Hôm nay,  

Đông Đức, Tây Đức

10/08/200400:00:00(Xem: 5613)
Đã nhiều năm trôi qua sau khi Nam, Bắc Việt Nam thống nhất. Và cũng nhiều năm sau khi Đông, Tây Đức thống nhất. Những lằn ranh kinh tế, chính trị, xã hội đã và đang xóa dần đi, khi tất cả các miền cùng đưa vào một chính sách phát triển. Nhưng các vết thương chia rẽ một thời vẫn còn hằn lên giữa người dân của hai miền; những cách biệt hiển nhiên không còn nằm trên mặt địa lý, nhưng vẫn tiềm tàng trong nếp suy nghĩ, trong văn hóa, trong cách sống, kể cả thói quen kinh tế.

Dưới đây là tóm lược các ý chính của bài viết “Go West, Young Woman” (Thiếu Nữ, Hãy Đi Tây [Đức]) trên tờ Los Angeles Times hôm thứ hai 9-8-2004, nói về hiện tượng đôi bờ Đông Tây của nước Đức. Qua đây, chúng ta có thể cũng bùi ngùi nghĩ tới đất nước mình, một thời hai miền Nam và Bắc Việt Nam, và bây giờ hẳn cũng còn nhiều dòng sông Bến Hải giữa nhiều tâm tưởng. Bài này của phóng viên Jeffrey Fleishman, viết từ Hamburg, Đức.

Nội dung có thể tóm vài dòng: kinh tế Đông Đức vẫn thê thảm, và phụ nữ Đông Đức đổ xô tràn về Tây Đức, cho dù Bức Tường Berlin đã sụp đổ qua một thập niên rưỡi. Bên cạnh đó, nếp suy nghĩ của người Đông và Tây Đức vẫn nhiều cách biệt. Câu chuyện như sau.

Họ đã đóng cửa rạp hát, và rồi quán nhạc. Tỉnh nhà nơi Đông Đức của cô Claudia Mantzsch như dường co cụm lại. Cô muốn ở lại nhưng đã bị sa thải hai tuần lễ sau khi nhận công việc đầu tiên. Người chủ của cô có lời cố vấn: Cô hãy bỏ xứ mà đi, hay nếu ở lại thì làm y tá chăm sóc người già.
Cô nhìn quanh Grimmen, một vết nhăn trên các cánh đồng ở 175 dặm phía Bắc Berlin. Âm thanh duy nhất nghe được là từ ánh đèn cây xăng bên kia đường từ tòa thị chính kiến trúc thời trung cổ. Cô bèn lến đường, qua Tây Đức hồi 4 năm trước.

“Tôi biết sẽ không có bao nhiêu việc làm ở Đông Đức,” theo lời Mantzsch, 24 tuổi, quản lý văn phòng ở Hamburg. “Thật buồn. Khi Bức Tường sụp đổ và chủ nghĩa cộng sản kết thúc, có 17,000 cư dân trong tỉnh nhà của tôi. Bây giờ 10,000 người đã bỏ xứ ra đi.”

Đối diện với đời sống trong vùng mà tỉ lệ thất nghiệp cao tới 30%, phụ nữ Đông Đức đang bắt đầu cuộc đời mới ở các thị trấn Tây Đức như Cologne, Munich và Hamburg. Một số bỏ lại ba mẹ, số khác phải bỏ lại chồng. Phụ nữ thường không hào hứng với cuộc sống đô thị, và họ đôi khi bị xếp loại như là các cô tớ gái bị bỏ rơi của chủ nghĩa CS. Nhưng họ không ngại, và bi hài là, họ nói chủ nghĩa CS đã thả họ ra một tương lai mà họ chưa từng hình dung được.

“Phụ nữ dưới chế độ CS được dạy phải độc lập,” theo lời Silke Schluessler, 34 tuổi, đang làm việc ở Hamburg và mỗi cuối tuần phải đi xa tận 125 dặm để về thăm chồng cô ở Biển Baltic phía Đông. “Bạn học rằng bạn phải tự kiếm tiền. Bạn nuôi con, và bạn có việc làm. Ai cũng lao động tất. Chuyện này không thế ở Tây Đức. Khi chúng tôi tới đây, chúng tôi biết chúng tôi ứng xử được.”
Chuyện tình cảm cũng khác nữa.

“Đàn ông Đông Đức cứng rắn hơn đàn ông Tây Đức,” theo lời Kristina Sass, 26 tuổi, quản lý địa ốc, người đã rời ngôi làng Greifswald ở Đông Đức. “Tôi đang hẹn hò với một anh Hamburg (Tây Đức). Anh thích tính độc lập của tôi và cách tôi mau chóng có căn chung cư và xe hơi. Chuyện nghe rất sáo mòn. Đàn ông Tây Đức mềm dịu hơn. Bạn không bao giờ nghe một lời to tiếng nào từ họ. Ngay cả thợ xây cất Tây Đức cũng không huýt sáo [khi gặp phụ nữ].”

Tình hình phụ nữ Đông Đức đổ xô về Tây Đức gây ra hiện tượng bất quân bình mới. Cứ mỗi 100 đàn ông ở Đông Đức, tuổi 18 tới 29, chỉ còn có 89 phụ nữ. Tại một vùng miền đông, tỉ lệ này sụt tới mức 76 đàn bà trên 100 đàn ông.

Ít đàn bà hơn, có nghĩa là ít trẻ con hơn -- Đức Quốc hiện có một trong sinh suất thấp nhất thế giới. Viễn ảnh thấy thê thảm cho Đông Đức bây giờ, khi các ngôi làng đang chết đi, và trong 15 năm nữa, 36% dân số ở một vài khu vực sẽ tới 60 tuổi trở lên.

“Làm sao bạn có thể thúc đẩy kinh tế Đông Đức khi bạn có quá nhiều người trên 50 tuổi"” Đó là câu hỏi của Steffen Kroehnert, nhà nghiên cứu của Viện Berlin, một nơi nghiên cứu về dân số toàn cầu. “Không có kinh doanh nào chịu mở xưởng, nếu quanh đó không có đủ thanh niên. Thiệt là nan đề lớn.”
Đối với nhiều ngàn phụ nữ, vấn đề lớn hơn vào cuối thập niên 1990s là ráng ở lại trong một vùng mà không cung ứng gì nhiều ngoài lòng thương nơi chôn nhau cắt rốn. Việc làm hiếm hoi có được thì hầu hết giành cho đàn ông. Và nhiều ông lại không chịu thích ứng với kỷ nguyên mới, ngay cả cho dù các khẩu hiệu thiên đường CS đã chết từ lâu. Chuyên viên trẻ nam giới đã bỏ xứ mà đi, nhưng rồi hàng trăm ngàn thợ thuyền cổ áo xanh, không nghề ngỗng và nhiều thập niên sống bám vào các hãng quốc doanh thì dè dặt nhìn về hướng Tây.

“Đàn bà Đông Đức thích ứng mau hơn đàn ông của họ. Đàn ông mang tâm thức là chàng Klauss sẽ không đi, trừ phi nàng Olaf cùng đi,” theo lời Volker Jennerjahn, người điều hành một trang web trên đó thúc giục những người đã bỏ chạy khỏi Đông Đức thì hãy nên trở về. “Đàn bà biết là cưới một chàng trai Đông Đức kể như là hỏng, và trong nhiều thị trấn Đông Đức thì đàn ông gần như không có cơ hội kiếm vợ nữa. Phụ nữ đi sang Tây Đức cả rồi.”

Phụ nữ Đông Đức bỏ xứ để sang Tây Đức là một phần của cái giá thống nhất Đức Quốc, khi đó những quyết định chính trị yếu kém, những công ty quốc doanh cần giải thể và cải tổ, những chương trình dạy nghề khẩn cấp quá đông đảo và không có kế hoạch bao quát tốt đẹp nào để kết hợp Đông và Tây Đức -- và điều này đã làm trì trệ Đức Quốc kể từ năm 1989. Vấn đề căng thẳng lại từ mấy năm gần đây, khi kinh tế suy trầm, nợ quốc gia tăng cao và Thủ Tướng Gerhard Schroeder phải đưa ra một loạt cuộc cải tổ kinh tế và xã hội nhằm cắt giảm thất nghiệp, cắt giảm hưu bổng, cắt giảm y tế và các phúc lợi khác.
Jennerjahn nói, “Điều đang xảy ra cho Đông Đức y hệt như hồi cuối thập niên 1800s khi 200,000 người rời bỏ Mecklenburg để sang Mỹ tìm việc làm. Otto von Bismarch là Thủ Tướng lúc đó và lo ngại là ông sẽ không có đủ đàn ông để lập quân đội. Ông mới đưa ra các kế hoạch kinh tế để giữ dân lại, và đó là điều chúng ta cần làm bây giờ.”

Jennerjahn nói là vùng Mecklenburg của ông, nơi nổi tiếng về “nông nghiệp và một chút về đóng tàu,” đã mất 10% trong khối dân số 1.7 triệu người năm ngoái. Ông nói, “Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy họ muốn trở lại. Họ đã kết hôn với đất này. Chúng tôi cần thêm bao cấp từ chính phủ. Cơ hội tốt nhất của chúng tôi [bây giờ] có thể là kỹ nghệ du lịch.”

Kể từ năm 1990, hơn 1.5 triệu đàn ông và đàn bà đã rời bỏ Đông Đức. Nhiều người có bằng đậi học và bằng kỹ thuật, và việc họ bỏ xứ đã làm thiếu dân rành nghề cho nhiều vùng.
Cùng lúc đó, việc mở rộng Liên Âu dự kiến sẽ thêm áp lực trên Đông Đức, khi thợ thuyền, công ty và hàng hóa từ Ba Lan -- nước vừa mới vào Liên Âu tháng 5 -- chạy vào dễ dàng xuyên biên giới để rồi lại làm giảm đồng lương và vật giá người Đức.

Cô Martina Rueping đang có bầu 3 tháng. Cô rời bỏ làng Uelitz để sang Hamburg năm 2000 và làm kiểm soát viên cho một hãng vận chuyển quốc tế. Trong 5 người trong văn phòng cô, tới 3 là từ Đông đức. Chồng cô, thảo chương điện toán, đã đi theo cô năm 2003.
Rueping kể, “Tôi 14 tuổi khi Bức Tường Berlin sụp đổ, và mọi khả thể mở ra cho tôi. Vấn đề không phải là chuyện ở, mà là nên đi đâu -- Berlin hay Hamburg. Nhưng phụ nữ ít độc lập hơn ở đó. Họ buộc phải thêm nhiều lựa chọn. Ở đông Đức, bạn có thể có gia đình và việc làm. Tôi còn không thấy 1 trường mẫu giáo ở đây. Đây là vấn đề văn hóa. Chúng tôi lớn lên kiểu khác.”

Bạn cô Rueping là Mirjam Stein sinh trưởng ở Kroepelin, 1 thị trấn gần Baltic. Cô có văn bằng về luật kinh doanh và làm việc cho hãng kế toán Ernst & Young. Cô hạnh phúc ở Miền Tây và không phiền gì chuyện CS sụp đổ. “Ở Đông Đức, ý kiến là phải giấu kín. Người ta cứ dòm ngó bạn, nói ‘Ồ, bạn có sô-cô-la [kẹo có độc bọc đường] từ Tây Đức. Coi chừng à...” Bây giờ thì cô không cần kín miệng nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.