Hôm nay,  

Đụng Độ Trong Nato

11/02/200300:00:00(Xem: 4618)
Mỹ gia hạn cho Iraq đến cuối tuần này phải tuân lệnh “giải giới”, nếu không sẽ đánh. Nhưng tiếng súng chưa nổ ở Iraq, Mỹ đã gặp đụng độ trong nội bộ khối Minh ước Bắc Đại tây dương vẫn gọi tắt là NATO. Liên minh quân sự này do Mỹ thành lập từ 53 năm qua, là đồng minh vững chắc nhất của Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhưng đến nay khi Mỹ chuẩn bị tấn công Iraq, trong khối đồng minh này đã có sự bất đồng.
Từ ba tuần nay Mỹ đã vận động các nước đồng minh chuẩn bị kế hoạch tác chiến để khi cần sẽ đánh Iraq, cụ thể nhất là việc đưa vũ khí quân trang đến Thổ Nhĩ Kỳ, để phòng thủ nước này khi chiến tranh xẩy ra. Thổ Nhĩ Kỳ là 1 trong 19 nước NATO, có vị trí tiếp giáp miền Bắc Iraq, và cũng là nước đã từng giữ một vai trò sát bên bờ vực thẳm của chiến tranh nguyên tử giữa Mỹ và Liên Sô năm 1962. Khi đó, Mỹ đã bố trí hỏa tiễn tầm trung Jupiter có thể tấn công thẳng vào Liên Sô trong tầm ngắn hạn vài phút đồng hồ, thay vì phải dùng hỏa tiễn liên lục địa bay nửa tiếng để Liên Sô có thời giờ chuẩn bị trả đũa. Trước thế bị ghim súng ngang hông như vậy, lãnh tụ Khrushchev cũng đem hỏa tiễn tầm trung đến đặt tại Cuba sát bên hông Mỹ. Cuộc khủng hoảng này đã được giải quyết sau khi Liên Sô rút hỏa tiễn khỏi Cuba và đối lại Mỹ cũng rút hỏa tiễn Jupiter khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Bây giờ Thổ Nhĩ Kỳ có một Quốc hội đa số Hồi giáo, chính phủ ngần ngại trước việc Mỹ muốn đưa bộ quân tác chiến đến Thổ, dù vậy Thổ cũng đòi khối NATO phải giúp Thổ đầy đủ vũ khí, phòng khi chiến tranh xẩy ra Iraq sẽ tấn công trả đũa vào nước này. Theo điều 4 của Hiến chương NATO, các nước hội viên sẽ tham khảo khi “có bất cứ một nước hội viên nào nói sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập chính trị và an ninh của họ bị hăm dọa”. Nhưng sáng thứ hai 10-2, Pháp, Đức và Bỉ đã ngăn chặn lời yêu cầu của Thổ, nói rằng làm như vậy là đưa cuộc khủng hoảng Iraq vào con đường “biện luận cho chiến tranh”, trong khi một giải pháp ngoại giao vẫn còn hy vọng thành công. Trước thái độ đó, Thổ lập tức yêu cầu một phiên họp khẩn cấp 19 nước để bàn việc phòng thủ. NATO thành lập trên cơ sở cam kết “một nước bị đánh là coi như toàn thể bị đánh”. Chỉ có điều đáng tiếc là nay Thổ chưa bị đánh vì thế phải họp. Nếu có một nước bị đánh thì không cần phải “tham khảo”, tất cả sẽ động binh ngay.
Hôm chủ nhật 9-2 Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell nói đến cuối tuần này, vào dịp Hội đồng Bảo an họp ngày 14-2 để nghe báo cáo của hai trưởng đoàn thanh sát quốc tế, Iraq phải hoàn toàn giải giới và cho biết Mỹ và đồng minh có thể đánh dù không có sự đồng ý của HĐBA. Nay thái độ của Pháp, Đức, Bỉ có thể làm rạn nứt khối NATO và làm cản trở kế hoạch chiến tranh của Mỹ. Việc bố trí quân đội NATO ở bất cứ nước nào cũng cần phải có sự đồng ý của tất cả 19 nước. Nhưng chẳng cần có vụ “phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ”, thực tế là khối NATO đã chia rẽ về vấn đề chiến tranh Iraq. Liên minh ở Tây Âu có 6 nước quan trọng nhất, 3 nước Anh, Ý và Tây Ban Nha đi theo chủ trương của Mỹ đánh Iraq, còn 3 nước Pháp, Đức và Bỉ chống lại chủ trương này. Ngoài ra có một nước mới gia nhập NATO là Nga, nhưng Nga chỉ là hội viên “tham khảo” chớ không có quyền quyết định.

Tổng Thống Nga Putin đã đến Pháp hôm thứ hai 10-2. Trước đó Putin đã hội kiến với Thủ tướng Đức Shroeder ở Berlin. Hai lãnh tụ Nga và Đức tỏ ý hy vọng Iraq sẽ bị giải giới một cách hòa bình về các vũ khí giết người tập thể. Putin cũng nói đến lập trường tương tự của hai nước có quyền phủ quyết ở HĐBA là Pháp và Trung Quốc. Như vậy có nghĩa là cả ba nước Nga, Pháp và Trung Quốc có thể sẽ phủ quyết mọi nghị quyết cho phép tấn công Iraq. Trong khi đó, Mỹ cứng rắn thêm thái độ. Sau cuộc họp ở Baghdad cuối tuần qua, hai trưởng phái đoàn thanh sát là Blix và ElBaradei nói có dấu hiệu tốt là Iraq đã thay đổi thái độ và đã bắt đầu hợp tác tốt hơn trước. Hai ông nói thanh sát cần phải có thêm thời gian để làm việc. Nhưng ngay sau đó ở Mỹ, Tổng Thống Bush nói “như vậy vẫn chưa đủ”. Bà Cố vấn an ninh Rice nói Iraq vẫn chơi trò lừa gạt trong 3 tháng qua cũng như trong suốt 12 năm nay. Saddam chỉ lùi bước một chút khi có áp lực gia tăng. Lời tuyên bố của Ngoại trưởng Powell hẹn đến hết tuần này chứng tỏ Mỹ đã gia tăng sức ép đến độ chót. Báo chí Mỹ cho rằng chiến tranh đã ở chân trời.
Trong khi đó có một số sự việc bên lề cũng đáng chú ý. Từ cuối tuần qua 2 triệu người Hồi giáo trên thế giới đã kéo về Mecca, Saudi Arabia, nhân dịp lễ hành hương Hajj hàng năm. Hôm thứ hai trong buổi lễ cầu nguyện, Trưởng giáo đền Namira nói người Hồi giáo không thể bị đánh bại bởi sức mạnh quân sự nếu họ tiếp tục trung thành với tín ngưỡng của họ. Ông ta tránh không nói rõ kẻ thù của Hồi giáo là ai và cũng không đề cập đến viễn tượng Mỹ lãnh đạo chiến tranh chống Iraq, nhưng nói: “Kẻ thù đang giương nanh vuốt, đang đánh tôn giáo của chúng ta và đang nỗ lực đẩy người Hồi giáo ra khỏi tôn giáo của họ”. Mặt khác trong tuần qua Đức Giáo hoàng John Paul II đã phái một sứ giả đến Baghdad với sứ mạng hòa bình. Tại Mỹ, cơ quan Nội an đã tăng báo động thêm một nấc từ mầu vàng lên mầu cam, là mức báo động số 2. Chỉ số chứng khoán ở Mỹ đã xuống trước viễn tượng chiến tranh Iraq, trong khi chương trình phục hồi kinh tế của Tổng Thống Bush kèm theo báo cáo về thâm thủng ngân sách đã khiến các giới chuyên gia chỉ trích.
Những biến cố trong một hai tuần tới có thể làm thay đổi thế giới. Sự rạn nứt của NATO là chuyện nội bộ chưa từng thấy, nhưng nếu Mỹ bất chấp quyết định của HĐBA để tiến hành chiến tranh Iraq, đó mới thật là chuyện vô tiền khoáng hậu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đúng 8:45am sáng ngày Thứ Bẩy, 26 tháng 10 năm 2019, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ (Sid Goldstein Freedom Park), thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ, đã diễn ra trọng thể Lễ Tưởng Niệm (Memorial Ceremony) cho 81 Chiến sĩ Nhẩy Dù thuộc Đại Đội 72, Tiểu Đoàn 7 Dù/QLVNCH, đã thiệt mạng trong một tai nạn máy bay C-123 tại miền Nam VN ngày 11 tháng 12 năm 1965.
Đau thương nhất là niềm hy vọng của những người Việt còn chờ đợi cảm thấy ánh sáng mờ dần từ phía chân trời. Nhưng điều đau thương hơn cả là anh em đang sống trong búa rìu dư luận. Chúng tôi cảm thấy dư luận bất công sẵn sàng quay lưng lại với nhóm trẻ cô đơn đang tìm đường gai góc mà đi cứu người ở hải ngoại.
Sau khi chào đón anh chị em Nghĩa Sinh Phước Tuy, Phan Thiết và Sài Gòn đến công tác từ thiện tại Tỉnh Cà Mau ngày 12/10/2019, Linh mục Đaminh Lê Văn Hội - Quản xứ Trung Hòa (tỉnh Cà Mau), đã mời anh chị em Nghĩa Sinh Công Giáo tham dự thánh lễ tạ ơn do Cha chủ sự.
Tôi bước lên sân khấu trong niềm vinh dự là một sinh viên Việt Nam tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học Đức, trẻ và rất trẻ, mười chín tuổi. Và đang học Master năm thứ nhất Khoa Piano trình diễn tại Đại học Âm nhạc hiện đại nhất của nước Đức. Đó là Đại học Nuremberg, Bang Bavaria.
Người rơm còn có một tên gọi khác, dễ nghe hơn, theo ngoại ngữ: nouveaux boat people – những thuyền nhân mới. Khác với lớp người tị nạn từ Việt Nam vào cuối thế kỷ trước, những kẻ đến sau không còn được thế giới chào đón nữa.
Cảnh sát hiện đang tập trung vào những người di cư từ Việt Nam khi điều tra cái chết của 39 người trong một "thùng chứa (container)". Sự chỉ dẫn đến từ người thân.
Halloween có một nguồn gốc từ một lễ hội cổ xưa 2000 năm trước ở Ireland có tên Samhain. Từ Samhain có nghĩa là "Mùa hè cuối cùng" trong tiếng Gaelic, một ngôn ngữ được sử dụng ở Ireland và Scotland. Nó cũng báo hiệu mùa đông bắt đầu để nhà nông chuẩn bị cho những tháng lạnh hơn
Kinh tế chánh trị là môi với răng. Dân chúng Hong Kong đang làm một cuộc chiến tranh nhân dân, vừa du kích vừa trận địa chiến ở thành phố. Vừa chống nhà cầm quyền tay sai của TC vừa chống bọn ăn theo CS và tay sai ơ Hong Kong.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.