Hôm nay,  

Kỷ Niệm Ngày Cựu Chiến Binh, Tuổi Trẻ Vn Đọc Tên Tử Sĩ

13/11/200200:00:00(Xem: 3851)
(Washington, DC) - Năm nay là năm thứ 20 Hội Vietnam Veterans Memorial Fund làm lễ kỷ niệm ngày thành lập Đài Kỷ Niệm Các Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Kỳ tham gia trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam nhân kỳ Kỷ Niệm Ngày Cựu Chiến Binh.
Tưởng cũng nên nhắc lại, vào ngày 26 tháng 3 năm 1982, 100 cựu chiến binh Hoa Kỳ đã khai móng thiết dựng đài kỷ niệm tại trung tâm thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Bức tường bằng đá hoa cương màu than đen khắc ghi danh sách của hơn 58,000 tử sĩ Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Bức tường thu hút trung bình khoảng 4.4 triệu du khách mỗi năm.
Năm nay, từ ngày mùng 6 đến 11 tháng 11, ban tổ chức dự đoán sẽ có khoảng 20,000 cựu chiến binh, thân hữu, và công chúng sẽ đến dự ngày lễ này tại Đài Kỷ Niệm. Chương trình lễ kỷ niệm bao gồm những tiết mục âm nhạc tưởng nhớ truy điệu, diễn giải phát biểu ý kiến, phỏng vấn và chương trình đọc tên của những chiến sĩ Hoa Kỳ đã tử vong hoặc mất tích trong cuộc chiến Việt Nam.
Chương trình đọc tên tưởng niệm này được thực hiện mỗi 10 năm với sự đóng góp của các cựu chiến binh và thân nhân của các chiến sĩ Hoa Kỳ đã bỏ mình trong cuộc chiến. Năm 1982, danh sách tên được đọc lên trong suốt tuần lễ tại Giáo Đường Washington National Cathedral. Năm 1992, nhân ngày kỷ niệm 10 năm thành lập, các danh sách này đã được đọc lên tại bức tường kỷ niệm này. Năm nay, với hơn 1000 người tự nguyện thay phiên nhau đọc, chương trình được bắt đầu với buổi lễ tưởng niệm đặc biệt vào lúc 3 giờ 30 ngày thứ Năm. Sau đó, các thiện nguyện viên sẽ thay phiên nhau đọc tên từ 4 giờ chiều thứ Năm cho đến 12 giờ sáng thứ Sáu và từ 5 giờ sáng tới 12 giờ đêm những ngày kế tiếp cho đến sáng ngày mùng 11 tháng 11. Đặc biệt nhất năm nay có sự hiện diện của cô Lữ Anh Thư thuộc Tổng Hội Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu, đại diện cho thế hệ trẻ của Việt Nam thiện nguyện tham dự và đọc 30 danh tên của những chiến hữu vị quốc vong thân.
Chúng tôi xin cùng chia sẻ cảm nghĩ của cô Lữ Anh Thư và của em Valerie, một học sinh 13 tuổi tại trường the Castilleja thuộc thành phố Palo Alto, CA, nhân buổi viếng thăm đài tưởng niệm trong bài tường thuật này.
Mãnh Lực của Một Tên Người
Chưa bao giờ tôi có thể tưởng tượng một cái tên có thể mang nhiều ý nghĩa như thế. Đi dọc theo bức tường Đài Kỷ Niệm Các Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Kỳ, tôi đối diện với cả nghìn tên của những chiến sĩ đã hy sinh cho quê hương tôi. Tôi đứng đó, chung quanh những du khách đang chiêm ngưỡng, mọi người đều nghiêm trang và im lặng như cùng mang một tâm tưởng. Thế nhưng, tôi vẫn chưa cảm nhận được ý nghĩa chính của từng tên khắc sâu vào mộ bia ấy. Với tôi, đó chỉ là những bảng hiệu của những người quá cố; tôi chưa gắn liền được với những linh hồn uổng tử kia bởi vì tôi không hề biết những người lính này. Khi cuộc chiến xẩy ra, tôi chưa sanh ra đời.
Tôi chậm chạp bước dọc theo tường để đọc danh sách, dưới chân tường là những giành hoa và quà kỷ niệm. Nơi đây, một bó hoa của Đơn Vị Thiếu Sinh Hướng Đạo, Đội 471, kính cẩn dâng tặng; nơi kia, một lá thơ của một em nhỏ gửi cho "ông nội" của em. Tôi ngạc nhiên không ngờ người ta lại đến đài tưởng niệm này để cúng bái người thân mình, vì tôi cứ ngỡ đây chỉ là nơi cho du khách ghé thăm như một thắng cảnh.
Bất ngờ, tôi chợt dừng chân trước một hình ảnh quá rung động. Đứng trước khu 34 bên phiá phải của bức tường, một người phụ nữ trong bộ y phục mầu xanh dương và găng tay trắng lắng chìm trong tư tưởng riêng. Dịu dàng bà đặt bàn tay lên bức tường vào một hàng chữ. Bà dịu dàng xoa nhẹ trên tên họ ấy như một cái gì âu yếm nhất trên đời. Bà nhẹ nhàng nhắm mắt lại, tay vẫn đặt trên hàng tên đó, bà thở một hơi thở thật sâu đậm như để thu hút những giây phút êm ấm mà bà đã từng hưởng với chủ nhân của cái tên ấy. Trong tư thế đó, tôi mường tượng lại cái thời vàng son của bà và người chồng dấu yêu của bà. Tôi nghĩ đến những lúc bà đã từng hưởng được những giây phút yêu ái, những lúc sánh vai với người yêu dạo mát, những lúc sót xa, ôm nhau giã từ, tiễn chồng lên đường chiến đấu, những phút bồn chồn chờ mong tin tức chồng, và cay đắng hơn, giây phút đớn đau khi nhận tin chồng đã tử trận. Thình lình, bà mở mắt như tỉnh mộng; một giọt nước mắt âm thầm rơi. Nhìn lại hàng tên của chồng trên bức tường, bà gục đầu trên tường và òa lên khóc. Thì thầm với người quá cố, trong nước mắt bà thốt lên "Em yêu anh, và em mãi mãi yêu anh." Rồi bà can đảm lau nước mắt; những ngón tay nhẹ vuốt từng chữ trên tên của chồng. Bà đứng yên lặng một lúc rồi với tay vào trong ví lôi ra một kỷ vật và đặt trên bờ tường dưới hàng tên của chồng và bước đi.
Tôi lần dò bước tới tò mò muốn xem bà đã để vật gì lại. Một cánh hồng trắng, cột chiếc nơ mầu đỏ gụ và hàng chữ "Vinh danh chồng, người bạn thân và người nấu ăn giỏi nhất trong đời tôi: Fred, Em Mãi Mãi Yêu Anh." (Chúng tôi dùng "Fred" thay thế tên thật để tránh ngộ nhận).
Tôi cảm thấy giọt nước mắt đang rơi trên má tôi. Tôi không bao giờ nghĩ một người xa lạ lại có thể làm tôi rơi lệ. Chỉ trong khoảnh khắc 20 phút mục kích hình ảnh đó, tôi như đã học được một bài học để đời. Thế nào là tình yêu tuyệt đối và khi một người được quí trọng, yêu thương suốt đời, sống hay chết, cái tên của họ lúc nào cũng mang đầy xúc cảm cho những người thân của họ.

Fred đã mang một ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn của những người đến xem bức tường kỷ niệm; Fred đã mang ảnh hưởng sâu sắc cho đất nước của ông, cho người bạn đời của ông, và vô tình cho cả trái tim tôi. Với tôi, ông không chỉ là một cái tên trong danh sách của những người quá cố. Ông đã trở thành vị anh hùng trong lòng tôi cũng như hơn 58,000 cái tên khác trên bức tường này quả thực là những vị cứu nhân đã hy sinh cho tổ quốc tôi và tranh đấu cho tự do, dân chủ trên khắp thế giới.
Không để mất cơ hội, tôi cố đọc thật nhanh tất cả các danh tên trên bức tường như muốn thuộc lòng và hấp thụ những bản chất cá nhân của từng người lính. Họ không chỉ là những tên họ vô hình mà là những nhân vật cao quý, từ bi, hy sinh cho nhân loại.
(Dịch từ Bài "The Power of a Name" của Valerie)
20 năm kỷ niệm bức tường tử sĩ Việt nam
"And my son, Robert Maysey, died in Vietnam." Bằng một giọng nói ngậm ngùi, một cựu nữ quân nhân Hoa Kỳ đã xướng danh con bà để kết thúc phần của bà đọc tên những người tử sĩ Hoa Kỳ trong chiến trận tại Việt Nam. Bà lặng lẽ rời diễn đàn. Tiếp theo sau, những thiện nguyện viên khác tuần tự bước lên.
Trong 5 ngày liền kể từ ngày 11/06 đến ngày 11/11, ngày lễ Cựu Chiến Binh, Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tổ chức 20 năm kỷ niệm bức tường tử sĩ. Sau phần khai mạc vào ngày 11/6, vào lúc 5 giờ sáng ngày 11/7, thiện nguyện viên đầu tiên đã mở đầu cho chương trình xướng danh 58,229 tử sĩ có tên trên bức tường tưởng niệm bằng đá cẩm thạch đen. Sẽ có tất cả 1000 thiện nguyện viên xướng tên trong 65 giờ đồng hồ liên tục. Tôi là người thứ 611.
Ngồi ở hàng ghế sau cuối, tôi chờ đến phiên mình. Trước mắt tôi là một diễn đàn dựng lên rất khiêm nhượng, chỉ trang trí võn vẹn với một bục gỗ cao và 2 lá cờ: quốc kỳ Hoa Kỳ và cờ của những tù binh mất tích trong chiến tranh. Sau lưng diễn đàn là Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong chiến tranh Việt Nam, một bức tường đen dài hàng trăm thước được thực hiện vào năm 1982. Dưới chân tường luôn có những cành hoa tươi, lá cờ nhỏ, hoặc những tấm ảnh với những dòng chữ tiếc thương. Dưới ánh tà dương của một chiều cuối thu, quang cảnh trông cảm động dù có phần đượm u buồn. Người đến viếng đài tưởng niệm rất đông. Hiếu kỳ trước những gì đang xảy ra, họ ghé quanh khán đài tìm hiểu. Tôi nhìn quanh, hình như chỉ có tôi là người Việt Nam ở đây. Hầu hết những người quanh tôi là cựu quân nhân Hoa Kỳ, hoặc những người có thân bằng quyến thuộc tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Đa số là những vị cao niên, người trẻ tuổi rất ít. Trên diễn đàn bây giờ là 2 phụ nữ, một lớn một trẻ. Họ đang xướng danh chồng và cha họ. Đang ngồi mải mê nghe, chợt có người gõ nhẹ trên vai tôi. Tôi quay lại nhìn lên, một người cựu chiến binh Mỹ đang chià tay ra bắt tay tôi. "Thanks for coming. Thank you. I appreciate that." Tôi đứng lên bắt tay và cám ơn ông, thấy thật cảm động. Nếu trước đó tôi đang cảm thấy lạnh trong gío thu, thì giờ đây tôi nghe lòng thật ấm. Tôi đến đây mong nói lên một lời cảm tạ đối với người chiến sĩ đã hy sinh cho độc lập tự do cho quê hương tôi và cảm ơn gia đình họ. Tôi mong những người cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam hiểu rằng, người Việt Nam vẫn nhớ ơn họ. Tuy chính phủ Hoa Kỳ đã bỏ rơi miền Nam, nhưng những người chiến sĩ kia cũng đã chết trên quê hương tôi và dân tôi không quên họ.
Khi tôi lên đứng trên bục, trời đã nhá nhem tối. Tôi chậm rãi đọc từng tên. Tôi chợt nghĩ đến những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Hơn ba trăm ngàn đã hy sinh trong chiến trận và còn biết bao nhiêu chết đi trong các trại tù cải tạo. Nếu xướng danh những người anh dũng đó, sẽ phải cần đến bao nhiêu người và trong bao nhiêu thời gian" Họ nằm xuống bảo vệ cho quê hương cũng không được yên thân trong lòng đất. Mộ bia họ đã bị kẻ thù khai quật. Biết có ngày nào họ được một phút tri ân"
Giọng đọc vẫn vang lên đều đều từ diễn đàn. Người qua lại trước bức tường đá đen vẫn đông. Những hàng ghế trước khán đài thì bắt đầu thưa thớt dần. Những người xong phận sự đã ra về. Cũng có những người khác tình cờ đi qua ghé lại xem. Trở về lại chỗ ngồi, tôi dõi mắt nhìn quanh. Nhìn những hàng ghế trống trước mặt, tôi lại ví đó như những vấn đề của Việt Nam, những đàn áp tôn giáo, nhân quyền, những thiếu thốn tự do mà người Việt tị nạn vẫn thường lên tiếng. Tiếng nói của chúng ta vang loãng trong màn đêm như tiếng đọc kia. Người bàng quan qua lại vẫn nhiều, nhưng người quan tâm ghé lại để lắng nghe thì rất ít. Chiến tranh Việt Nam qua đi đã gần 30 năm. Phải chăng vì quá tàn khốc mà thế giới đến hôm nay vẫn không muốn nhớ tới"
Tôi đứng dậy ra về. Đi qua đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, tôi nhìn lên những hàng tên chi chít nối tiếp nhau. Tôi thầm khấn nguyện anh linh họ phò hộ cho quê hương tôi sớm được tự do, dân chủ để sự hy sinh của họ không quá vô nghĩa.
(Trích từ bài tường thuật của Lữ Anh Thư, Washington, DC) - (VANN-LTL)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.