Hôm nay,  

Bức Tường Lửa Trong Tim

2/14/200600:00:00(View: 6099)
-Bạn nghĩ rằng chúng ta đang sống trong thời cách mạng bùng nổ thông tin, và bạn có đủ phương tiện và hiểu biết kỹ thuật để biết gần như mọi điều bạn muốn biết. Đúng vậy, chúng ta đang ở hải ngoại, và hoàn toàn không có một bức tường lửa nào vây bọc chúng ta, và chúng ta sẽ biết mọi điều cần biết.

Cũng chưa hẳn như vậy. Vì bạn cũng biết rất rõ rằng chúng ta không đủ sức đọc hết mọi thứ trên đời trong ngày, và những thông tin được đưa tới bạn là đã được lưạ chọn sẵn, theo khẩu vị của người phóng viên, và theo thị hiếu của người đọc, người xem. Đây là kinh tế thị trường: không chiều theo thị hiếu người đọc, người xem thì trứơc sau gì tờ báo của bạn cũng sớm đóng cửa. Nhưng cuộc đời vẫn có những chuyện thương tâm, những tiếng kêu thóng thiết mà chúng ta thường khi bỏ sót, và thậm chí thường khi bạn bỏ mặc những người bạn quý trọng nằm tù cả nhiều năm mà tự mình không thấy bị cắn rứt trong lòng bao nhiêu.

Thí dụ, bạn về thăm quê nhà trong mùa Tết vừa qua. Bạn chạy tới chạy lui Sài Gòn, Vũng Tàu, Nha Trang, Huế, Đà Lạt, Hà Nội, Đồ Sơn... và thậm chí, bạn có thể đi theo một đoàn từ thiện của nhà chùa, hay lên Trúc Lâm Thiền Viện ngồi dự thiền thất vài ngày, hay bạn thăm các dì phước Làng Cùi Di Linh, và vân vân... Bạn nghĩ rằng lương tâm an ổn. Việt Cộng không quấy rối mình là đủ rồi, và về lại Hoa Kỳ lần này, mình sẽ an ổn lương tâm. Những gì tốt thì mình đã làm, và làm tận lực rồi. Còn thì lấn cấn gì, chỉ vì nghiệp...

Nhưng thử nghĩ xem, thử nhớ xem, có phải có một lúc bạn nhìn vào sạp báo, trong khi đi uống cà-phê cuối xuân ở hè phố Nguyễn Du, và liếc thấy tin hàng chục ngàn công nhân Thủ Đức, Bình Dương, Đồng Nai đình công, và bạn hồi hộp, không muốn theo dõi tin này, không dám tỉm hỏi thêm về tin này, không muôn nhấc phone lên hỏi các vùng địa phương về tin này, vì bạn sợ bị công an bắt sảng, bắt oan, quy chụp rằng bạn là từ Mỹ về để kích động công nhân biểu tình. Bạn chỉ thở dài, và nghĩ tới chuyện phải tìm các lối đi dễ dãi, không liên hệ gì tới đình công hay biểu tình.

Đúng vậy, bạn không muốn rắc rối, và bạn không muốn tìm hiểu ở tầm gần.... Nhìn xa từ Hoa Kỳ thì OK. Phaỉ không.

Thật ra, thế giới mênh mông, không có ý tìm nhau thì không cách gì gặp được. Ngay như trên truyền hình Hoa Kỳ mấy hôm nay cũng thế. Người ta hồi hộp theo dõi bản tin về cô Michelle Kwan rút lui khỏi đoàn trượt băng nghệ thuật vì vết thương. Nhiều người ái mộ khóc. Đúng vậy. Cảm xúc đó có thật. Ống kính chiếu cứ quay tới quay lui những hình ảnh này.

Nhưng cũng gần đó, nơi một góc phố của Turin, nơi Ý Đại Lợi đang tổ chức Thế Vận Mùa Đông 2006, cũng có những hình ảnh thương tâm mà không ống kính truyền hình nào của Mỹ chiếu tới. Cái này không ăn tiền, không hấp dẫn, không hợp khẩu vị, có phải không...

Đó là hình ảnh nhiều thành viên của Nghị Hội Thanh Niên Tây Tạng (Tibetan Youth Congress, TYC), và Palden Gystso, người cựu tù nhân chính trị 75 tuổi, loan báo cuộc tuyệt thực vô hạn định trong buổi họp báo ở Turin -- và hôm Thứ Hai 13-2-2006 nơi đây, Turin, sẽ là khởi đầu cho chiến dịch chống lại Thế Vận Bắc Kinh 2008.

Palden Gyatso nhắc rằng Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế (IOC) đã tuyên bố rằng nếu Trung Quốc không có cải thiện gì về nhân quyền, thì IOC sẽ cứu xét lại quyết định tổ chức Thế Vận Bắc Kinh. Hứa lèo thế mà vẫn tin, hay là IOC cố ý giả ngu mà tin. Vì tới giờ này thì tình hình nhân quyền ngaỳ càng tồi tệ thêm ở Tây Tạng -- nơi đó, trẻ em đang dần quên tiếng Tây Tạng vì ngôn ngữ chính thức là tiếng Trung Hoa Quan Thoại; nơi đó, nhiều phong tục tốt đẹp đang bị xua dần đi vì các cô mắt xanh mỏ đỏ tràn lên lập các khu phố đón khách du lịch qúôc tế; nơi đó, sự đồng hóa là tiến hành công khai bằng mọi giá, không giấu giếm...

Pema Yangchen, thành viên của TYC, sau khi trình baỳ về tình hình Tây Tạng hiện nay đã kết luận rằng, “Không Thế Vận tại Trung Quốc cho Tới Khi Nào Tây Tạng được tự do.” Tất nhiên là ai cũng thấy: cô nói hệt như là cô đang nằm mơ. Khắp thế giới ai cũng mong có Thế Vận mỗi 4 năm để vui chơi thỏa thích, để có mấy tuần quên hết mọi chuyện mệt nhọc trên đời, để nhìn các lực sĩ xuất sắc nhất thế giới về tranh tài... xem ai mạnh nhất, mau nhất, cao nhất... Vậy mà cô Pema bảo ngừng Thế Vận Bắc Kinh tới khi nào Tây Tạng tự do... Thế cho nên, truyền hình không tới làm tin làm chi, vì sợ khán giả toàn cầu mất hứng.

Lác đác trong hôm Thứ Hai là vài người ủng hộ chiến dịch, thì cũng toàn là phe ta từ lâu. Như các thuyết trình viên Kelsang Phuntsog Godrugpa, Gianni Mello của hội Italia-Tibet Association, và Claudio Tecchio, một người địa phương trong “Phong Trào Đoàn Kết Với Dân Tộc Tây Tạng.”

Trong buổi họp báo bỏ túi đó, một bản văn của tổ chức ITSN đọc lên bởi Wangpo Tethong, kêu gọi các lực sĩ và cộng đồng quốc tế hãy sử dụng cơ hội trong Thế Vận Turin 2006 mà lớn tiếng hô hào đoàn kết với dân Tây Tạng... Ông cũng tố cáo IOC chỉ nói cho vui về nhân quyền khi đưa ra quyết định năm 2001 để cho Bắc Kinh tổ chức Thế Vận 2008.

Trời ạ... Bạn thử nghĩ xem. Có lực sĩ nào lên lãnh huy chương, đứng trên bục đeo huy chương, trước các ống kính truyền hình mà dám kết án nhân quyền Hoa Lục tàn bạo không" Chỉ cần mở miệng như thế, là làm mất hứng 2 tỉ người đang xem Thế Vận chứ, lại bị thù dai, bị cấm vào Trung Quốc xem Thế Vận 2008 hay đủ thứ trò gì đấy... Không chừng, nước Ý chủ nhà lại nói là rất tiếc, thanh minh thanh nga vuốt ve Bắc Kinh đủ thứ. Mà kỳ sau, có dự các Thế Vận hay kỳ thi qúôc tế khác, tên mình nằm trong sổ đen toàn cầu rồi, vì ai cũng sợ mình lại bênh Tây Tạng...

Thế là đành nín thở qua sông hay sao" Cả thế giới im lặng, đang xem Thế Vận tranh tài mà mình nói chuyện nhân quyền thì không phaỉ gây rối là sao"

Bạn thử nghĩ xem, không phải đó cũng là một phần tâm trạng của bạn khi về ăn Tết quê nhà đó sao" Bạn chỉ mong công an đừng gây rắc rối, đừng quy chụp bạn với chuyện công nhân biểu tình... Vậy còn 100 công nhân bị công an bắt và im luôn thì sao" Có phải bạn tự nhủ rằng, thôi để về Mỹ rồi thắc mắc. Chuyện lớn quá, để 82 triệu dân tự lo, còn bạn thì rút về Mỹ an toàn là ưu tiên một. Thêm nữa, đang ăn Tết vui vẻ mà sao lại đình công làm chi, có một góc trong hồn của bạn mơ hồ nói thế...

Thế cho nên, bây giờ bạn hiểu vì sao ống kính truyền hình không nói gì về nhóm người Tây Tạng đang ngồi tuyệt thực vô hạn định ở một góc thành phố Turin, nơi đang rực rỡ ánh sáng Thế Vận.

Và bạn hiểu thêm, cuộc cách mạng thông tin gọi là bùng nổ nhưng thực sự là hạn chế lắm, vì có những hình ảnh thương tâm mà bạn không muốn thấy, có những lời kêu thống thiết mà bạn không muốn nghe... Đó cũng một phần là những bức tường lửa trong tim mỗi người chúng ta đó.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đúng 8:45am sáng ngày Thứ Bẩy, 26 tháng 10 năm 2019, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ (Sid Goldstein Freedom Park), thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ, đã diễn ra trọng thể Lễ Tưởng Niệm (Memorial Ceremony) cho 81 Chiến sĩ Nhẩy Dù thuộc Đại Đội 72, Tiểu Đoàn 7 Dù/QLVNCH, đã thiệt mạng trong một tai nạn máy bay C-123 tại miền Nam VN ngày 11 tháng 12 năm 1965.
Đau thương nhất là niềm hy vọng của những người Việt còn chờ đợi cảm thấy ánh sáng mờ dần từ phía chân trời. Nhưng điều đau thương hơn cả là anh em đang sống trong búa rìu dư luận. Chúng tôi cảm thấy dư luận bất công sẵn sàng quay lưng lại với nhóm trẻ cô đơn đang tìm đường gai góc mà đi cứu người ở hải ngoại.
Sau khi chào đón anh chị em Nghĩa Sinh Phước Tuy, Phan Thiết và Sài Gòn đến công tác từ thiện tại Tỉnh Cà Mau ngày 12/10/2019, Linh mục Đaminh Lê Văn Hội - Quản xứ Trung Hòa (tỉnh Cà Mau), đã mời anh chị em Nghĩa Sinh Công Giáo tham dự thánh lễ tạ ơn do Cha chủ sự.
Tôi bước lên sân khấu trong niềm vinh dự là một sinh viên Việt Nam tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học Đức, trẻ và rất trẻ, mười chín tuổi. Và đang học Master năm thứ nhất Khoa Piano trình diễn tại Đại học Âm nhạc hiện đại nhất của nước Đức. Đó là Đại học Nuremberg, Bang Bavaria.
Người rơm còn có một tên gọi khác, dễ nghe hơn, theo ngoại ngữ: nouveaux boat people – những thuyền nhân mới. Khác với lớp người tị nạn từ Việt Nam vào cuối thế kỷ trước, những kẻ đến sau không còn được thế giới chào đón nữa.
Cảnh sát hiện đang tập trung vào những người di cư từ Việt Nam khi điều tra cái chết của 39 người trong một "thùng chứa (container)". Sự chỉ dẫn đến từ người thân.
Halloween có một nguồn gốc từ một lễ hội cổ xưa 2000 năm trước ở Ireland có tên Samhain. Từ Samhain có nghĩa là "Mùa hè cuối cùng" trong tiếng Gaelic, một ngôn ngữ được sử dụng ở Ireland và Scotland. Nó cũng báo hiệu mùa đông bắt đầu để nhà nông chuẩn bị cho những tháng lạnh hơn
Kinh tế chánh trị là môi với răng. Dân chúng Hong Kong đang làm một cuộc chiến tranh nhân dân, vừa du kích vừa trận địa chiến ở thành phố. Vừa chống nhà cầm quyền tay sai của TC vừa chống bọn ăn theo CS và tay sai ơ Hong Kong.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.