Hôm nay,  

5 Trí Thức Vn Đòi Dân Chủ, Ngưng Aùp Bức

27/05/200000:00:00(Xem: 5145)
HANOI (VB) - Một kháng thư gửi lên Quốc Hội CSVN, ký tên bởi 5 nhà trí thức bất đồng chính kiến, vừa được nhóm Nối Kết gửi ra hải ngoại, đòi nhà nước CSVN phải lập tức dân chủ hóa, bỏ ngay độc quyền chính trị và kinh tế, và ngưng mọi hành động áp bức Tiến Sĩ Hà Sỹ Phu. Bản văn nội dung như sau.

(Xin báo động khẩn cấp: áp bức khủng bố đang bao trùm Tiến sĩ Hà Sỹ Phu cùng với biết bao nhiêu công dân khác trên ngay đất nước Việt Nam. Bao giờ đến gia đình, người thân, bè bạn các bạn nếu kéo dài chế độ không có tự do dân chủ hạnh phúc như hiện nay" Vì đất nước, vì nhân dân, vì người thân chúng ta... hãy mạnh dạn lên tiếng trước nổi bất công cùng với các trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, cựu chiến binh, nhà lão thành cách mạng như kiến nghị dưới đây - Im lặng là đồng lõa với tội ác... - Nối Kết)

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Hà nội, ngày 19 tháng 5 năm 2000

Kính gửi các vị Đại biểu Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 7

Thưa quý vị kính mến!
Nhân dịp quý vị đang tham dự đông đủ tại kỳ họp thứ 7 hiện nay để bàn thảo những công việc lớn thuộc quốc kế dân sinh, chúng tôi là một số trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, cựu chiến binh, lão thành cách mạng xin gửi tới quý vị lời chúc sức khoẻ dồi dào để cống hiến hết mình cho dân cho nước và nhân đây chúng tôi xin thông tin tới quý vị một thời sự khẩn cấp, đồng thời xin gửi tới Quốc hội vài kiến nghị tâm huyết.

Thưa quý vị kính mến!
Thời sự khẩn cấp đó là, chúng tôi mới được đồng bào cho biết một tin dữ: Tiến sĩ Hà Sỹ Phu (tên thật là Nguyên Xuân Tụ) ngụ tại số 4E Bùi Thị Xuân, phường 2 thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng vừa bị khởi tố hình sự một cách phi lý và hoàn toàn vô căn cứ .

Sự việc diễn ra như sau: ngày 28/4/2000, công an đột ngột tới khám nhà riêng Tiến sỹ Hà Sỹ Phu. Cuộc khám xét lục soát này không tìm được một căn cứ, một tài liệu nào chứng minh Tiến sỹ Hà Sỹ Phu có sai trái. Đã thế, công an còn tự tiện lấy đi chiếc máy vi tính, một công cụ làm việc thường nhật, một tài sản riêng của ông (khoảng một năm trước đây, trong một lần khám nhà tương tự, công an đã thu giữ trái pháp luật và không hoàn lại cho ông chiếc máy vi tính thứ nhất). Ở chiếc vi tính thứ hai trong lần nay, công an cũng không tìm thấy một chứng cứ gì để buộc tội Tiến sỹ Hà Sỹ Phu hoặc để chứng minh cho việc công an khám nhà và thu giữ chiếc máy vi tính này là đúng đắn.

Sự việc ngỡ chỉ dừng tại đó, dè đâu ngày 12/5 /2000, công an lại đến nhà ông và tống đạt cho ông 2 văn bản cùng đề ngày 10/5/2000, cùng do Đại tá Nguyễn Văn Độ ký tên, ở văn bản thứ nhất mang số 02/QĐ, nội dung quy định Tiến sỹ Hà Sỹ Phu không được rời nơi cư trú và ngày ngày phải tới đồn công an sở tại để thẩm vấn, còn văn bản thứ hai nghiêm trọng hơn mang số 07/QĐ, ghép ông vào tội danh ghi trong điều 72 Bộ luật hình sự của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tội phản bội tổ quốc - với hình phạt nhẹ là tù từ 7 năm đến 15 năm và hình phạt nặng là tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Khám xét nhà riêng, lục tìm trong ổ cứng, đĩa mềm vi tính không tìm được một chứng cứ sai trái nào, vậy mà gán ghép cho Tiến sỹ Hà Sỹ Phu tội danh theo điều 72 nói trên là hoàn toàn phi lý, hoàn toàn vô căn cứ, bất cần các quy định của luật pháp và hiến pháp.

Nhân thân Tiến sỹ Hà Sỹ Phu như mọi người đã biết, ông là một trí thức, một nhà khoa học chuyên ngành sinh học, học hành dưới các mái trường XHCN từ tấm bé và được đào tạo tiến sỹ tại Viện hàn lâm khoa học cuả nước CHXHCN Tiệp Khắc cũ.

Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ông còn nổi danh cả ở trong nước và nước ngoài một loạt bài chính luận sâu sắc như “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, “ý kiến của một công dân”, “Chia tay ý thức hệ”... Những chính luận này là những đóng góp máu thịt của tác giả xoay quanh một chủ đề duy nhất: cuộc sống của đất nước ta hiện nay đã đặt lên chương trình nghị sự một đòi hỏi cấp bách là dân chủ hoá đất nước. Cần phải dân chủ hoá thật sự và chỉ dân chủ hoá đích thực thì mới là một đảm bảo chắc chắn cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Thế nhưng với thiện ý chân tình đó, xuyên suốt qua các bài chính luận nói trên mà số phận ông trở nên lao đao. Ông đã bị cầm tù 12 tháng. Ra tù ông bị đưa về quản chế tại tư gia ở Đà Lạt nhiều năm trong điều kiện ngặt nghèo, điện thoại bị cắt, công an bao vây quanh nhà, vậy mà trong nhiều tháng liền vào cuối năm ngoái và đầu năm nay, hàng ngày ông còn bị bắt buộc tới đồn công an sở tại để “thẩm tra và tranh luận triết học” bây giờ lại bị ghép vào điều 72 Luật hình sự với hình phạt cao nhất là án tử hình.

Thưa quý vị đại biểu!
Những sự việc áp đặt phi pháp dồn dập xảy ra đối với Tiến sỹ Hà Sỹ Phu nói lên một tình hình thực sự đáng lo ngại về quyền công dân và quyền con người, các quyền này đang bị vi phạm nghiêm trọng.

Một trong những căn nguyên cho sự vi phạm đó diễn ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ với công dân vô tội nào chính là Nghị định 31/CP, ban hành ngày 14/4/1997. Nghị định này cho phép các cơ quan hành pháp từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã được quyền quản chế bất kỳ công dân nào bị ngờ rằng có thể phương hại đến an ninh chung, bất cần tới toà án xét xử, bất cần tới quyền tự bào chữa của người bị nghi oan. Như vậy, Nghị định 31/CP đe doạ nghiêm trọng số phận người dân. Một Nghị định vi phạm trắng trợn Hiến pháp hiện hữu tại nước ta. Như vậy, Nghị định này đang làm xói mòn, hỗn loạn xã hội, lẽ ra phải huỷ bỏ ngay lập tức thì trớ trêu thay nó vẫn đang tồn tại, vẫn đang lộng hành vi hiến.

Thưa quý vị đại biểu!
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá X hiện nay đang họp vào một thời điểm trọng đại. Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta cùng nhân loại đang đứng trước thềm của thế kỷ XXI của thiên niên kỷ mới Loài người đang tiến nhanh tiến mạnh vào thời đại của một nền văn minh mới, rực rỡ hơn bao giờ hết, nền văn minh của trí tuệ và những giá trị nhân bản nhằm giải phóng con người và loài người.

Như vậy, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều triển vọng to lớn và nhiều thử thách gắt gao của hội nhập khu vực và toàn cầu, mà nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam là chống tụt hậu toàn diện, trước mắt là tụt hậu về kinh tế. Như mọi người đều biết, Việt Nam ta là một trong 20 nước nghèo nhất trên thế giới. Theo số liệu chính thức do các cơ quan ngôn luận nước ta công bố thì năm 1999, GDP bình quân đầu người của nước ta mới chỉ có trên 300 USD/năm và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) hai năm gần đây bị tụt tới trên 50% so với bình quân các năm trước, tức là GDP chỉ tăng có 4,5%. Sự tụt hậu nặng nề đó của Việt Nam giữa lúc nền kinh tế của các nước trong khu vực kể cả ASEAN, đang phục hồi và tăng trưởng vững chắc đạt 6,2% (theo Ngân hàng phát triển châu Á - ADB). Một nguyên nhân của tình hình bi đát đó là máy móc thiết bị lão hoá, lạc hậu hàng nhiều thập kỷ đều tập trung tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đồng thời Việt Nam lại đang là bãi thải của các nước trong khu vực. Dẫn chứng điển hình là, theo công bố mới đây của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TW, khảo sát thí điểm tại 42 cơ sở của một ngành mà đã phát hiện có đến 76% thiết bị máy móc nhập khẩu thuộc thế hệ năm 50 - 60, trên 70% là hết khấu hao, gần 50% là được tân trang lại (báo Đầu Tư, ngày 15/5/2000, trang 3: Công nghệ lạc hậu là cản trở lớn nhất cho DNNN). Còn nợ nần của các DNNN thì ngập đầu, tính đến hết năm 1999, tổng số nợ của khu vực DNNN lên đến 126.366 tỷ đồng, bằng 109% tổng vốn nhà nước trong các DNNN. Một bi kịch nữa là đi đôi với quốc nạn tham nhũng trầm trọng tràn lan vô phương cứu chữa thì năng lực quản lý của lãnh đạo các DNNN lại cực kỳ thấp kém. Hiện nay có tới 65% giám đốc và tổng giám đốc các DNNN không có khả năng đọc và hiểu được quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp mình phụ trách, theo nhận xét của ông Nguyễn Minh Tường, trưởng Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TW (trên thực tế lên tới trên 80% - theo một nguồn tin khác). Có tình trạng này là do cơ chế “sống lâu lên lão làng” trong chính sách đề bạt cán bộ lâu nay (báo Thanh Niên, số 91, thứ sáu 19/5/2000, trang 2). Định hướng XHCN lấy DNNN làm chủ đạo và là cột sống cho toàn bộ nền kinh tế nước nhà, nhưng làm ăn của các DNNN đang sa sút nghiêm trọng. “Theo báo cáo của Chính phủ thì chỉ có 20% DNNN làm ăn có lãi, còn lại thì làm ăn thua lỗ kéo dài. Vậy hướng giải quyết là thế nào"”- đó là lời chất vấn của Đại biểu Đỗ Thị Hoan (Hưng Yên) trước Quốc hội (Báo Thanh Niên số 193, ngày 3 tháng 12 năm 1999, đăng tải chất vấn của Đại biểu và trả lời của Chính phủ trước Quốc hội trong hai ngày 1 và 2 tháng 12 năm 1999).Đây là dấu hiệu báo trước nếu không có những giải pháp quyết liệt hữu hiệu và khẩn cấp thì Việt Nam sẽ rớt ra ngoài lề cuộc đua ngay tại vòng đầu vào năm 2006 là phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan theo quy chế khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).


Vậy giải pháp nào đây để cứu nguy tình thế" Nói chuyện ngày 18/5/2000 trong dịp Kỷ niệm 110 năm ngày sinh lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã trân trọng nhắc lại những huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh như:

“Đại đoàn kết - Đại thành công”, “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước”.
Người “phê phán nghiêm khắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, vi phạm quyền làm chủ của dân”.
“Dân là chủ, cán bộ là công bộc của dân”.
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
“Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”.

Chiến lược đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực thi trong những năm 1945 - 1946. Cuộc sống chẳng những xác minh chiến lược đó là đúng đắn mà còn chứng minh nó đã thành công rực rỡ, thông qua các biểu hiện cụ thể như Chính phủ lâm thời, Chính phủ liên hiệp, Quốc hội khoá I và đặc biệt là Hiến pháp năm 1946. Lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân ta có trong tay một văn bản thiêng liêng thực sự do dân và vì dân, thực sự thừa nhận nhân dân được quyền làm chủ đất nước mình, được quyền làm chủ bản thân mình, văn bản ấy đã đáp ứng đầy đủ khát vọng ngàn đời của dân tộc ta thông qua điều 10 của nó . Điều 10 của Hiến pháp 1946 ấy long trọng xác nhận: “Công dân Việt nam có quyền: tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hôị họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”, điều 12 ghi “Công dân Việt Nam có quyền tư hữu tài sản”. Chính các quyền tự do bất khả xâm phạm đó và các quyền cơ bản của công dân được khẳng định trong Hiến pháp 1946 đó cho phép lãnh tụ Hồ Chí Minh tạo lập ra một Chính phủ đoàn kết được toàn dân bao gồm sự có mặt của các Đảng Xã Hội, Đảng Dân Chủ Việt Nam, và nhiều trí thức, nhân sỹ tiếng tăm không đảng phái, cụ thể trong Chính phủ lâm thời những thành phần trên chiếm tới già nửa số thành viên chính phủ.

Tất cả những sự kiện rực rỡ như trên đều là hệ quả của cuộc Tổng tuyển cử tự do đích thực và trực tiếp ngày 6/1/1946 tiến hành trên toàn quốc bầu ra được 333 đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất ngày 2/3/1946 cụ Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố: “Trong cuộc toàn quốc đại biểu đại hội này các đảng phái đều có đại biểu mà đại biểu không đảng phái cũng nhiều, đồng thời phụ nữ và và đồng bào dân tộc thiểu số cũng đều có đại biểu. Vì thế cho nên các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 1995, tập 4, trang 190).

Bằng tiêu chí tuyệt vời của chiến lược đại đoàn kết và dân chủ tự do đích thực của những năm 1945 - 1946, lãnh tụ Hồ Chí Minh trên thực tế đã lặp lại một Đại Diên Hồng mới, cao hơn, tập hợp được toàn dân, quy tụ được trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân, đoàn kết được mọi tôn giáo, sắc tộc, bộ tộc, sát cánh bên nhau đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc.
Thưa quý vị đại biểu!

Chúng tôi thiết nghĩ, chiến lược đại đoàn kết - dân chủ tự do đích thực của lãnh tụ Hồ Chí Minh không chỉ đóng khung sức mạnh của nó trong công cuộc giữ nước mà còn là một giải pháp hữu hiệu trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, cho phép Việt Nam ta có đầy đủ lạc quan trong cuộc chiến chống tụt hậu và trong cuộc đua hội nhập.

Cái cốt lõi của chiến lược Đại đoàn kết - Đại thành công chung quy vẫn là dân chủ, một nền dân chủ đích thực. Từ bài học quý giá của chiến lược giữ nước, dựng nước của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay, việc phát huy dân chủ cần được nâng cao lên một bước mới, hay nói một cách khác, dân chủ phải được phát huy cao độ và được đảm bảo bằng các biện pháp thực tế, sẽ nhân sức mạnh của dân tộc ta lên nhiều lần.

Bởi lẽ, phát huy dân chủ là đáp ứng và thoả mãn khát vọng chính đáng tự nhiên của người dân là chủ nhân đất nước muốn được và có quyền được tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội . Và chỉ có dân chủ mới là vật đảm bảo cho đại đoàn kết chân thành. Đến lượt mình, đại đoàn kết đích thực sẽ là vật đảm bảo cao nhất cho an ninh chính trị và an ninh xã hội . Một nền dân chủ thực sự và được phát huy cao độ thông qua các biện pháp thực tế, không hề có mặt trái của nó theo nghĩa nó không tạo ra mất ổn định.

Thực tiễn dân chủ của dân tộc khác trên thế giới kể cả ở phương Tây, với các quyền cụ thể: tự do bầu cử, phổ thông đầu phiếu trực tiếp, tự do tư tưởng tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, đã từng tồn tại hàng trăm năm nay mà các quốc gia đó vẫn sống trong ổn định, trong an ninh cả về chính trị lẫn xã hội . Thực tiễn này là một dữ kiện đáng để tham khảo trong công cuộc xây dựng một nền dân chủ đích thực ở nước ta theo tiêu chí Đại đoàn kết - Đại thành công của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Thưa quý vị đại biểu!
Với tư cách là cử tri đã bầu ra Quốc hội khoá X, nhân dịp Quốc hội đang họp bàn những vấn đề cấp bách trong đời sống nước ta hiện nay và thể theo lời kêu gọi của Quốc hội mong muốn thường xuyên nhận được ý kiến của cử tri, và lời nhấn mạnh của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu là Quốc hội cần lắng nghe tiếng nói của cử tri cũng như mong muốn của Tổng bí thư cần dân chủ hoá đất nước hơn nữa để phát huy nội lực và tranh thủ tiếp thu ngoại lực tạo điều kiện cho dân tộc ta tranh thủ thời gian tiến lên những bước mạnh mẽ về mọi mặt. Vậy chúng tôi xin chân thành kiến nghị:

1. Phải dân chủ hoá đích thực, mạnh mẽ mọi mặt trong đời sống xã hội của đất nước.
Dân chủ hoá trong điều kiện hiện nay là phát huy nội lực, là đại đoàn kết dân tộc, là bình đẳng không có rào cản trong đối xử, là xoá bỏ mọi độc quyền về kinh tế, chính trị, xã hội. Đó chính là cội nguồn của phát triển đất nước, là đảm bảo cho an ninh xã hội, an ninh chính trị.

2. Quốc hội xem xét và huỷ bỏ ngay hai quyết định vô căn cứ 02/QĐ và 07/QĐ ngày 10/5/2000, của Đại tá Nguyễn Văn Độ và huỷ bỏ Nghị định 31/CP là cơ sở của các vụ bắt bớ, giam cầm quản chế tuỳ tiện phi pháp vô căn cứ.

Xin kính chúc Quốc hội và các quý vị đại biểu an khang!

Kính!
Những người làm kiến nghị

(Tên ghi theo trật tự vẫn chữ cái của tiếng Việt)

Hoàng Minh Chính, Nguyên Tổng thư ký Đảng Dân Chủ VN, ĐT: 8.249.252
Phạm Quế Dương, Nhà báo, Đại tá QĐNDVN, ĐT:8.231372
Nguyễn Thanh Giang, Viện sỹ, Tiến sỹ địa vật lý, ĐT: 8.586.012
Hoàng Tiến, Nhà văn, ĐT: 5.530.377
Trần Dũng Tiến, ĐT: 8586.321.

“Kẻ sống dưới đáy xã hội của 2 chế độ, đau lòng xin gửi lời chia sẻ với Tiến sỹ Hà Sỹ Phu. Nhân danh một công dân được đổi đời và có may mắn được đi bầu Quốc hội cả 10 khoá, tôi kêu gọi Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 7 hãy xứng đáng là người đại diện cuả nhân dân ngăn chặn ngay những quyết định sai trái với nhà trí thức yêu nước Hà Sỹ Phu” - Trần Dũng Tiến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.