Hôm nay,  

Hội Nhập Và Đồng Hóa

20/02/200000:00:00(Xem: 5978)
Dù xem mình là một dân tộc bình đẳng, người Mỹ, theo nhận xét của nhà xã hội học Robin Williams (1970), xếp mình cao hơn các sắc dân khác. Đó là lý do của nỗi buồn nhược tiểu của các sắc tộc thiểu số.

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ lập luận trong vụ án Dred Scott (1857): “Người da đen có phải là công dân (công dân Mỹ) không" Chúng tôi nghĩ là không phải.” Người Trung Hoa có mặt từ thời đổ xô đến California tìm vàng, vẫn là nạn nhân của một phong trào gọi là “hoàng họa” (họa da vàng), bị luật cấm làm một số nghề, cơ quan tư pháp tránh né bảo vệ. Người Nhật Bản có mặt từ thập niên 1860, vẫn là nạn nhân của một sắc luật do Tổng Thống Franklin Roosevelt ký “tập trung cải tạo” trong các căn cứ quân sự sau khi nước Nhật bỏ bom Trân Châu Cảng, 1941.

Người Mỹ chính chắn ngày nay cảm thấy đỏ mặt khi đọc lại các sự kiện lịch sử ấy. Tuy nhiên, theo nhận định của Lee, một nhà xã hội học khả kính, người Mỹ gốc Á Châu trong thế kỷ 21 này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong xã hội Hoa Kỳ. Người Việt chúng ta nằm trong khối sắc tộc thiểu số, người Mỹ gốc Á Châu. Lý do có thể thấy trong sự hội nhập nhuần nhuyễn của các sắc dân Á Châu vào dòng văn hóa chính của xã hội Mỹ, chớ không phải nhắm mắt bắt chước, đồng hóa không giữ bản sắc của một số rất ít người.

Đồng tiền nào cũng có hai mặt. Bàn tay có ngón vắn, ngón dài. Thực vậy, bên cạnh những thành đạt của một số người Việt gây ngạc nhiên không ít cho người Mỹ, không ít những cảnh não lòng cho cộng đồng Việt. Nếu thanh niên Việt Nam coi sự học là lẽ sống của mình và gia đình, là ngõ tắt đi lên trong xã hội Mỹ thì cũng có những tin, thanh toán nhau bằng súng, bằng dao vì gái, vì xì ke, ma túy. Nếu có những thương gia càng ngày càng giàu do bàn tay khối óc thì cũng có người vào tù vì buôn gian bán lận. Nếu có những gia đình mẹ hiền, con hiếu thì cũng có những cảnh tan dàn rã gánh, con bỏ cha, vợ bỏ chồng trên đất Mỹ trong hàng ngũ người Việt chúng ta. Có người đổ cho lối sống Mỹ là nguyên nhân như người Pháp do tự hào dân tộc, xem cái gì dị thường là “à l’américaine” hay đọc Haméricains thay vì Americains không chữ H để khôi hài các “trưởng giả” mới giàu (nouveaux parxenus).

Tránh các thiên kiến độc tôn dân tộc ấy, thử tìm xem các giá trị - những chuẩn mực chân, thiện, mỹ mà xã hội Mỹ xem như cẩm nang trong sinh hoạt ra sao"
Nhà xã hội học Robin Williams (1970) kể 10 giá trị: Cơ hội đồng đều, thành quả, tiện nghi vật chất, tiến bộ khoa học, dân chủ, tự do, và tự tôn. Xem ra thì 10 giá trị người Mỹ tin tưởng không có gì có thể làm băng hoại văn hóa Việt Nam, trừ cái chót: Tự tôn thường sanh ra kỳ thị thì đã có tu chính án cho Hiến Pháp và luật pháp rào đón chặt chẽ nhất là sau thời Martin Luther King Jr.

Vấn đề còn lại là do sự hòa nhập, hội nhập của người Việt chúng ta. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Trước nhất, trở lại thời kỳ Bắc thuộc và Pháp thuộc, tinh thần Việt Nam đã bị hai lần thử thách trong hoàn cảnh khắc nghiệt hơn nhiều - bị trị. Nhưng tiền nhân đã chuyển bại thành thắng lợi văn hóa. Đó là nôm hóa Hán văn để có Truyện Kiều, các vần thơ Đường, bất hủ của Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương (độc nhất vô nhị trong văn học Đông Tây). Đó là sự thành công của quốc ngữ mà mẫu tự La tinh đi vào đất nước trong thời kỳ Pháp thuộc để có một Khái Hưng, một Thế Lữ với vô vàn nhà văn tầm cỡ sau này.

Huống hồ, đất Mỹ là xứ tự do, cao trào đa văn hóa đang mạnh thì sự hội nhập lại dễ dàng hơn. Quan điểm đồng hóa lò đúc (melting pot) lỗi thời đã nhường chỗ cho tô salad (salad bowl), hay bức tranh miểng kiếng sành (mosaic) nhiều màu, nhiều vẻ của bản thể sắc tộc tạo nên một nước Mỹ hài hòa.

Vậy thì các biến tướng xấu, đau buồn, con bỏ cha, vợ bỏ chồng, thiếu niên phạm pháp, một phần lớn là do sự nhắm mắt bắt chước các tệ đoan, sự hiểu lầm các ý niệm tự do như loạn hành (muốn làm gì thì làm) hay ý niệm riêng tư (privacy) như ích kỷ cá nhân. Nói một cách khác là đồng hóa mù quáng, không chọn lọc các điều mắt thấy tai nghe trên phim ảnh, sách báo xấu mà thôi. Và rất may là số người Việt này lại rất rất ít so với tỷ số thành đạt về văn hóa và kinh tế trong cộng đồng người Việt chúng ta.

Sự thành đạt nhanh và đông ấy khiến chính người Mỹ cũng phải ngạc nhiên. So với các nhóm thiểu số khác, tỷ lệ sinh viên người Việt đi học và đỗ đạt về thứ hạng và cấp bằng, vượt bực người Mỹ da đen và Latinos. Toàn nước Mỹ, chỉ có 25% dân số vào đại học vùng Orange County, cứ điểm của 300 ngàn người Việt tỵ nạn, thì tỷ lệ người Việt học Đại Học cao hơn nhiều. Số luật sư, bác sĩ Việt so với số dân Việt cũng cao hơn so các sắc dân khác. Kinh tế của vùng Orange County được phát triển từ khi số người Việt dồn về đây do khí hậu, phong cảnh gợi nhớ quê nhà, và do sự cần cù, khéo tay hay làm cố hữu của người Việt.

Người viết bài này không phải là một Tartarin de Tarascon của Alphonse Daudet, chỉ cực đoan tin cái gì của xứ mình mới là số một. Trái lại, nhờ cơ may và nhiệm vụ đã được công cán nhiều quốc gia, nhiều tiểu bang ở Mỹ thời VNCH vẫn hãnh diện về sức sống của dân tộc Việt. Hãnh diện xuất phát từ sự quan sát: Sinh viên Fullerton dở hộp chỉ có vài con tép rang ra ăn trước khi vào học lớp cuối tuần vì phải đi làm toàn thời gian. Hãnh diện vì nhìn cụ bà ngồi chăm chỉ 12 tiếng một ngày cắt chỉ, một anh HO đã có trợ cấp SSI vẫn mỗi sáng đi nhặt lon để kiếm thêm tiền giúp cho ba đứa con trai học xong đại học. Và hàng trăm ngàn người Việt ở Mỹ, hàng mấy triệu người Việt trên khắp các quốc gia tân tiến sống đời tỵ nạn CSVN đang âm thầm xây dựng cuộc sống, đang hòa nhập, hội nhập vào dòng chính văn hóa sở tại như thế.

Dù bận bịu, dù nghèo, dù lạ nước lạ cái như thế, số người thầm lặng đáng kính đáng yêu đó không hề từ nan giúp đỡ nhân tài vật lực cho chính nghĩa, đồng bào và truyền thống Việt Nam. Sự đóng góp hàng trăm ngàn đô la để chống một con dê lạc đàn lợi dụng quyền tự do phát biểu hiến định Mỹ, treo cờ VNCS và ảnh ông Hồ Chí Minh, quyên hàng triệu đô la cứu lụt ở Việt Nam và v.v... đã làm ngạc nhiên và gây thán phục nơi công luận Mỹ.

Sự thành đạt về học hành, kinh tế và văn hóa đó tại Mỹ là do đâu" Chính là sự hội nhập nhuần nhuyễn hòa vào dòng chính văn hóa Mỹ (Americain culture mainstream) nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa dân Việt. Trái lại, tự đồng hóa, tự biến mình thành một thứ Mỹ da vàng, tiếng Việt nói không chạy với người Việt, nặng đầu óc vọng ngoại, xem cái gì Mỹ cũng hơn Việt, tự vong thân - đánh mất mình - là những người (may là rất, rất ít) gây ra thảm cảnh gia đình (từ cha, bỏ mẹ, thôi vợ) thất bại trong sự nghiệp, và bị ngay người Mỹ chính gốc xem thường.

Như đã nói, tiền nhân chúng ta đã biết hội nhập thành công trong hai thời kỳ Bắc thuộc và Pháp thuộc. Từ Đoạn Trường Tân Thanh, một cuốn truyện vô danh, Nguyễn Du đã Nôm hóa thành Truyện Kiều giá trị văn học tầm cỡ thế giới. Chữ La Tinh đi cùng Pháp vào thuộc địa, tiền nhân ta đã hội nhập thành một nền văn học phong phú, và bây giờ, ta biến thành công cụ trong ngôn ngữ của thời đại tin học.

Tiến là định luật của sự sống. Văn hóa Việt Nam đang gặp một môi trường tốt, Mỹ, nhất định sẽ khởi sắc. Lịch sử được đo từng thế kỷ. Chỉ mới một phần tư thế kỷ thôi, sự phát triển của cộng đồng Việt Nam đã tốt như vậy. Nên thế kỷ 21 là thế kỷ tốt cho nguời Mỹ gốc Á, trong đó Việt Nam là một thực thể. Nhận xét của học giả Lee không phải là vô căn cứ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.