Hôm nay,  

Khô Mộc Đại Sư & Bí Mật Đỗ Bình Dương

31/12/199900:00:00(Xem: 7840)
Chủ nhật tuần rồi, sau khi đón mừng Lễ Giáng Sinh, Con Hươu lững thững dạo chơi cùng đứa cháu gái tại công viên cạnh nhà. Giữa lúc đang bâng khuâng trong ánh nắng vàng vọt của buổi hoàng hôn, tình cờ Con Hươu được gặp lại vị cố nhân, trước vẫn được anh em giang hồ trong bàn nhậu tặng cho cái biệt hiệu Khô Mộc Đại Sư. Sự thực người bằng hữu không hề tu cửa Phật lấy một ngày nhưng có tướng hạc, người cao mảnh, xương thịt rắn chắc, mày xanh, da trắng, mắt dài sáng, tính tình ôn nhu, thanh cao, tâm hồn uẩn lương, chẳng khác gì một vị chân tu. Đã vậy, Khô Mộc lại không ưa đàm luận, giảng thuyết cho dù kiến thức uyên thâm, bác học quảng văn khiến Con Hươu và bạn hữu vẫn kính cẩn coi là một vị cao nhân ngoại thế.
Nhưng bên cạnh kiến thức uyên bác, uẩn súc, Khô Mộc Đại Sư còn là người nổi tiếng Lưu Linh, nhất dạ ngàn chung, bách bộ xuyên kim. Vì vậy, Con Hươu không hề ngạc nhiên khi thấy trong tay Khô Mộc Đại Sư chai rượu Louis XIII Limited Edition. Đây là loại Cognac tuyệt hảo đặc chế của Remy Martin dành riêng cho các bậc vua chúa đón mừng lễ giao thừa năm 2000. Nghe đâu, mỗi chai rượu này thường ra trên thị trường cũng phải hai, ba ngàn đô. Nhưng với chai rượu có sợi chỉ vàng lủng lẳng chiếc thủ cấp của vua Louis bằng ngọc phỉ thúy mà Khô Mộc Đại Sư đang cầm thì giá không dưới 40 ngàn đô. Trên thế giới, người duy nhất dám bỏ tiền mua nguyên cả thùng rượu 24 chai là Bill Gate, chủ nhân ông công ty Microsoft và là tỷ phú giầu nhất thế giới hiện nay.

Gặp rồi, Khô Mộc Đại Sư mới cho ccc biết vào ngày 27 tháng giêng năm 2000 sắp tới, chính quyền Hà Nội sẽ long trọng tổ chức một buổi lễ kỷ niệm ăn mừng chiến thắng ngày ký kết Hiệp Định Ba Lê. Tham dự buổi lễ sẽ có đầy đủ các nhân vật tai to mặt lớn của đảng cộng sản như Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Đào Duy Tùng, Đoàn Khuê, Vũ Oanh, Lê Phước Thọ, Phan Văn Khải, Bùi Thiện Ngộ, Nông Đức Mạnh, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Đức Bình, Võ Trần Chí. Ngoài ra còn nhiều yếu nhân cao cấp khác trong chính phủ cũng như trong quốc hội cũng hiện diện tại buổi lễ kỷ niệm cái được gọi là “cuộc lừa lọc lớn nhất trong lịch sử hiện đại” như Đỗ Mười tự nhận là kẻ lèo lái.

Theo lời kể của Khô Mộc Đại Sư, thì khi Hiệp Định Ba Lê ký kết vào ngày 27 tháng giêng năm 1973 tại International Conference Center, Ba Lê, Đỗ Mười lúc đó còn là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ kiến trúc. Thời điểm đó y cũng chưa mon men bước vào hàng ngũ những nhân vật then chốt trong hàng ngũ lãnh đạo Hà Nội vì mãi đến năm 1976 y mới được chọn làm ủy viên dự khuyết bộ chính trị và đến năm 1982 mới trở thành ủy viên chính thức. Với vai trò đó, dĩ nhiên, Đỗ Mười chỉ là một nhân vật mờ nhạt trên sâu khấu chính trị Hà Nội.

Nhưng cách đây khoảng một tháng, nhân chuyện thiên hạ phanh phui chính Đỗ Mười là người đã quyết định không ký kết hiệp ước Thượng Mại Mỹ Việt, một yếu nhân trong hàng ngũ lãnh đạo Hà Nội và là cánh tay thân cận của Đỗ Mười tên là Đỗ Bình Dương mới cho biết, cách đây ngót 30 năm, chính Đỗ Mười là người đã có những mưu mô xảo quyệt ảnh hưởng quan trọng đến Lê Đức Thọ, Xuân Thủy cũng như nội dung của bản Hiệp Định Ba Lê. Thì ra, chính vấn đề xử dụng tù binh Mỹ như là những lá bài chính trị then chốt trong cuộc mặc cả chính trị với Mỹ tại hội nghị là “sáng kiến âm thầm” do Đỗ Mười hoạch định.

Khô Mộc Đại Sư cho biết Đỗ Bình Dương nguyên là phó bí thư ủy ban trung ương đảng kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Hà Bắc. Nghe đâu giữa hai người có một mối quan hệ rất đặc biệt bắt nguồn từ thời Đỗ Mười nhận trọng trách tiếp quản thành phố Hải Phòng và là chủ tịch ủy ban quân quản thành phố này vào năm 1955.

Mặc dù bản Hiệp Định Ba Lê có hàng chục chương, điều với những ngôn từ rắc rối nhưng đầu óc dốt nát của Con Hươu nhận thấy tựu chung chỉ có ba điều then chốt là vấn đề Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, vấn đề trao trả tù binh và vấn đề tiền bạc Mỹ sẽ bồi thường cho Hà Nội.
Việc Mỹ rút quân thì không có gì đáng nói vì cả Hà Nội lẫn Hoa Thịnh Đốn đều muốn như vậy. Nhưng hai vấn đề còn lại thì quả là phức tạp và có mối quan hệ khăng khít với nhau. Lúc đó chính quyền Hà Nội và nhất là Đỗ Mười đều nhận thấy tù binh Mỹ họ đang nắm trong tay là những lá bài quan trọng trong cuộc mặc cả tiền bạc với Mỹ.

Trong bàn nhậu tối hôm đó, Khô Mộc Đại Sư cho Con Hươu biết, vào trung tuần tháng 8 ta năm 1972, tức là vào ngày rằm Trung Thu, chính Đỗ Mười đã đệ trình một bản đề nghị trong đó có đoạn: “Là một phó thủ tướng, tôi khiêm tốn nhận thấy đế quốc Mỹ càng ngày càng bức xúc về vấn đề tù binh Mỹ. Vì vậy, nếu chúng ta quán triệt được những ảnh hưởng nghiêm trọng trong xã hội Mỹ quanh vấn đề tù binh, chúng ta có thể thương thuyết với Mỹ trên thế mạnh, thế thắng và mỗi một tên tù, mỗi một bộ hài cốt Mỹ nếu biết khai thác triệt để sẽ mang đến cho chúng ta hàng triệu đô la.”

Trong bản kế hoạch hòa bình 9 điểm đệ trình tại Hội Nghị Ba Lê vào ngày 26 tháng giêng năm 1971, chính quyền Hà Nội cũng đòi hỏi “chính phủ Hoa Kỳ phải bồi thường những thiệt hại do Mỹ gây ra tại hai miền Việt Nam”.

Mặc dù bản thân tổng thống Nixon không chính thức đưa ra một con số cụ thể là bao nhiêu nhưng ông cũng đã đồng ý trên nguyên tắc bồi thường cho tất cả các quốc gia Đông Dương. Trong những cuộc thương thuyết chìm nổi quanh bàn hội nghị, tiến sĩ Henry Kissinger cũng đã hứa hẹn một con số bồi thường cụ thể là 7 tỷ rưỡi Mỹ kim trong đó có 2 tỷ rưỡi cho chính quyền Hà Nội.

Nhận thức được lời hứa của Kissinger không có bảo chứng và hiểu được tầm mức quan trọng của lá bài tù binh Mỹ trong tương lai nên ngày 27 tháng giêng năm 1973, sau khi ký kết Hiệp Định Ba Lê, chính quyền Hà Nội trao cho phái đoàn Mỹ một danh sách những tù binh Mỹ hiện đang bị cầm tù. Dĩ nhiên danh sách này không thấm tháp vào đâu so với sự kỳ vọng của chính quyền Hoa Kỳ.

Chính quyền cộng sản viện cớ cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam là một cuộc chiến tranh không tuyên bố nên Hiệp Ước Geneva về tù và hàng binh không có hiệu lực và cộng sản không có bổn phận phải trao cho Mỹ danh sách tất cả những tù binh cộng sản bắt giữ trong thời kỳ chiến tranh. Chính quyền Hà Nội cũng khẳng định, danh sách họ trao cho chính quyền Hoa Kỳ là danh sách duy nhất, đầy đủ nhất.

Nhưng theo Khô Mộc Đại Sư thì chính Đỗ Bình Dương là người khẳng định có tất cả bốn danh sách liệt kê tên tuổi tù binh Mỹ. Chính quyền Hà Nội giữ hai bản và cái gọi là “chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam” giữ hai bản. Trong hai bản có một bản ghi tên tuổi những tù binh Mỹ còn sống và một bản ghi tên tuổi những tù binh Mỹ đã chết trong thời gian bị giam cầm.

Đương nhiên, về phía chính phủ Hoa Kỳ cũng có một danh sách riêng những quân nhân Mỹ bị mất tích mà họ tin chắc đang bị chính quyền Hà Nội cầm tù. Nhưng đến khi đối chiếu hai danh sách với nhau, phái đoàn Mỹ mới giật mình bổ ngửa vì có hàng trăm quân nhân Mỹ không có trong danh sách của Hà Nội.

Đặc biệt, trong số đó có 80 trường hợp chính báo chí, truyền thanh, truyền hình của Hà Nội cũng như của các quốc gia cộng sản khác đã đề cập, đăng tin hoặc chụp hình sau khi họ bị cộng sản Hà Nội cầm tù.

Cơ quan tình báo CIA của Hoa Kỳ cùng thân nhân các quân nhân bị mất tích cũng đã thu lượm được nhiều tờ báo, nhiều đoạn phim tuyên truyền cho thấy 80 quân nhân Mỹ đang nằm trong lao khám của cộng sản Hà Nội.

Thậm chí còn có người đã được đăng hình hoặc xuất hiện trên tạp chí Life, Paris Match hoặc đài truyền hình NBC.

Cũng theo lời kể của Khô Mộc Đại Sư thì đúng bốn ngày sau khi ngã bổ ngửa trước danh sách tù binh Mỹ của chính quyền Hà Nội, tổng thống Nixon đã vội vã cho công bố vào ngày 31 tháng giêng năm 1973 quyết định đặc cử Henry Kissinger sang Hà Nội với sứ mạng bàn thảo về viện trợ kinh tế mà thực tế chính là bàn bạc về vấn đề tù binh Mỹ.

Trong cuộc viếng thăm từ ngày 10 đến 13 tháng hai năm 1973, Kissinger đã trao cho thủ tướng Bắc Việt lúc bấy giờ là Phạm Văn Đồng tất cả những bằng chứng cho thấy hàng trăm quân nhân Mỹ bị cộng sản Hà Nội giam giữ đã không có tên trong danh sách.

Dĩ nhiên, lúc này Hiệp Định Ba Lê đã ký, thế rút quân khỏi Việt Nam của Mỹ là thế bắt buộc nên Phạm Văn Đồng chỉ dơ hàm răng vổ cười hô hố với lời hứa “sẽ điều tra kỹ lưỡng” và khuyên Kissinger nên an tâm trở lại Ba Lê.

Đến cuối tháng tư năm 1973, ngoại trưởng Hà Nội Nguyễn Duy Trinh bay sang Ba Lê và thản nhiên tuyên bố, chính quyền Hà Nội từ xưa đến nay không hề bao giờ giam giữ những người Mỹ có tên như vậy. Nghe vậy, Kissinger “há miệng nghiến răng” đến cả phút đồng hồ... Lúc đó Kissinger mới nhận thấy trong suốt thời gian 5 năm trời tại bàn hội nghị, cộng sản Hà Nội đã đưa y vào một cạm bẫy đầy qủy quyệt và khi y nhận ra thì đã quá muộn.

Con Hươu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.