Hôm nay,  

Từ Tâm Vô Lượng

26/06/200000:00:00(Xem: 5890)
Số báo Business Week mới nhất, ấn bản Á Châu, với ngày phát hành ghi là 3.7.2000, lấy một chủ đề rất lớn: Những Ngôi Sao của Á Châu (The Stars of Asia). Số chủ đề này chọn ra 50 người đã giúp Á Châu hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chánh và “vượt qua cả sự hồi phục đơn giản để hướng về xây dựng một Á Châu tốt đẹp hơn. Họ thúc đẩy sự trong sáng [kế toán] hơn, cải tổ công ty hơn, phát minh kỹ thuật hơn, và những cách sáng tạo hơn để thúc đẩy mức tăng kinh tế Châu Á. Các lãnh tụ và nhà cải tổ này đã tạo hy vọng cho bất kỳ ai lo ngại về tương lai của Á Châu.”

Điều ghi nhận rằng, không một người Việt nào vào được danh sách này: trong 50 người đó, có 14 người Nhật, 7 Hồng Kông, 6 Đài Loan, 5 Nam Hàn, 5 Ấn, 3 Trung Quốc, 3 Thái, 3 Phi, 2 Indonesia, 1 Singapore, và 1 Bangladesh. Giữa các nhà quản trị, chính khách, tài chánh gia, doanh gia đó, hình ảnh một ni sư đã nổi bật lên như một biểu tượng mới cho vai trò tôn giáo trong thời đại mới. Đó là Ni sư Cheng Yen, người được liệt kê đầu tiên trong danh mục Những Người Ảnh Hưởng Dư Luận (Opinion Shapers). Người Việt hải ngoại và quốc nội có thể rút được bài học nào từ hoạt động của ni sư này" Dưới đây là tóm lược các hoạt động của ni sư, theo tường trình của Business Week.

Ni sư Cheng Yen bắt đầu mỗi ngày từ 3:50 giờ sáng, thức dậy từ chiếc chiếu trải trên sàn trong ngôi chùa của ni sư bên ngoài thị trấn miền biển Hualien của Đài Loan. Ni sư ngồi Thiền, làm việc khoảng 1 giờ, rồi ăn điểm tâm nhẹ lúc 6 giờ sáng. Đó là việc của 1 ni sư đơn giản, nhưng Master Cheng, như cách nhiều người gọi, là một trong những người quyền lực nhất ở Đài Loan. Ni sư là sáng lập viên và là lãnh tụ hội từ thiện Phật Giáo tên là Từ Tế (Tzu Chi, Lòng Từ Cứu Tế) với 4 triệu hội viên - tức 1/5 dân số Đài Loan.

Suốt 3 thập niên làm việc, ni sư đã biến đổi vai trò Phật Giáo từ 1 tôn giáo của thiền định và nhập thất để thành tôn giáo của hoạt động và tham dự. (Ghi chú của VB: Tờ báo Business Week không hiểu về Phật Giáo, nên có lời bàn sai lạc nơi đây; từ hơn hai ngàn năm, Phật Giáo rất đa diện, trong đó có cả vai trò cho người hoạt động xã hội, khi họ thọ nhận Bồ Tát Giới.) Ni sư bây giờ có đạo quân 25,000 thiện nguyện viên làm trong các lĩnh vực xóa đói nghèo, y tế và giáo dục - tại hàng chục nước, không chỉ Đài Loan. Vai trò ni sư ở Đài Loan cao tới nổi tất cả 3 ứng viên Tổng Thống trong cuộc bầu cử tháng 3 đều bay tới Hualien để xin hỗ trợ.

Hội của ni sư được uy tín lớn trên trường quốc tế vì mau chóng đáp ứng nạn động đất tháng 9.1999 tại Đài Loan với 2,400 người chết. Động đất xảy ra lúc 1:52 giờ sáng, và lúc 5 giờ sáng thì hội viên Từ Tế đã tới ngay nơi thiên tai để hoạt động vai trò một Hội Hồng Thập Tự địa phương, làm nơi tạm trú, nuôi ăn và cố vấn cho hàng ngàn nạn nhân. Thiện nguyện viên Từ Tế James Wang nói, “Chúng tôi có trong mọi tầng lớp xã hội. Và khéo tổ chức, nên có thể phản ứng tức khắc.”

Ngay cả bây giờ, 9 tháng sau trận động đất, Từ Tế vẫn đang bước vào cả vai trò thường là của nhà nước để tái xây dựng: Các hội viên dự định xây lại 45 trường học bị động đất phá hủy - và lần này xây theo kỹ thuật chống địa chấn. “Quý vị không thể dựa vào nhà nước làm mọi chuyện,” theo lời ni sư Cheng, một phụ nữ 63 tuổi giọng nói mềm mỏng. “Dân chúng phải làm những gì mà chính phủ không làm.”

Thực sự, chính vì nhà nước không phục vụ tốt đã là một nguyên nhân thúc đẩy ni sư thành lập hội này. Hồi năm 1966, khi là 1 ni cô trẻ, ni cô viếng thăm 1 bệnh viện và thấy 1 vũng máu trên sàn - từ 1 phụ nữ xẩy thai sau khi bị đẩy ra vì thiếu tiền. Ni cô bị “tràn ngập nỗi buồn,” theo một cuốn sách của hội Từ Tế, và suy nghĩ xem có thể làm gì để xoa dịu đau khổ của chúng sinh.
Một thời gian ngắn sau, 3 nữ tu Công Giáo La Mã tìm cách thuyết phục ni cô cải giáo, nói rằng đạo của họ tốt hơn Phật Giáo trong việc chăm sóc dân chúng bởi vì đã xây nhiều trường học và bệnh viện. Cuốn sách trích dẫn lời 3 nữ tu kia rằng giáo lý Phật Giáo thì cao siêu, “nhưng Phật Giáo đã làm gì cho xã hội"” Lúc đó, ni cô Cheng nguyện sẽ vẫn là Phật Tử nhưng cũng sẽ xây trường và bệnh viện. Và ni cô lập nguyện là phải bảo đảm rằng mọi người - ngay cả người không có tiền chữa bệnh - đều có thể được cứu tế.

Ni sư Cheng lập hội Từ Tế dần dần từ 1 ngôi nhà nhỏ và 1 nhóm nữ Phật Tử mỗi ngày để giành tiền từ tiền chợ của họ. Bây giờ thì là 1 hội lớn, Từ Tế năm ngoái nhận 300 triệu đô tiền cúng dường, phân nửa trong đó đặc biệt nhằm giúp các nạn nhân động đất.

Ni sư tổ chức Từ Tế để cho tất cả tiền cúng dường đều đưa trực tiếp tới việc cứu tế. Chi phí điều hành và lương của 570 nhân viên được trả bằng tiền bán các cuộn băng và sách của ni sư, và do bảo trợ của các hội viên giàu có. Bên cạnh cách hoạt động cứu tế hải ngoại - gồm cả ở Phi Châu, Mỹ La Tinh và nhiều nơi ở Á Châu - Từ Tế còn điều hành nhiều chương trình dân sự ở Đài Loan, từ việc cấp tiền trợ cấp hàng tháng cho 4,000 gia đình nghèo, cho tới vận động 1 nghị trình môi sinh để tái sinh giấy nhằm cứu 3.5 triệu cây. Tất cả hội viên bị cấm nói dối, hút thuốc, uống rượu, ma túy, ngoại tình, cờ bạc và dính dánh chính trị.

Tuy nhiên, Từ Tế lại bị chỉ trích bởi vài báo chí địa phương vì các nỗ lực cứu tế ở Trung Quốc. Ni sư Cheng đã đưa hội vào lục địa 9 năm nay, hoạt động tại 15 trong tổng số 35 tỉnh nước này. Ni sư Chneg không tranh cãi gì về việc bị chụp mũ - vì sao một hội Đài Loan lại cứu tế Trung Quốc trong khi Bắc kinh cứ dọa chiến tranh với đảo quốc. Ni sư nói, “Chúng tôi không bận tâm về chính trị. Không có lý do nào để yêu thương người này ít hơn người kia, và người Hoa lục địa cũng là người thôi. Đạo Phật dạy chúng ta chăm sóc mọi người chăm sóc xã hội.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.