Hôm nay,  

‘csvn Là Aol!’ -- Góp Ý Về Internet Tại Vn

21/12/200200:00:00(Xem: 4615)
Như thông lệ, tôi thường về VN mỗi năm ít nhất là một tháng để có dịp gặp họ hàng, bạn bè không có diễm phúc đi tị nạn như tôi hay là vì lý do gì đó mà họ đã ở lại nhất định không đi, dù họ có đủ điều kiện để đi HO hay là con cái đã làm giấy tờ bảo lãnh. Năm nay đi về được hơn tháng rưỡi, xin viết vài nhận xét về internet tại VN. Cũng là một dịp hiếm vì trước khi về, tôi đã được một số người cho biết ở VN hiện đang có vài kỹ sư ngành network đang làm việc setup, cũng như training cho hãng của họ. Nhờ đó mà tôi đã biết tên và cách liên lạc để tìm hiểu internet VN không phải dưới con mắt kém hiểu biết mà là của những người chuyên môn về network và internet.
Sau đây là một vài ghi nhận về hệ thống internet ở VN ngày nay:
Giá một máy PC ở VN rất rẻ nếu so với máy tại Mỹ. Thí dụ một máy kiểu X mua ở Mỹ là 1200 đô la thì ở VN có thể mua với giá 6-7 trăm đô la, hay thậm chí có khi 4 trăm đô la. Tuy vậy, rẻ là rẻ đối với Việt kiều chứ còn đối với đa số người dân trong nước thì 4-5 trăm đô la là cả một tài sản, nên rất ít ai có computer trong nhà. Ưu tiên đầu tiên khi có tiền là bà con trong nước thường mua xe gắn máy, rồi đến TV, tủ lạnh, v.v... Ít nghe ai nói là muốn có máy ở nhà vì đối với họ, computer không dùng để kiếm ăn được, mà đôi khi còn là cái cớ cho công an theo dõi. Cho nên đa số người muốn sử dụng computer thì dùng máy ở hãng, hay là tìm đến các quán internet.
Nhìn vào các quán internet mà ngày nay nhan nhản khắp nơi ở Saigon, thì đa số người sử dụng là các cháu còn trẻ khoảng từ 14, 15 cho đến 21, 22 tuổi. Có một vài quán gần các trường đại học thì đa số người vào là sinh viên. Người lớn tuổi hơn (từ 35 trở lên) mà vào các các nơi nầy rất dễ bị chú ý. Theo người trong nước cho biết thì đa số các cháu vào chỉ là để chat với nhau, chơi game, tìm kiếm tin tức về các tài tử, ca sĩ Đài Loan, Hồng Kông, Đại Hàn, v.v... và thường nhất là đi coi hình và truyện sex.
Rất khó mà đi vào các website "phản động" vì máy móc tại các quán internet thường được đặt sát vào nhau, người ngồi bên cạnh có thể nhìn thấy cái screen của mình tương đối dễ dàng. Nếu có dự tính gì thì phải chọn máy tương đối biệt lập và phải ăn cánh với chủ tiệm... Nhưng theo các viên kỷ sư network mà tôi nói trên thì điều đó cũng không an toàn lắm.
Ở hải ngoại chúng ta thường bàn và rất quan tâm đến vấn đề bức tường lửa (Firewall). Vì thế nhiều người hay chỉ cách cho người trong nước có thể vượt qua Firewall, nhưng theo chuyên viên từ hải ngoại về công tác, setup cũng như huấn luyện người trong nước về computer và network, thì Firewall không phải là một mối quan tâm chính cho người xử dụng PC, vì Firewall không khó để vượt qua.
Vấn đề là ở các nước như VN và Trung Quốc là các trường hợp rất đặc biệt. Đặc biệt vì không những nhà nước CS nắm và kiểm soát ISP (ở VN hiện đang có 4 hãng cung cấp dịch vụ internet lớn, toàn là của nhà nuớc, nghe nói bộ đội cũng sắp ra thêm một công ty nữa), mà chính phủ CSVN cũng nắm và kiểm soát luôn cả hệ thống điện thoại. Vì thế mà tất cả những kỹ sư đó đều đồng ý là việc nầy đã giúp cho chế độ kiểm soát được internet dễ dàng và chặt chẽ hơn. Để dễ hiểu, các cháu tôi giải thích như sau:
Nếu nhà quý vị dùng AOL như là ISP cho quý vị, thì mỗi lần vào internet, hãng AOL sẽ biết được đầy đủ dữ kiện (log), ngày giờ bắt đầu nối mạng, cũng như khi quý vị rời internet. AOL biết là bởi vì trước khi vô được, người ta phải login, để rồi sau đó mới có thể lên mạng. Như thế AOL có thể "theo dõi" quý vị đi qua những website nào, gởi email cho và nhận được từ ai, download file nào, v.v... Để tránh né chuyện đó, quý vị cũng có thể login ở một site khác, thí dụ như là yahoo.com để rồi từ đó đi sang những website khác.
Nếu chính phủ Mỹ muốn điều tra, thì trước hết phải có trát tòa để bắt buộc hãng AOL và Yahoo tiết lộ chi tiết cho chính quyền HK. Còn tại VN thì vì chế độ CS là AOL nên không cần trát tòa gì cả. Nếu muốn là chúng cứ tự tiện theo dõi. Vì thế khi bạn vừa login xong là CSVN đã biết rồi, nên họ theo dõi đường đi nuớc bước của người lên internet tương đối rất dễ dàng!
Theo giới chuyên môn thì CSVN không thể theo dõi và kiểm soát hết 100% hệ thống internet trong nước được. Nhưng nếu bảo theo dõi một số người có tên trong sổ đen thì đối với chúng chuyện rất ư là dễ dàng. Nói cho rõ hơn là CSVN không thể theo dõi tất cả 100.000 người dùng internet ở Saigon, nhưng chúng có thể theo dõi rất dễ dàng ông Nguyễn A, bà Trần B, anh Lê C, v.v... mà không gặp gì khó khăn.
Nhiều người đều đồng ý trường hợp LS Lê Chí Quang đã chứng minh chuyện đó. Ở hải ngoại chúng ta biết là LS Lê Chí Quang bị bắt ở một quán cà phê internet ngoài Hà Nội. Theo lý thuyết của một cháu, thì công an CS đã theo dõi LS Quang khá lâu, nắm vững cách Quang liên lạc qua internet, nên ngày hôm đó ông ta vừa gởi một email đi là chúng đã nhào vô bắt ngay, vì đã intercept được cái email đó hoặc biết được nội dung thư.
Trường hợp cháu Dũng của cha Nguyễn Văn Lý đã bị công an CSVN chận bắt và tịch thu hết phần harddisk và floppy của cha Lý có thể cũng nằm trong trường hợp là chúng đã theo dõi được email cha Lý và cháu Dũng nên sớm biết trước trong ngày đó, cháu Dũng sẽ mang những floppy cũng như harddisk về cho cha Lý để chận bắt và tịch thu.
Làm sao CSVN theo dõi được đến thế" Các cháu tôi đã dùng LS Lê Chí Quang để thí dụ điển hình vì Quang có tên trong sổ đen của công an CSVN nên chúng được lệnh theo dõi rất chặt chẽ. Nếu trong nhà LS Quang có máy computer, thì công an biết là Quang có thể xử dụng để liên lạc ra ngoại quốc. Chúng cũng biết là Quang dùng công ty ISP nào để nối mạng, user name và thậm chí password chúng cũng có thể biết. Vì thế mỗi lần LS Quang login vào, chúng đều đã theo dõi!
Bây giờ giả thử là LS Quang dùng user name và password của một người khác để vô mạng. Nhưng có cái kẹt là đường dây điện thoại cũng do CSVN nắm, cho nên chúng biết ngay, và người network administrator cũng biết là ông đã dùng account của ai để nối mạng. Chúng biết số điện thoại mà Quang đang dùng để gọi vào. Ông cũng biết chuyện đó nên đã phải ra ngoài để sử dụng máy nơi các quán internet. Tuy nhiên vì có sự theo dõi, công an CSVN chỉ cần báo lên trung ương, đến quán internet nào, địa chỉ nơi đâu, từ số điện thoại của quán đó, cũng như thời gian mà LS Lê Chí Quang bắt đầu sử dụng máy, thì chỉ cần ít phút sau là chúng có thể lần được đường đi nuớc bước của LS Quang.
Đó là chưa kể chúng biết đến những user name và password mà Quang xử dụng. Khi đã biết user name của một cá nhân nào đó thường dùng để login, thì chỉ cần mark tên user đó rồi mỗi lúc người đó login thì báo động và cứ thế CSVN tha hồ mà theo dõi. Chúng ta cũng thường nghe nói có nhiều hãng Mỹ đã gài software trong máy móc để theo dõi nhân viên của họ đã chạy những program nào, hay thậm chí còn đếm coi nhân viên của họ một phút đánh được bao nhiêu chữ.
Ở VN hay Trung Quốc nếu công an có gài software trong máy của những người có tên trong sổ đen để rồi bất cứ những người đó đánh chữ gì cũng đều được gởi về trụ sở công an thì điều đó chả có gì khó khăn.

Bên HK nếu không có luật pháp bảo vệ quyền lợi của các nhân viên thì sẽ có nhiều hãng xưởng làm chuyện nầy với lý do là để phòng ngừa nhân viên dùng giờ làm việc để chơi game, shopping trên internet hay là coi hình sex.... Còn bên VN thì công an CSVN nắm hết. Chúng muốn làm gì thì làm, đâu có ai kiểm soát, đâu có ai kiềm chế! Với phương pháp nầy, chúng cũng sẽ nắm được các username, password và nếu cần có thể giả dạng người đó để gởi email đi khắp mọi nơi!
Tại VN, giới biết dùng computer để liên lạc với hải ngoại đang cẩn thận hơn trước rất nhiều và gần như họ ở trong tình trạng "lặn", vì có nhiều tin về những người như ông Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình... đều bị bắt ngay sau khi họ dùng computer để gởi email ra hải ngoại. Đương nhiên là những tin nầy không cách nào kiểm chứng được vì cho đến nay, không ai có thể tiếp xúc nói chuyện riêng được với những người đó.
Ngay khi tôi sắp về lại Mỹ, thì tin bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị công an ụp vào khám xét cho thấy tình hình càng căng thẳng hơn. Ai cũng biết là nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã bị công an canh chừng từ ngày ông ta ra tù cho đến nay, nghĩa là ông đã bị công an theo dõi cả chục năm nay, ai ra vô chúng đều biết. Đường dây điện thoại thì lúc nào cũng có người nghe lén, như vậy theo giả thuyết, dựa vào cách khám xét, thì chúng có lẽ đi tìm một số tài liệu nào đó mà bác sĩ Quế, có thể đã nhận được hay gởi đi qua internet gần đây. Và vì nếu máy PC của ông có software để mật mã hóa (encryption) đi những văn kiện đã nhận được, thì công an lại sẽ nhào vô khám nhà, tịch thu những tài liệu cũng như software, và ngay cả cái key của mật mã đó, để rồi từ đó phá giải những message tương tự sau nầy. Đương nhiên đây cũng chỉ là một giả thuyết, nhưng chỉ có thế mới giải thích lý do tại sao tự nhiên công an lại ập vào nhà bác sĩ Quế khám xét mới đây.
Trong suốt thời gian ở VN, tôi thường dùng máy laptop của các kỹ sư network mang từ Mỹ về để vào các diễn đàn hải ngoại như là Nghiluan, Chinhluan, Hoinghi... theo dõi tình hình bên ngoài. Dùng laptop của các cháu thì vào các diễn đàn đó rất dễ, vì thông thường các cháu đó Login vào server của hãng họ bên Mỹ, rồi từ server của hãng họ mới đi chu du xuyên mạng, nhờ thế mà máy laptop của họ đã vượt firewall của CSVN. Nếu dùng máy bình thường ở VN thì vào đọc các diễn đàn không được, phải dùng cách vòng vèo như là nhờ Yahoo hay MSN làm trung gian. Cách nầy thì cũng chưa an toàn vì khi nhiều người biết đến thì bọn công an CSVN cũng biết.
Một điều cũng cần nói ra là nhiều người bên nầy nghĩ là VN không hiểu biết gì về internet. Điều đó hoàn toàn sai. Nhiều kỹ sư điện toán của VN đã từng được các hãng điện toán lớn như Microsoft, Alcatel, AOL, Sun... huấn luyện từ vài tuần đến vài tháng. Thậm chí các cháu tôi còn có gặp vài người đã từng qua Mỹ học hai năm trời nên trình độ của họ không thua gì bên nầy cho mấy.
Có một điều khi dùng máy laptop của các cháu thì họ có gài Firewall trong máy của họ để phòng ngừa bất cứ website nào muốn gài cookies hay program vô máy của họ lúc làm việc ở VN. Các cháu cho biết là alarm đã báo động là có website tìm cách download "cái gì đó" vào máy của họ tương đối thường xuyên. Một phần các cháu cũng nhận xét là từ ngày hãng Yahoo kèm quảng cáo vô các Messages, đã khiến cho thời gian download lâu hơn, nhất là cho những ai dùng modem như ở VN, như thế đã gây nhiều nguy hiểm cho người đọc. Thêm vào, khi dùng những font cầu kỳ hay là attach một file vô một message, cũng khiến cho việc download lâu hơn. Đừng bao giờ gài graphic vô vì như thế thời gian download sẽ chậm lại và có thể gây khó khăn cho người ở VN. Thí dụ như chúng tôi có coi vài hình biểu tình ở Nam Cali, thử tưởng tượng một sinh viên mở cái message đó ở trong quán internet và bị công an thấy được, điều gì sẽ đến cho anh ta" Cho nên người trong nước có nhận xét là bên nầy có nhiệt tâm nhưng không hiểu biết thực tế nên vô tình làm hại người trong nước.
Các chương trình phát thanh từ hải ngoại mà muốn cho người trong nuớc nghe trên internet thì rất khó, bởi vì ra ngoài quán internet mà nghe thì chẳng khác nào đưa đầu cho công an bắt. Như vậy ở hải ngoại nên lưu trữ các chương trình phát thanh dưới dạng MP3 hay RAM để người trong nước có thể download như là họ download một bài nhạc rồi sau đó dùng CD nghe lại. Nên thu gọn lại từng bài và tránh thâu quá dài. Tựa nên đề rõ ràng phản ảnh nội dung của bài, vì nên nhớ là người trong nước muốn download những file đó phải làm thật nhanh rồi rút, không thể ngồi download cả 10, 15 phút được do dễ gây chú ý!
Nói chung, internet là một vũ khí rất có lợi nếu chúng ta biết xử dụng đúng cách. Tuy thế, nếu có lợi cho ta thì CSVN cũng có thể khai thác được. Vì chúng kiểm soát tất cả từ ISP cho đến đường dây điện thoại nhà mà không qua sự giám sát, cho nên chúng cũng có thể lạm dụng internet để theo dõi cũng như truy lùng những người chống đối trong nước. Người Việt ở hải ngoại phải hiểu được điều đó và cẩn thận hơn trong việc dùng internet, vì tại hải ngoại, quyền phát biểu ý kiến đã được hiến pháp bảo vệ, còn tại VN thì không.
Có những email chúng tôi nhận được ở các account của người trong nước, có thể do người hải ngoại gởi về (hay cũng có thể là công an gởi để gài bẫy). Đa số theo tôi biết, là người trong nước xóa ngay không dám đọc vì sợ công an gài, nhất là những email mà có attach file thì họ vừa sợ có virus hay là sợ công an gài program. Vì thế theo cách mà một số kỹ sư ở San Jose gởi về VN, họ không bao giờ attach file để gởi mà thường họ chỉ báo cho biết nơi nào để người trong nước có thể vào và download (cần username và password) những gì mà bên nầy muốn chuyển về. Như thế người trong nuớc hoàn toàn làm chủ trong vấn đề khi nào họ muốn download, khi nào họ muốn đọc....
Những người thường hay vào website hải ngoại để đọc các messages (đa số làm trong các hãng ngoại quốc như của Đài Loan, Đại Hàn, Singapore...) mà tôi có dịp nói chuyện, thì đều nói là họ chỉ đọc vài lần rồi thôi vì chỉ thấy "bên đó lo chửi nhau chứ chả làm được gì". [...] nên sau đó, họ không vô đọc làm chi, đã nguy hiểm cho bản thân mà lại vô bổ. Vì thế càng ngày họ càng không theo dõi các diễn đàn nữa.
[...]
Để kết luận cho bài viết về tình hình internet ở VN, tôi xin kể lại một chuyện do một kỹ sư ở Mỹ kể lại. Ngày hôm đó anh ta vừa dùng điện thoại vừa dùng email để giúp một kỹ sư network ở VN giải quyết một vài trục trặc network ở văn phòng công ty. Sau khi anh ta gởi một email có attach vài cái file gồm những cái utility cho người kỹ sư ở VN, thì sau khoảng 10 phút thì anh ta nhận được receipt từ VN cho biết là người kỹ sư ở VN đã nhận được và đã mở ra đọc. Thế là anh kỹ sư bên Mỹ gọi điện thoại về VN để hướng dẫn thêm bằng điện thoại. Viên kỹ sư VN cho hay là chưa nhận được gì cả. Anh kỹ sư bên Mỹ mới xem lại cái receipt đó thì đúng là từ điĩa chỉ của bạn kỹ sư ở VN. 15 phút sau thì người kỹ sư đó nhận được cái email, và khi mở ra xem e-mail từ Mỹ đã không nhận thấy có sự receipt như đã yêu cầu.
Trong một bài post kế tiếp tôi sẽ xin nói những ý nghĩ của người trong nước về chuyện Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời, vụ Năm Cam, vụ Lê Chí Quang...
(Source: VNN News)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.