Hôm nay,  

Trang Thơ - Phần I

14/10/200000:00:00(Xem: 3800)
Sợ

Ta sợ em quay mặt làm ngơ.
Ngồi đứng không yên, mãi ngóng chờ,
Hãy nói đôi lời! Nàng tiên nhỏ!
"Khả ái tình sinh thỏa ước mơ"**

Ta sợ quà cho, em không nhận,
Băn khoăn tự vấn: Cớ sao đây"
Có phải ta làm gì... em giận""
Tóc ưu tư, tóc xõa vai gầy!!

Ta sợ buồn dâng mắt bồ câu!
Khép kín mi cong, vạn nỗi sầu.
Ta sợ đêm dài em vắng bóng!
Lòng bâng khuâng như chớm tình đầu!

Thương em... sợ đủ thứ trên đời"
Sợ ngày nắng hạ cháy bờ môi,
Sợ gió đông về mang giá lạnh...
Lạnh trời, lạnh đất, lạnh em tôi!!

Bích Vân

(**)Trích thơ của sư phụ Thanh Khả

*

Chuyện đau thương

Đất nước mình, có quá nhiều chuyện kể,
Những tên đường, đồi núi lẫn đất đai,
Từ Cà Mau đến Bến Hải chạy dài,
Qua Quảng Bình, Thanh Hóa về xứ Lạng.

Chuyện bắt đầu, từ Mùa Thu Ất Dậu.
Đã một thời, chép vào sử đấu tranh(1)
Bừng khí thế, thôn quê đến thị thành,
Gậy tầm vông, mang nặng lòng yêu nước.

Giòng Bến Hải phân chia tình Nam Bắc
Quảng Trị buồn, nơi đọ kiếm so gươm
Một Mậu Thân, Huế quằn quại đau thương.
Lộ kinh hoàng, xác người không nguyên vẹn.

Đồi Charlie, kỷ vật về thành phố,
Tống Lê Chân, đồn hẻo lánh biên phòng.
Người ngạo nghễ, tìm về chốn hư không.
Không vướng bận, lợi danh lẫn quyền lực.

Mỗi tên đường, là bao nhiêu xương máu,
Trường Sơn Đông và Tây, lắm mộ hoang.
Bình Long ơi! Ai gây cảnh điêu tàn"
Niên hàng niên, cúi đầu dung náu đâu.

Năm Quý Mão (1963)mốc thời gian biến chuyển,
Mèo trở lại, lịch sử đã sang trang.
Con số 9 (2), gây tang tóc điêu tàn!
Từ Ất Dậu, ba thập niên khói lửa.

Thanh niên Việt, bia dùng thử vũ khí,
Vườn, ruộng, rừng để nghiệm thuốc khai quang.
Người xuất hiện (3), thời gian ngắn huy hoàng,
Mượn danh Phật, thử hỏi công hay tội"

Giết nhân tài, quyết tranh danh đoạt lợi,
Bỏ Cao nguyên, mong hy vọng ngoại nhân!
Khi cùng đường vội cuốn gói thoát thân
Hãy yên lặng, để anh hùng an giấc.

Năm Đinh Tỵ, có dịp đến xứ Lạng,
Sơn La, Vĩnh Phú, Yên Bái, Tuyên Quang.(4)
Rừng thâm sâu, nhâm nhi phút huy hoàng,
Thật không hiểu làm sao còn sống được.

Thế kỷ mới, mở đầu mầm hy vọng,
Thời tin học, điện toán đã trưởng thành,
Những mẫu người của thế hệ cha anh.
Nên nghĩ đến tương lai và tuổi trẻ.

Lỗi thời rồi, thế hệ già chậm tiến,
Còn gì nữa, luyến tiếc cố tranh giành.
Hãy lui bước, nhường cho bậc tài danh.
Để đất nước vươn mình cùng thế giới.

Ỵtacgia = Từ Nguyên

(1)Năm 1945: a) trận đói tại miền Bắc chết khoảng ngót 2 triệu người. b)Cách
mạng mùa thu 8/1945.

(2)Những năm có hai số cuối cộng lại thành số 9 (1945, 1954, 1963, 1972)

(3)Năm 1954 Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh đến năm 1963.

(4)Năm 1977, tất cả cán bộ miền Nam (70%) bị lưu đày tận miền Bắc, nơi thâm
sâu rừng núi.

*

Trong chút ân tình

Đêm ôm con vào lòng
Giọt lệ bỗng trào tuôn
Vẫn thơ ngây khờ dại
Trong giấc ngủ bình thường

Cha biết bao hoài vọng
Chắt chiu những tháng ngày
Khi con vừa chợt lớn
Tổ ấm kia bỗng bay

Tuổi lên mười con đã
Lang thang trên lối về
Buổi tan trường chân trẻ
Vội vã quên bước đi

Đêm ôm con vào lòng
Nghe ngàn cơn sóng vỗ
Em biền biệt đêm đông
Cụm hoa vàng tơi tả

Chuyện ngày xưa đã quên
Ta góp nhặt trăm miền
Nhắn em về kể lể
Trăng tròn - đêm vẫn lên

Trong một chút ân tình
Xin em được bình yên


Vội vàng nơi phố thị
Con - giấc ngủ thật êm.

Thy2000

*

Ngỡ ngàng

Thầy xưa trò cũ gặp nhau,
Mắt nhìn mắt, bỗng nghẹn ngào quay xuôi.
Rưng rưng dòng lệ ngậm ngùi,
Người lau kính cận, người chùi phấn son.

Vô Danh

Ôi diễm tuyệt! Những ngày xưa thân ái,
Nhớ mái trường, nhớ lại chuỗi ngày qua.
Cùng học trò, cùng đồng nghiệp, thiết tha,
Vui vẻ sống trong khung trời sách vở.

Ngày giặc đến, bao cuộc đời dang dở,
Trò bỏ trường, thầy bỏ lớp đi hoang.
Từ nơi xa, đôi lúc, tưởng như còn,
Thấy đồng nghiệp, thấy học trò, trường cũ!

Và cứ thế, dòng đời thêm nghịch lủ,
Tôi lang thang, trôi giạt đến nơi này.
Nhiều đêm buồn tìm quán lạ giải khuây.
Hình ảnh cũ vẫn quanh đây: ngày ấy!

Rồi một đêm, tình cờ tôi gặp lại,
Cô học trò trường huyện cũ, ngày xưa,
Nét thơ ngây, gợi cảm, vẫn chưa nhòa,
Còn ẩn dưới lớp lụa là son phấn!

Vì nhìn đời với đôi tròng kính cận
Tôi đâu ngờ em bán phấn buôn hương!
Tôi đâu ngờ tôi cứ mãi long đong!
Gặp lại em ngay giữa lòng thành phố

Hiểu em rồi, tôi càng thương càng nhớ,
Ngỡ ngàng sao, tan tác một đời hoa
Lặng nhìn em, tôi bỗng thấy xót xa,
Trong giông tố: phấn son nhòa nước mắt!

Kỳ Nguyễn

*

Xuân lạc xứ

Tiết trời như đã chuyển xuân sang
Cảnh vật đổi thay thật ngỡ ngàng
Khí trời buốt lạnh giờ ấm áp
Tình cũ người thay thật phũ phàng.

Xuân về lòng lại thấy mênh mang,
Cảm nghĩ về xuân thật bẽ bàng.
Đất người có lẽ xuân không thật,
Nhớ lại quê nhà lúc xuân sang.

Xuân mình, xứ lạ nắng chói chang
Cảm nhận sao đây hỡi xuân nàng
Bao năm lưu lạc không quên được
Mộng gửi tầm xuân ánh nắng vàng.

Quê nhà xưa cứ độ xuân sang
Tỏa ánh bình minh chốn địa đàng
Chim ca, bướm lượn, hoa đua nở
Khí tiết trời xuân thật dịu dàng.

Khánh Linh NSW

*

Trăng và hoa

Trăng treo ngoài song cửa
Hoa hé nở trong phòng.
Gió thu về lành lạnh.
Rạo rực con tim hồng.

Ánh trăng vàng lả lướt.
Suối tóc nàng tha thướt
Bóng ngả dài lê thê.
Nhớ tháng ngày năm trước.

Hai ta trong ngày hè.
Phút giây lòng tê dại
Trăng hoa những tái tê.
Để đôi lòng khắc khoải.

Nhớ những buổi trăng vàng.
Hai đứa sóng hàng ngang.
Gió ru hoa nhè nhẹ.
Tê tái cả lòng vàng.

Anh Mười

*

Sương khói chiều hôm

Sương khói nhà ai chiều sương lạnh
Mục đồng rảo bước lại cô thôn
Thoảng nghe trong gió thơm mùi mắm
Đạm bạc chiều hôm bữa cơm nghèo

Rau cỏ sân nhà ôm tình đất
Mưa về tốt lúa ấm lòng người
Nuôi con khôn lớn trời quê ngoại
Vòng tay cậu mợ tấm chân tình
Từ ruộng về ba mang xâu cá lóc
Một giỏ đầy nào rắn nào lươn
Chút tép bạc, cá rô, cá sặt
Gọng bờ mương đắp đổi qua ngày.

Chị giã tép nấu canh khoai mỡ
Chút tiêu, chút mỡ, chút hành ngò
Ngon biết mấy chảo rang tép cháy
Thắm tình quê ngoại, gạo nàng Hương.

Nghe tiếng ễnh ương rền nhạc khúc
Chờ mưa tạnh hột, anh ra đồng
Xách đèn khí đá đi soi ếch
Từng cặp, từng đôi giỡn bạn tình.

Ếch xào xả nghệ dành cho ngoại
Còn đĩa xào lăn dọn phần cha
Lai rai cùng cậu đôi ba sợi
Trống bằng da ếch, tuổi thơ con

Con giờ khôn lớn đi bốn phương
Ngoại về tiên cảnh yên phận người
Cha mẹ đã ra người thiên cổ
Mong ngày trở lại mái từ đường.

Chái bếp nhà sau mờ hư ảo
Quê nhà trong thoáng mộng chiêm bao
Sương khói chiều hôm vương khóe mắt
Lãng đãng hồn con suốt cuộc đời.

Vĩnh Hòa Hiệp

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.