Hôm nay,  

Ấn-hồi Nguyên Tử Chiến ?

04/06/200200:00:00(Xem: 3981)
Liệu một cuộc chiến tranh nguyên tử có xẩy ra giữa Ấn Độ và Hồi Quốc không" Chúng tôi nghĩ trong lúc này một cuộc chiến đại quy mô cũng còn khó nữa là một cuộc chiến tranh hạt nhân. Khó xẩy ra chớ không thể xẩy ra, bởi vì nếu người ta không kiểm soát được tình thế, cái xẩy nẩy cái ung.

Ấn Hồi là hai nước song sinh, tựa hồ như cùng chung một bọc bào thai lọt lòng mẹ năm 1947 sau khi chế độ thực dân Anh cáo chung trên bán đảo Nam Á. Hai người anh em sinh đôi đó ngay từ lúc ra đời đã muốn ăn thịt lẫn nhau chỉ vì tranh mảnh đất Kashmir ở phía Bắc. Trong nửa thế kỷ qua, hai nước đã lâm vào 3 cuộc chiến đẫm máu. Tháng 10 năm 1947, chiến tranh nổ ra ở Kashmir, đến tháng 1-1949 theo lệnh của Hội đồng Bảo an LHQ hai bên ngừng chiến. Năm 1965 lại đánh nhau ở Kashmir, LHQ can thiệp và vạch một một đường ranh giới ngừng bắn ở Kashmir. Năm 1971, hai bên đánh nhau ở Đông Hồi, 90,000 quân Hồi ở đây đầu hàng và Đông Hồi tách rời để thành một nước độc lập lấy tên là Bangladesh. Bây giờ nếu một trận nữa xẩy ra, đó sẽ là cuộc chiến tranh thứ 4, nhưng nó sẽ không ngừng dễ dàng như những lần trước. Bởi vì tình thế đã đổi thay và nhiều yếu tố mới đã phát sinh.

Năm 1998, Ấn Độ nói đã có vũ khí nguyên tử sau khi cho nổ thí nghiệm 5 quả bom dưới hầm sâu gần biên giới Hồi. Đối lại Hồi Quốc cũng nổ thí nghiệm 6 bom nguyên tử trong một khu vực gần biên giới Iran. Cho đến nay ước lượng Ấn có từ 100 đến 150 bom hay đầu đạn hạt nhân, còn Hồi có từ 25 đến 50 loại này. Vũ khí hạt nhân của Ấn nhiều hơn là chuyện tất nhiên, Ấn nghiên cứu làm bom trước Hồi 6 năm, dân số Ấn gần 1 tỷ người, trong khi Hồi chỉ có trên 250 triệu dân. Nếu so về lực lượng võ trang, Ấn mạnh hơn Hồi. Về lý do tranh chấp, không phải chỉ có vấn đề lãnh thổ Kashmir, mà còn có một mầm mống sâu sắc hơn rất nhiều. Đó là sự xung đột giữa Hồi giáo và Ấn giáo. Sự xung đột lâu đời đó nay lại bị bao trùm bởi một bầu không khí nghẹt thở có tên là "khủng bố".

Tình hình hiện nay rất căng thẳng, tính chung ở đường ranh giới Kashmir và cả đường biên giới khá dài giữa Ấn và Hồi, hai bên đã tập trung lối 1 triệu quân. Nhưng hãy nhìn lại chiến tranh lạnh. Thời đó, Mỹ và Liên Sô đã tích lũy những kho vũ khí nguyên tử khổng lồ, tổng cộng sức mạnh hạt nhân của cả hai bên có khả năng thiêu rụi toàn thể địa cầu đến 7 lần. Hai bên gầm gừ kình chống nhau đến gần nửa thế kỷ, vậy mà chiến tranh hạt nhân vẫn không xẩy ra. Tại sao vậy" Đó là vì các nhà lãnh đạo cả hai bên đều biết nếu chiến tranh hạt nhân xẩy ra, cả hai bên sẽ cùng chết và không có kẻ thắng người bại. Và trong cuộc tự sát tập thể này không phải chỉ có hai khối Tự do và Cộng sản chết mà cả những nước gọi là "không liên kết" cũng bị chết lây, nghĩa là di họa cho toàn thể nhân loai.

Cố nhiên nguyên tử chiến Ấn-Hồi sẽ không có quy mô ghê rợn như nguyên tử chiến thời chiến tranh lạnh, nhưng cũng có hậu quả khó lường cho hai nước. Tổng Thống Hồi Musharraf và Thủ tướng Ấn Vajpayee đều khẳng định sẽ không dùng bom nguyên tử. Cả hai nhà lãnh đạo này không muốn dân và nước họ lãnh thảm họa, và ai muốn nhấn nút đánh bom nguyên tử trước cũng phải nghĩ đến Tòa án Phạm nhân Chiến tranh ở The Hague, nơi cựu Tổng Thống Nam Tư Melosevic đang thọ hình. Hai nhà lãnh đạo Ấn Hồi có thể rất thành thật, không muốn có chiến tranh nguyên tử. Nhưng có điều phiền là sẽ có kẻ khác sẵn sàng gián tiếp nhấn nút giùm họ. Đó là những bàn tay bí mật của quân khủng bố luôn luôn tìm cách châm ngòi cho thùng thuốc súng nổ. Sau vụ 11 tháng 9 ở Mỹ, bọn khủng bố do bin Laden cầm đầu đã bị Mỹ và liên quân tấn công ở ngay sào huyệt chính của chúng ở A Phú Hãn. Mảnh đất Kashmir nằm sát miền Bắc A Phú Hãn. Ở Palestine cũng như ở Kashmir, đầu mối mọi cuộc đổ máu là bàn tay khủng bố và cũng phải nói thêm, khủng bố không phải tự nhiên mà có. Những tranh chấp kéo dài là môi trường tốt cho khủng bố nẩy nở và khi khủng bố hành động, sự trả đũa bắt buộc phải xẩy ra. Bài học quá rõ.

Mỹ, Tây phương và nhiều nuớc khác kể cả LHQ đang làm áp lực đối với Ấn Độ và Hồi Quốc để ngăn ngừa cuộc chiến và bước đầu tiên là hai bên Ấn Hồi phải ngồi vào bàn thảo luận để tháo gỡ ngòi nổ ở biên giới. Từ nhiều tháng qua, Tổng Thống Hồi Musharraf đã nhiều lần đề nghị họp, nhưng Thủ tướng Ấn Vajpayee từ chối, viện cớ Hồi Quốc vẫn để cho các nhóm tranh đấu Hồi giáo đánh qua đường ranh ngừng bắn ở Kashmir. Musharraf đã tích cực hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở A Phú Hãn, đàn áp những phong trào Hồi giáo quá khích và tiễu trừ khủng bố. Tuần này, Musharraf và Vajpayee đi họp Thượng đỉnh Trung Á ở Kazakhstan, nhưng đến giờ chót hai bên vẫn không chịu hội đàm. Cuộc họp này gồm 16 nước, trong đó có Nga, Trung Quốc, A Phú Hãn, Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và đại diện Palestine tham dự. Mỹ, Úc, Nhật Bản gửi quan sát viên. Đây là cuộc họp quốc tế đáng chú ý trong tình hình dầu sôi lửa bỏng hiện nay.

Tiễu trừ khủng bố là điều cần, nhưng quan trọng nhất vẫn là giải quyết sự xung đột ở Kashmir vì đây là cái mầm nuôi dưỡng khủng bố. Đường ranh giới ngừng bắn Kashmir là nơi dễ dàng nhất cho bàn tay khủng bố châm ngọn lửa chiến tranh toàn diện. Sự tranh chấp ở đây đã có từ 55 năm qua, Thế giới đã không giúp giải quyết ngay từ đầu khiến nó kéo dài trong máu lửa từng đợt, để ngày nay tất cả đều kinh hoàng trước viễn tượng chiến tranh nguyên tử. Việc Ấn đòi hỏi diệt khủng bố ở Hồi cũng có lý. Nhưng nếu lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để chiếm ưu thế trong vụ tranh chấp Kashmir và đòi tiêu diệt cả phong trào đấu tranh chính đáng của những người dân Hồi giáo ở Kashmir, đó sẽ là một sai lầm rất lớn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Little Saigon, Nam California (Bình Sa)- - Tại phòng hội của Hội Đền Hùng Hải Ngoại 14550 Magnolia #203 Thành phố Westminster CA 92683, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Năm ngày 21 tháng 11 năm 2019, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam do Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Điều Hành đã tổ chức buổi họp báo để coâng boá keát quả Giải Nhân Quyền Việt Nam (GNQVN) 2019.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã nổi tiếng “cái gì cũng ăn, việc gì cũng phải có tiền”, nay lại độc quyền nắm Thanh niên để tiếp tục độc tài.
Mấy hôm nay truyền thông đưa tin một chủ tiệm nails ở Las Vegas bị khách quỵt tiền và tông chết. Các đài CNN, Fox 5… chỉ đơn giản là một tin tức mà không có bình luận kết tội hay khen chê gì cả!
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Giấc mộng trường sinh, bất tử đã được ghi nhận từ thuở hoang sơ, khi con người còn ăn lông ở lỗ. Trong huyền thoại thần tiên, trong niềm mê tín dân gian, trong nguồn cảm hứng xuất thần của văn nhân thi sĩ hay luận lý của triết gia.Tân, Cựu Ước, kinh Koran cũng có nhắc tới nguồn nước trường sinh.
Thanh Hoa huyện nổi tiếng hai chàng Trương, Trần chăm học. Thường đóng cửa tạ khách dùi mài kinh sử đến quá nửa đêm hay tới khi trời hừng sáng.
Nước Mỹ đi đầu phá bỏ nhiều khuông mẫu xã hội thường dẫn đến những tranh luận gay gắt: riêng trong cuộc bầu cữ năm 2020 Hoa Kỳ phải tự tra vấn liệu đã sẳn sàng cho một vị Tổng Thống đồng tính hay chưa?
Văn Phòng Giới Trẻ (VPGT) thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Quận Cam sẽ kỷ niệm 30 năm thành lập vào cuối tuần này, 22 tháng 11 tại Nhà Hàng Grand Garden.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.