Hôm nay,  

Đi Vn, Đừng Quên Bài Học Nội Chiến Mỹ

11/10/200000:00:00(View: 5682)
Hoa kỳ tham gia mười cuộc chiến lớn trong và ngoài nước theo dòng lịch sử tương đối ngắn ngủi của mình. Tuy nhiên cuộc chiến lớn nhứt, chết nhiều nhứt phải là Cuộc Nội Chiến. Chỉ xảy ra trong 4 năm thôi (1861- 1865), nhưng nó giết chết 618.222 người Mỹ,nhiều hơn Đệ nhị Thế chiến Mỹ chỉ chết 406,399 người. ( Maris A. Vinovskis, 1989).

Cường độ ác liệt Cuộc Nội Chiến có thể thấy trong trận đánh khúc quanh, Bắc quân giành lại thế chủ động. Trận Gettysburg, trong 3 ngày (1,2, và 3 tháng 7/1863) Bắc quân chết 28.000 người. Nam quân chết 23.000 người. Thử hình dung 51.000 xác chết người Mỹ, đồng bào ruột thịt với nhau, cùng nằm phơi thây trên chiến địa, sẽ thấy cảnh nồi da xáo thịt, tương tàn, tương sát, đau khổ mức nào!

Hai MIền Nam Bắc đánh nhau chết sống. Ngoài các lý do phụ như kinh tế, quyền lợi đất đai khác nhau, lý do chánh vẫn là vấn đề tự do, vấn đề bãi bỏ chế độ nô le cho người Mỹä da đen.
Nhưng sau nội chiến, nhờ tinh thần tự do dân chủ, Hoa kỳ thống nhứt được đất nước và hòa hợp được dân tộc để bắt đầu tiến dần đến thời kỳ phát triễn kỹ nghệ nhanh chóng chưa từng thấy. Lúc bấy giờ, năm 1875, chỉ trong một phần tư thế kỷ, từ một nước đứng hàng thứ tư trên thế giới( sau Anh, Đức, Nhựt), Mỹ vọt lên ngôi vị siêu cường số một hoàn cầu.

Cũng vì tự do dân chủ, hai Miền Nam và Bắc nước Việt Nam đánh nhau. CS Miền Bắc chiếm được Miền Nam. CS Miền Bắc thống nhứt đất nước mà không thống nhứt đươc dân tộc. Và một phần tư thế kỷ sau đó, từ 1975 đến năm 2000, CS Miền Bắc, trái lại, biến đất nước trở thành một trong một số ít nước nghèo nàn, lạc hậu nhứt thế giới và tham nhũng nhứt Á châu. Dù rằêng VN là một nước thuận lợi đường biển, dồi dào tài nguyên, nhân dân nhiều lao động trẻ, khéo tay hay làm . Dù rằng trước khi bị CS thôn tính, Miền Nam kỹ nghệ đã ởï thời kỳ lấp ráp, sắp chuyển sang kỹ nghệ nặng.

Lý do sự thành công và thất bại của hai nước Mỹ và Việt sau cơn cốt nhục tương tàn, đơn giản nằêm trong sựï khác biệt của chế độ chánh trị. Sau nội chiến, Hoa kỳ hòa giải trên tinh thần dân chủ tự do. Sau cuộc cưỡng chiếm Miền Nam, CS miền Bắc, thủ tiêu tự do dân chủ, cai trị bằng độc tài đảng trị toàn diện.

Nhận định lịch sửû trên trước nhứt được minh chứng qua giai đoạn thống nhứt dân tộc và tái thiết xứ sở của Hoa kỳ sau cuộc Nội Chiến. Lúc bấy giờ có hai kế họach thống nhứt và tái thiết tương khắc nhau. Một của Hành pháp dễ dàng và cỡi mở. Hai của Lập pháp cấâp tiến và cứng rắn.

Abrahim Lincoln là vị tổng thống quyết tâm bải bỏ chế độ nô lệ, lý do chánh sanh nội chiến, và quyết tâm bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ,sự thống nhứt của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ với bất cứ giá nào. Nhưng Ô. lại là người chủ trương thống nhứt dân tộc dễ dàng với các bang phía Nam chiến bại. Các bang phiá Nam chỉ cần có10% số cử tri của năm 1860 (của thời tiền chiến) đồng ý từ bỏ các điều khoản có tính cách phân chia Nam Bắc, và thề trung thành với liên bang. Các bang phía Nam chỉ cần chấp nhận một Tu chánh án số 13, bãi bỏ chế độ nô lệ. Giản dị chỉ có thế là hòa giải , hoà hơp và thống nhứt dân tộc.

Trong khi đó, Hạ nghi viện Mỹ, trái lại khó khăn và cứng rắn hơn. Phải có đa số cử tri của năm 1860 đồng ý, phải chấp nhận toàn bộ 3 tu chánh án : số 13 bãi bỏ chế độ nô lệ, số 14 quyền công dân, và số 15 quyền đầu phiếu của người da đen.

Tổng thống Lincoln bị ám sát chết. Nhưng Andrew Johnson, vị tổng thống kế tiếp, vẫn đưa ra kế hoạch thống nhứt tương tự.. Chỉ cần 10% cử tri cuả năm 1860, chấp nhận chỉ một tu chánh án số 13, không cho người phía nam có điền sản trên 20 ngàn đô la (đa số là chủ nô mới giàu như thế), bầu cử và ứng cử. Quốc hội vẫn cứng rắn áp dụng chế độ quân quản Miền Nam. Miền Nam bị chia ra thành năm khu quân sự, đứng đầu là tướng lãnh gốc Miền Bắc, và trấn đóng bởi Bắc quân.

Chế độ quân quản ấy đưa đến các phong trào kỳ thị, các tổ chức tội ác căm thù trong nhân dân. Các hội kín Ku Klux Klan, tự coi người da trắng là thượng đẳng, khinh miệt người da đen. Black Codes chủ trương cấm người da đen có súng, không được làm bồi thẫm ở toà án, thiết quân luật đối với người da đen. Grand Father cấm cửa phòng phiếu đối với người da đen nếu không có ông nội là người được trả tự do.

Tranh chấp giữa Hành pháp và Lập pháp tuy tương phản nhưng tương sinh nhờ tinh thần tự do dân chủ giải cứu. Đó là cuộc thỏa hiệp lịch sử của một ủy ban cử tri đoàn gồm 5 dân biểu, 5 nghi sĩ và 5 thẩm phán Tối cao Pháp viện .

Thỏa hiệp án 1876-77 ấy giữa đại diện hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, là một giải pháp cho sự thống nhứt dân tộc trên tinh thần tộn trọng tự do dân chủ và sự tương kính giữa hai quan điểm khác nhau. Thứ nhứt đồng ý Hayes là Tổng thống. Thứ hai Hayes phải cử một người Miền Nam trong nội các. Thứ ba Liên bang sẽ cấp quỹ tái thiết Miền Nam và xây dựng đường sắt xuyên Mỹ tại Miền Nam. Thứ tư và quan trọng nhứt, chấm dứt thời kỳ quân quản tại Miền Nam.

Với thoả hiệp án dựa trên sự công bằng, sự tương kính, và tinh thần tự do dân chủ, dân tộc Hoa kỳ vốn tạp chủng, hòa hợp được với nhau để bắt đầu đưa đất nước đến vị thế giàu mạnh nhứt hoàn cầu.

Nhưng VNCS lại khác. Say sưa chiến thắng, CS Miền Bắc khinh thường Miền Nam, coi như thuộc địa khai thác. Chánh sách 10 năm đầu sau 75 là cào bằng Miền Nam trở thành nghèo như Miền Bắc. Không dành cho Miền Nam một tiếng nói, một chỗ đứng trong chính trường cũng như trong cộng đồng quốc gia dù Miền Nam lúc bấy giờ, kinh tế phồn thịnh hơn, tinh thần tự do dân chủ cao hơn. Chính sách đó được triệt để thực hiện trong nội bộ qua việc giải tán Mặt trận Giải phóng Miền Nam, sát nhập các tỉnh Miền Nam để bớt số trung ương ủy viên gốc Nam trong Ban chấp hành trung ương, và giải thể Trung ương cục Miền Nam, các Khu ủy Đảng phía Nam. Còn đối với chánh quyền, quân đội, và nhân dân Miền Nam thì xem như kẻ chiến bại, tù đày, tịch thu tài sản, biệt xứ với nhiều thuật ngữ tránh né nhưng nội dung vẫn là thế.

Dân tộc VN là một dân tộc khá thuần chủng, dễ thống nhứt hơn dân tộc Mỹ vốn tạp chủng. CS Miền Bắc đã phá hoại tình tự dân tộc bằng giai cấp đấu tranh, đánh tư sản, chia thành phần “Ngụy và Cách mạng" trong mọi lãnh vựïc xã hội. Hai mươi lăm năm nay, con tàu mang tên Thống Nhứt đi Saigon Hanội hàng trăm ngàn lần, hàng triệu cây số, nhưng lòng người không nhích được một ly trên con đường thống nhứt Dân tộc. Và chủ nghĩa CS không nhích được một phần ngàn ly trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa tại Miền Nam. Cái mà CSVN khoa trương là Đổi Mới, là kinh tế thị trường, chẳng qua là những điều thế giới tự do đã từng làm trước khi chủ nghĩa CS của Mac Lê ra đời rất lâu.

Cũng vì tự do dân chủ. Miền Nam và Miền Bắc của nước Mỹ và của nước Việt Nam đánh nhau. Cũng trong 25 năm nhờ tự do dân chủ, chánh quyền Mỹ thống nhứt được dân tộc, đưa đất nước lên hàng siêu cường. Trái lại, cũng trong cùng một thờigian như vậy, vì độc tài đảng tri, phi dân chủ, vô tự do, CSVN, lội đất nước VN xuống tận đáy của nghèo nàn lạc hậu.

Yếu tố chánh trị, tự do dân chủ, là yếu tố vô cùng quan trong trong cuộc thống nhứt dân tộc và tái thiết đất nước Mỹ sau cuộc Nội Chiến. Dân tộc chưa thống nhứt thì đừng nói chuyện phát triễn kinh tế, quốc phòng chi cho mất thì giờ.

Hy vọng những ngưởi Mỹ trong phái đoàn của Tổng thống Clinton, trong khoảnh khắc thanh vắng trên chuyến bay đường dài, hồi tâm ôn lại bài học lịch sử thời tiểu học của mình. Những vị trong Bộ Chính trị của Đảng CSVN dành một chút thì giờ nghiên cứu lịch sử của đất nước của những người khách Mỹ sắp đến. Hai bên cùng rút kinh nghiệm, hầu tìm lời giải cho bài toán tiên quyết thống nhứt dân tộc, là tiền đề của mọi phát triển kinh tế, xã hội và quân sự ở Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.