Hôm nay,  

Dám Tin

29/01/200300:00:00(Xem: 4454)
Tôi ăn Giáng Sinh năm 1988 ở Hồng Kông, do lời rủ rê của một anh bạn lúc ấy đang làm việc cho Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Cách đó không lâu, anh ấy nằng nặc đòi tôi phải sang Hồng Kông để chứng kiến tình cảnh đồng bào rất thê lương trong các trại cấm. Theo lời anh ta, điều kiện sinh sống của họ tệ lậu hơn các trại cải tạo ở Việt Nam. Vì anh bạn này đã ở trại cại tạo bẩy năm nên tôi hiểu rằng tình hình của đồng bào thuyền nhân đã thực sư nguy cập.
Tôi quyết định đánh một chuyến đi Hồng Kông cho biết tự sự.
Toán người Việt và một người Mỹ đang làm việc ở các trại cấm đón tôi ở phi trường Kaitak và kéo tôi về ở chung với họ tại Lantau, một hòn đảo lớn rất thơ mộng với cảnh núi rừng hùng vĩ và thường được các nhà sản xuất phim bộ võ hiệp Hồng Kông dùng làm phim trường. Mấy người bạn cho tôi ở nhà vài ngày định thần trong khi họ sắp xếp đưa tôi lẻn vào thăm đồng bào trong một số trại cấm.
Các trại mà tôi đến thăm là các trại giam kiên cố cho tù nhân trước đây, nay dùng cho thuyền nhân. Đồng bào sống chen chúc trong các nhà vòm, mỗi gia đình được một ô nhỏ trên dãy giường ba tầng trông như dãy chuồng gà kỹ nghệ. Nhiều thuyền nhân lúc ấy đã qua kỳ "thanh lọc" và đã bị khước từ quyền tị nạn. Hồng Kông và Cao Uỷ Tị Nạn nhất định bắt họ phải hồi hương.
Ở trại nào đồng bào cũng nhao nhao cầu cứu. Khi cả thế giới quay lưng đi thì họ chỉ còn trông chờ vào cộng đồng người Việt hải ngoại như chiếc phao cuối cùng. Tôi bỗng nhiên và một cách bất đắc dĩ trở thành biểu tượng, trong mắt của thuyền nhân, cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại mà họ chỉ có ấn tượng mơ hồ. Trước nỗi tuyệt vọng của đồng bào tôi chỉ biết hứa là khi trở về Hoa Kỳ thì sẽ tri hô báo động về tình cảnh của người vượt biển sau ngày đóng cửa trại.
Vài tuần sau khi tôi trở về Hoa Kỳ, anh Daniel Wolf, một luật sư trẻ người Mỹ, gọi điện thoại cho tôi. Anh ấy cũng vừa mới từ Hồng Kông về. Thoạt tiên chỉ là chuyến du ngoạn với cô bạn gái. Rồi tình cờ anh biết được về các trại cấm và đã ở lại thêm một tháng, lẻn vào các trại để giúp lập hồ sơ kháng cáo cho những thuyền nhân đã mất quyền tị nạn một cách oan ức. Trong thời gian này anh ta đã hết nhẵn tiền nên phải ăn nhờ ở đậu số người Việt làm việc cho Cao Uỷ Tị Nạn. Qua cuộc điện đàm anh ta tự giới thiệu và đề nghị UBCNVB thành lập và gởi phái đoàn luật sư đến các trại để bảo vệ và cứu gỡ cho thuyền nhân Việt Nam đang bị gài vào cái bẫy thanh lọc.
Thấy không có cách nào khác, tôi tán đồng ý kiến này. Chương trình Trợ Giúp Pháp Lý Cho Thuyền Nhân Việt Nam (Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers hay LAVAS) ra đời đầu năm 1989. Chúng tôi vận động được nhiều người Mỹ tham gia LAVAS, như Ông Shep Lowman, cô Elizabeth Leresche, LS Steve Corliss, LS Dinah Pokempner...
Một trong những người Việt đầu tiên tôi tiếp xúc để kêu gọi ủng hộ là anh bạn trước kia rủ rê tôi sang Hồng Kông. Sau khi họp bàn với một số thân hữu quan tâm đến vấn đề thuyền nhân, anh ấy chuyển lời lại, chỉ một câu ngắn ngủi: "Chuyện không tưởng." Rồi anh ấy giải thích: Tìm đâu ra luật sư" Dù có luật sư thì lấy đâu ra tiền để trả cho họ" Dù có tiền và có luật sư thì đời nào các quốc gia tạm dung cho LAVAS đặt chân vào trại cấm" Đến đâu trong cộng đồng Việt tôi cũng gặp những phản ứng tương tự.

Trước thái độ hồ nghi và chủ bại ấy, tôi chỉ có một vũ khí độc nhất: niềm tin. Tôi tin vào lòng tốt của con người và tin vào khả năng của cộng đồng người Việt để giải cứu cho đồng bào thuyền nhân. Tôi lê la đi khắp nơi ở Hoa Kỳ, ở Âu châu, ở Canada và ở Úc và sản xuất ồ ạt các bài viết trên báo chí Việt ngữ, với một thông điệp giản dị: đừng phụ niềm tin của đồng bào; hãy tin vào sức mình; hãy tin vào nhau.
Một hôm tôi nhận được lá thư của một luật sư trẻ mới ra trường, anh Nguyễn Quốc Lân, ngỏ ý muốn tiếp tay. Anh Lân nhận trách nhiệm vận động các bạn luật sư trẻ người Việt. Cũng khoảng thời gian này tôi sang Canada và được các anh Lê Duy Cấn và Lê Văn Mão, hai người hoạt động kỳ cựu cho thuyền nhân, ủng hộ. Cả hai anh, thuộc hai hội khác nhau, đồng ý góp phần vào cho quỹ đầu tiên của LAVAS.
Năm 1991, với ngân sách vỏn vẹn 5 ngàn Mỹ kim, ban tham mưu của LAVAS quyết định không thể chờ đợi thêm được nữa vì mỗi ngày càng đông thuyền nhân ở các quốc gia tạm dung bị tước đoạt quyền tị nạn. Hơn nữa chúng tôi hiểu rằng nếu không có thành quả cụ thể để chứng minh thì rất khó mà thuyết phục được những người khác. Chúng tôi quyết định gởi gấp phái đoàn luật sư sang Phi Luật Tân, một quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của Hoa Kỳ, để rồi từ đó mở đầu cầu sang Hồng Kông và các quốc gia khác. Với sự hỗ trợ tận tình và bất ngờ của vị đại sứ Hoa Kỳ ở Phi Luật Tân (hiện nay làm đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc), phái đoàn LAVAS đã mở được cơ sở thường trực ngay sát trại Palawan, mặc dù có sự phản đối và ngăn chặn mãnh liệt của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc.
Khi các bản phúc trình của phái đoàn luật sư LAVAS gởi từ các trại báo cáo về các hồ sơ thành công, thì cộng đồng người Việt ở các nơi bắt đầu phấn khởi và đóng góp cho quỹLAVAS. Phong trào đi bộ gây quỹ được dấy lên ở nhiều nơi. Nhiều nhóm sinh viên, học sinh tổ chức gây quỹ nhỏ gởi về cho LAVAS. Có người nhân ngày sinh nhật của con đã kêu gọi bạn bè thay vì mua quà thì hãy gởi tiền cho LAVAS. Sau 5 năm hoạt động LAVAS đã gởi được 12 luật sư và một số tương đương trợ tá luật sư đến các trại cấm. Họ lập được 500 hồ sơ xin tị nạn, với tỉ lệ thành công trên 35% (so với tỉ lệ dưới 1% đối với các hồ sơ kháng cáo không được sự can thiệp của LAVAS). Điều quan trọng hơn nữa là sự hiện diện của LAVAS đã thúc đẩy các quốc gia tạm dung cải thiện phần nào tiến trình thanh lọc, nâng cao lên tỉ lệ thuyền nhân được xét là tị nạn nói chung dù không có sự can thiệp của LAVAS.
Nhưng chính những hồ sơ không thành công mới có tác dụng đặc biệt. UBCNVB đã dùng những hồ sơ này để chứng minh sự bất công trầm trọng trong thanh lọc và vận động cho một giải pháp công bằng. Với sự can thiệp vào phút chót của Quốc Hội Hoa Kỳ, chương trình Cơ Hội Định Cư Cho Người Việt Hồi Hương (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees hay ROVR) ra đời. Kể từ năm 1997 gần 20 ngàn đồng bào đã định cư vào Hoa Kỳ theo chương trình này sau khi bị hồi hương.
Điều đáng tiếc là LAVAS đến các trại quá trễ cho nhiều đồng bào-năm 1991 ở Phi Luật Tân và sau đó mới từ từ len lỏi đến các quốc gia khác. Lúc ấy hàng chục ngàn thuyền nhân đã bị mất quyền tị nạn và một số đã bị hồi hương. Phải chi cộng đồng của chúng ta ngay từ năm 1988 hay 1989 đã có được niềm tin sớm hơn nơi chính mình và quyết tâm tranh đấu trực diện về pháp lý và chính sách thì có lẽ nhiều chục ngàn thuyền nhân nữa đã được cứu thoát.
Nguyễn Đình Thắng
(Trích báo Mạch Sống Tháng 1, 2003)
Báo Mạch Sống là phương tiện thông tin của UBCNVB với số lượng phát hành 45 ngàn số mỗi tháng. Bản điện tử của báo Mạch Sống đặt tại http://www.bpsos.org/MS/machsong.htm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.