Hôm nay,  

Mực Thắm Chỉ Xanh

22/04/200000:00:00(Xem: 5813)
Ông Trương Công Hải (Melbourne): Cảm ơn những dòng tâm sự của ông dành cho Sàigòn Times. Quan điểm của ông rất đáng chia xẻ cùng bạn đọc, nhưng có hai điểm ông nêu ở cuối thư, ông cần gửi hai lá thư ông đề cập cho tòa soạn, để tòa soạn tham khảo trước khi quyết định đăng thư của ông hay không. Nếu ông muốn giữ hai lá thư, ông có thể copy kèm theo thị thực của JP. Riêng hai câu thơ ông viện dẫn: "Sống với cộng sản bị nghi là CIA; Sống với quốc gia phải tha cái nón cối", Bội Dziệp được biết là của thi sĩ Nguyễn Tư. Có điều cộng sản chụp mũ CIA, ai cũng biết là lẽ thường. Còn chuyện ông phải tha cái "nón cối" thì thú thực, nếu tòa soạn đăng nguyên văn lá thư của ông, e chẳng cứ gì ông, ngay cả tòa soạn cũng dám phải đeo "nón cối" lắm. Dù sao, ông cứ gửi 2 lá thư của ông càng sớm càng tốt.


Cụ Vũ Hồ (Perth,WA): Cảm ơn những lời chỉ dẫn của cụ đối với tờ báo. Anh em trong tòa soạn hiện đang cố gắng. Hy vọng, chỉ làm được một phần mười lời khuyên của cụ là cũng đủ an ủi lắm rồi, thưa cụ. Mạn phép cụ, Bội Dziệp xin được trích một đoạn trong thư của cụ viết về thái độ cần phải biết gạn đục khơi trong khi đánh giá văn nghệ sĩ Việt Nam, để qúy độc giả gần xa cùng chia xẻ quan điểm của cụ...

"Cô Bội Dziệp qúy mến! Tôi có đọc một hai đoạn cô và một số qúy độc giả viết về thi sĩ Nguyễn Bính. Đọc xong, tôi thấy vừa buồn, vừa thương cảm, cho dân tộc mình, cho đất nước mình, cho văn nhân thi sĩ Việt Nam, và cho cả chính bản thân tôi. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài suốt nửa thế kỷ, đã đưa đẩy chúng ta vô một định mệnh cay nghiệt, với những đường nét oan trái giăng mắc, thiệt là khó gỡ. Chắc cô Bội Dziệp và qúy độc giả không biết, thi sĩ Nguyễn Bính cả đời sống đói khổ, đói khổ cho đến lúc chết. Trong những năm 1960, thi sĩ Nguyễn Bính đã phải đi bộ từ quê lên huyện Lý Nhân, khoảng chục cây số để làm việc. Trong hoàn cảnh đó, thi sĩ cũng muốn được mua một chiếc xe đẹp theo giá "phân phối" của nhà nước. Vì ám ảnh như vậy nên ông có làm một bài thơ. Đọc bài thơ, tôi rất buồn, buồn vì không ngờ một thi sĩ mình ái mộ lại có thể làm một bài thơ "vật chất" đến độ như vậy. Nhưng sau này, trải qua nhiều đau thương, tôi mới thông cảm cho thi sĩ, và nhờ vậy lòng yêu qúy dành cho thi sĩ Nguyễn Bính vẫn nguyên vẹn cho đến bây giờ. Tiện đây, tôi cũng nói thêm một chút về thi sĩ Chế Lan Viên. Ông ta là một người có tài làm thơ. Điều này khỏi nói, phải không cô" Nhiều người Việt mình cho rằng Chế Lan Viên chỉ làm thơ hay thời Tiền Chiến, còn sau này làm thơ tuyên truyền thì hết hay. Tôi không đồng ý ở điểm này. Bằng chứng là tôi biết, ông có nhiều bài thơ tuyên truyền hay lắm chứ không phải không. Tỷ dụ như bốn câu thơ:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Hay bốn câu thơ sau, tôi cho là tuyệt hay, cũng của Chế Lan Viên:

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.

Cô Bội Dziệp và qúy độc giả có biết bốn câu thơ này Chế thi sĩ làm để ca ngợi ai không" Thưa, để ca ngợi Hồ Chí Minh đó qúy vị. Đọc bốn câu thơ đang thấy hay, thấy xúc động mà biết được bốn câu thơ đó làm để ca ngợi Hồ Chí Minh, tự dưng mình thấy đắng chát cả miệng, tựa như đang ăn miếng cơm ngon bỗng gặp phải cục sạn vậy... Nhưng lịch sử thi ca thế giới, trường hợp như Chế Lan Viên đâu phải là hiếm. Thế giới thiếu gì thi sĩ nổi tiếng, tối ngày chỉ lo làm thơ cung đình, trà nước ca ngợi vua chúa, hoàng hậu. Ngay cả Lý Bạch cũng không thoát khỏi con đường nô bộc cho quyền lực và cho nhan sắc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Nếu không kêu gọi lòng ái quốc của nhơn dân và Giáo hội Cơ đốc, không đồng minh với Anh và Mỹ, thì chắc chắn Liên Xô đã cáo chung. Thế chiến kết thức không có mặt Liên Xô thì Đông Âu đã không bị cộng sản hóa và dân chúng đã không bị thảm nạn Xịt-ta-lin khủng bố và đán áp hằng loạt.
Theo các dòng di dân, Phật giáo được truyền vào đất Mỹ, kể ra cũng hơn trăm năm rồi, nếu tính từ khi những phu đường sắt người Trung Hoa đến đây. Sau này các sắc dân Hàn, Nhật, Tây Tạng, Việt… laị mang theo những sắc thái mới của đạo Phật đến.
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Nhưng tiến trình luận tội cho thấy, đa số những người Mỹ có học thức, kể cả giới chuyên gia và công chức, sở hữu một giá trị dân chủ vững vàng. Họ trung thành với Hiến pháp Mỹ, với nền tảng luật pháp và nguyên tắc dân chủ, thay vì đảng phái hay bất cứ lãnh tụ nào.
Mới mấy hôm trước, súng lại nổ tại Nam California… Hiện tượng này dẫn tới câu hỏi, làm cách nào để giảm bạo lực súng.
Tin ngày 21 tháng 11/2019: TT Trump dường như đang xem xét khả năng rút một lữ đoàn khỏi Nam Hàn, nếu Seoul từ chối trả gần 5 tỷ USD "phí bảo vệ" cho Washington.
Tin ngày 21 tháng 11/2019: các thượng nghị sĩ Philippines kêu gọi tiến hành điều tra vấn đề an ninh khi Trung Quốc sở hữu một phần mạng lưới năng lượng của Philippines.
ROME - Ít nhất 5 người chết, 2 người bị thương trong 2 vụ nổ tại xưởng pháo bông trên đảo Sicily vào ngày Thứ Tư 20/11.
VIENNA - Viên chức lãnh đạo cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA-Vienna) loan báo: Iran đã không cung cấp thông tin chi tiết về sự khám phá bụi phóng xạ do người gây ra từ 1 cơ sở không khai báo trước đó với IAEA.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.