay đổi, sản phẩm từ sáng kiến vô địch của một con người có thân hình nhỏ bé,” theo như ông đã viết cho cuốn sách xuất bản năm 1952, cuốn American Capitalism . “Không lấy gì làm mừng, vì nó là chuyện giả tưởng. Sự phát sinh kỹ thuật bao giờ cũng là bảo vật của các khoa học gia và các kỹ sư. Hầu hết các phát minh này rẻ tiền và giản dị được thẳng thừng công bố ra không cần suy tính.”

Thiệt đúng như thế, trường hợp của công ty Napster chắc chắn giải thích được chuyện này. Công ty Napster là một công ty bán các nhạc phẩm qua Internet bằng kỹ thuật MP3 mà những tay chơi nhạc có thể làm ra các bản sao để cung cấp cho bạn bè hay trao đổi với nhau để khỏi phải tốn tiền mua, và các tay thương mại về nhạc có thể bán lậu và không phải trả tiền tác quyền. Có cái điểm là ông Galbraith không nghĩ ra các người đầu tư đang trải vốn ra có thể bị lỗ với nhiều công ty. Nếu một phát minh không đủ tài trợ để làm ngay tại nhà để xe hơi (garage), ông ta cho rằng phát minh đó cần có phòng nghiên cứu của một nhà độc quyền. Nói một cách vắn tắt, nhân vật này có nhiều điều sai trong học thuyết của ông. Nhưng ông Gabraith đã cho các quan chức biết rằng những cái gì các quan chức muốn nghe: như hoạch định thì quá dễ, còn các thị trường là một sự huyền bí. Đây là sự đóng góp xứng đáng của ông ta vào cuộc sống của dân Hoa kỳ hiện nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.