Hôm nay,  

Ba Cụt: Anh Hùng Tử Nhưng Chí Hùng Nào Tử

07/09/200200:00:00(Xem: 4991)
LTS: Cựu Thiếu Tá Pháo Binh Nguyễn Hữu Dị là con Oâng Nguyễn văn Tho, Dân biểu, Cựu Phó Chủ tịch Ha nghị viện, và Nghị sĩ VNCH, một người theo tôn giáo PGHH ngay từ những ngày đầu khi Đức Hùynh Giáo chủ đến Cao Lãnh, lúc bấy giờ chỉ là một quận. Suốt cuộc đời binh nghiệp của Anh như một sĩ quan ra trường Thủ Đức với binh chủng Pháo Binh, anh gắn bó với Miền Tây và Vùng 4 Chiến thuật. Trên đường hành quân anh thường gặp lại rất nhiều người "dân Ba cụt" sau này làm Cai Tổng, Xã Trưởng, Chỉ Huy Đia Phương Quân, Nghĩa Quân của các Tỉnh Miền Tây, nơi Lực Lượng Nghĩa Quân của Ba Cụt từng lấy làm đia bàn hoạt động để, trong đánh Việt Cộng bão vệ đồng đạo; ngoài đánh Tây, "chống độc tài dứơi mọi hình thức" theo lời dạy của vị Giáo chủ.
Bài viết của Anh Dị nói lên cảm nghĩ của một thanh niên đối với nhân vật chánh trong tác phẩm " Hồi Ký Quân sử Nghĩa Quân Cách Mạng" của Bà DB Trần Thị Hoa tự Phấn, sắp ra mắt độc giả ở Little Saigon.
*
Chín năm sống ở Mỹ, may mắn gia đình tôi vẫn còn giữ được nếp sống VN nên cuộc sống êm đềm như mặt nước mùa thu. Tôi cũng đã trải qua dễ dàng những tháng năm khó khăn ban đầu của cái quá trình hoà nhập vào đất Mỹ, được các nhà xã hội học biểu tượng bằng đồ thị chữ W, lên xuống, xuống lên cùng thời gian ít nhiều ở Mỹ và hoàn cảnh cá nhân, gia đình tan hợp của người nhập cư dù là HO, ODP hay thuyền nhân tỵ nạn CS. Tôi đã từng gặp Chị Ba Cụt nhiều lần. Trước ngày mất nước, tại Việt nam trong các dịp nghỉ phép lên Saigon thăm Ba tôi đang làm việc tại Quốc Hội. Sau khi qua Mỹ, khi Chị từ Bỉ Quốc qua thăm anh chị em Hoà Hảo và bạn hữu ở Little Saigon. Thế mà cuốn "Hồi Ký Quân Sử Nghĩa Quân Cách Mạng" của Bà Dân biểu Trần thi Hoa tự Phấn, người mà trong hàng ngũ PGHH gọi một cách nông dân và thân mến là Chị Ba Cụt, làm tôi xao xuyến khôn nguôi. Nỗi nhớ nước nhớ nha, nhớ đời nhớ đạo, nhớ cảnh nhớ người làm tôi buồn dàu dàu và suy nghĩ miên man.
Trước tiên, về hình thức, thực sự quyền Hồi Ký Quân sử Nghĩa Quân Cách Mạng cũng bình thường-- khiêm tốn nữa là khác vì tác giả là một người già có lợi tức khiêm tốn-- không khác bao cuốn sách đã ra mắt ở cái gọi là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS, ôm ấp một cộng đồng ngưới Việt hải ngoại lớn nhứt thế giới và chỉ đứng sau cộng đồng quố cgia trong nước . Sách cũng đi theo lối mòn của nhiều người dư thì không biết làm gì, "dư giấy vẽ voi" chơi, nên chọn thú vui viết hồi ký. Hồi ký ra mắt quá nhiều nên "ế độ", viết ra để cho không, hơn là bán.
Dưới con mắt nhà binh giản dị của tôi, khoái làm hơn nói, hội chứng thích nói dai, nói dài, nên thường nói dỡ cộng với hội chứng khoái gắn tên mình với chức giáo sư, tá, úy, bác sĩ, kỹ sư nơi đất Mỹ này đã trở thành bịnh khá nặng Một thứ bịnh thực sự tại Mỹ vì nơi đây cái văn bằng học mệt nghĩ nếu không xài chỉ một, hai năm thôi là mất giá trị, còn dùng xin sở thì cũng bị phỏng vấn miệng hay viết và đôi năm cũng phải thi lấy giấy phép hành nghề để cập nhật hoá. Trong hoàn cảnh đó hồi ký dễ trở thành một khoa trương, trang sức, mất đi ý nghĩa lịch sử, để lại cho người sau chứùng liệu, sự kiện quá khứ cần thiết. Nó ít giá trị hơn mục Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo vì mục này những người sống chia vui xẻ buồn với người độïc và trao đổi kinh nghiệm sống về việc hoà nhập vào Mỹ với văn hoá, khí hậu, thời gian khác hẵn ở nước nhà.
Nhưng quyển "Hồi Ký Quân sử Nghĩa Quân Cách Mạng", tên gọi là hồi ký, chớ không phải là những lời viết về tác giả là Chị Ba Cụt, gia thế thế nào, làm ăn ra sao, cảm nghĩ thế nào. Trái lại sách chánh yếu mô tả sự hình thành của Dân Xã Đảng, Lực Lượng Nghĩa Quân Cách Mạng, và sự nghiệp chiến đấu lưỡng đầu thọ địch của một tín đồ PGHH, Anh Ba Cụt, một nông dân rặc nòi và những người đồng tâm với Anh cũng nông dân chính hiệu.
Có người nói thời ấy trí thức sĩ phu VN bị khủng hoảng. Việc đó còn cần luận bàn sau. Nhưng có điều chắc chắn là thành phần đông đảo nhứt của nhân dân VN, lúc bấy giờ chiếm trên 80% dân số trong nước, chẳng có khủng hoảng chút nào. Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ là một nông dân xuất thân, học hành còn ở bậc tiểu học, mà trong thời gian chỉ vài năm đã lôi cuốn được gần mấy triệu người. Sức lôi cuốn và tập họp đó chứng tỏ đại khối của nhân dân chẳng có gì khủng hoảng hết. Đó là sự vùng lên của phong trào nhân dân thì đúng hơn. Trong những người noi gương, học cách, làm theo để vận động và phát huy sức mạnh quầøn chúng của Đức Huỳnh Giáo Chủ, có Ba Cụt. Và suốt thời gian Đức Huỳnh Giáo Chủ "vắng mặt" sau đó, cũng như suốt bao lần vào bưng ra thành của Anh Ba Cụt, Anh vẫn luôn luôn trung thành và chung thủy với đường lối Dân Xã Đảng, một Đảng do ĐưÙc Thầy sáng lập, về chánh trị quân sự, và thuần thành với giáo lý Tứ Aân của PGHH mà Đức Thầy là giáo chủ. " Một đời một đạo đến ngày chung thân" là đặc tính cuộc sống của Ba Cụt dù cuộc đời anh ba chìm bảy nổi, bốn linh đinh cung vận nước non và đoàn thể.

Kế đến, theo tôi nghĩ, giá trị quyển "Hồi Ký Nghĩa Quân Cách Mạng" nằm ở phần nội dung, do nhiều sử liệu va ølời nhơn chứng sống. Sách ấy chứa đựng nhiều tài liệu người thường khó có. Bút tư của Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ mời Anh Ba Cụt đi họp. Lời của những người tâm phúc của Anh Ba Cụt về việc Oâng Thơ gài bẫy mời họp để bắt Ba Cụt như thế nào. Báo chí, hình ảnh về các phiên xử mô tả những nhát búa cắt lời, những lời công tố của đại diện chế độ Ô. Diệm và Nhu. Những nhận định của nhiều tác giả, trong đó có cả quân sử của VNCH cũng dược trích để tham khảo đối chiếu, giúp cho người đọc. Những tài liệu đó không có vẻ hồi ký khoa trương, mà là những sử liệu cần thiết cho lịch sử. Nó giúp cho người đọc nhận định tại sao những lực lượng chống Cộng thực sư, như Cao Đài, Hoà Hảo, những người anh hùng áo vải diệt Cộng thực sự như Trình Minh Thế, Lê quang Vinh tự Ba Cụt không có đất sống. Nó làm ta suy nghĩ tại sao người Quốc gia yêu nước thực sự không có chỗ đứng. Nó cũng giải thích tại sao có cuộc vùng dậy của Phật Giáo và đảo chánh của Quân đội sau này. Cái nhân của cuộc Cách Mang 11/11 sau này đã gieo từ khi Ba Cụt, Trình Minh Thế ngã xuống do một âm mưu vô hình dàn dựng. Và đau đớn hơn nữa, nó gieo một ánh sáng cho ta thấy tại sao liên tiếp hai thời Đệ Nhứt và Đệ Nhị Cộng Hoà, chánh quyền không vận động được nội lực dân tộc để hoá giải áp lực Mỹ. Lần đầu Mỹ đòi đổ quân tràn ngập lãnh thổ VN, làm thay nghĩ thế cho người Việt, giết chết Tổng Thống dân cử đầu của VNCH. Lần sau Mỹ rút quân, đổi màu da xác chết, bức tử sinh mạng chính trị của Tổng Thống dân cử chót của VNCH.
Và sau cùng, trong suốt đoạn đường đời quân ngũ của tôi trải qua hai thời VNCH, tôi đã đi gần khắp Vùng 4 Chiến thuật, khi thì yểm trợ đồn bót, khi thì yểm trợ các đơn vị chủ lực quân, và Bảo an. Vùng ấy cũng là vùng Anh Ba Cụt trước kia hoạt động: bên trong đánh VC để bảo vệ đồng bào, đồng đạo; bên ngoài đánh Pháp và Độc Tài Gia đình Trị, theo tôn ý của tôn sư "Chống Độc tài dưới mọi hình thức." Trên đường hành quân tôi đã từng gặp anh em "dân Ba Cụt" đang phục vụ trong hàng ngũ Quốc Gia rất nhiều. Người thì làm làng xã, tổng. Kẻ thì chỉ huy Dân vệ, Nghĩa Quân, Đia Phương quân. Khi anh em ấy chưa biết tôi là Hoà Hảo cũng như khi biết tôi là "đồng đạo" vẫn trước sau như một tỏ, lòng ngưỡng mộ Anh Ba Cụt.
Theo anh em này, đánh theo kiểu Ba Cụt, VC mới sợ. VC phục kích thì cứ tràn tới, có dao dâm dao, có súng bắn súng, hết đạn lấy súng làm gậy. Có thương đồng đội như Ba Cụt thì VC mới sợ. Nghe anh em bị tấn công, cứ chạy xốc tới. VC có bắn, cùng lắm là trúng chân, gãy hay què, chớ không trúng đầu dễ chết. Gặp phục kích là phản kích bằng cách chạy xấn tới, nổ liền để áp đảo tinh thần địch. Nội việc chạy xấn tới là đã làm địch thất thần, rung tay súng khó bắn trúng hay phải chém vè rồi.
Anh em còn nói với tôi, Quân Đội PGHH có nhiều người được phong là tướng. Nhưng chỉ có Anh Ba Cụt là chết vì đạo, quyết lòng " Một đời một đạo đến ngày chung thân." Thắng vua thua giặc là chuyện thường. Anh Ba Cụt chết. Lực lượng Nghĩa Quân Cách Mạng không còn. Nhưng danh xưng Nghĩa Quân để chỉ lực lương vì dân mà chiến đấu, vì xóm làng mà hy sinh, được lưu truyền và sữ dụng suốt bề dài Đệ Nhị Cộng Hoà. Anh em Hoà Hảo gia nhập Nghĩa Quân nhiều là vì thế. Đó cũng là lý do chánh yếu tại sao các tỉnh có nhiều tín đồ PGHH rất yên suốt cuộc Chiến Tranh VN.
Anh Ba Cụt chết đi, công không thành mà danh thành trong lòng quân chúng PGHH và đồng bào Miền Tây, mãi cho đến khi VNCH bị bức tử vì bàn cờ chánh trị quốc tế và vì khủng hoảng lãnh đạo chánh trị thượng tầng. Rất lâu sau ngày Bộ Đội Bắc Việt kiểm soát Quân Khu 9, vùng Thốt Nốt, Cờ Đỏ, căn cứ địa của Anh Ba Cụt xưa, số anh em Nghĩa Quân gốc "dân Ba Cụt" vẫn còn du kích chiến với CS.
Sau bao năm tù "cải tạo" gia đình và tôi được sang Mỹ. PGHH tái phục hoạt nơi quê hương mới. Nhưng bốn chữ PGHH bắt đầu được nhiều người Việt tỵ nạn chú ý là do cuộc đấu tranh đòi tư do tôn giáo của Ô. Lê quang Liêm, được anh em trong PGHH gọi theo kiểu nông dân thân tình là Anh 10 Liêm. Anh 10 Liêm là Tham Mưu Trưởng của Anh Ba Cụt. Ngay lúc Anh 10 bị bắt đánh đập là lúc Chị Ba Cụt xuất hiện ở Mỹ. Chị rời gia đình ở Bỉ, tin tưởng đi làm việc đạo có Đức Thầy hộ trì và anh em đồng đạo giúp đỡ. Chị ra cuốn sách hy vọng sẽ kết hợp được tinh thần đoàn kết của đoàn thể trong tình hình rời rạc vì đia lý và vì văn hoá mới lạ. Chị cũng muốn ra cuốn sách để phổ biến số tài liệu mà Chị và những người thương Anh Ba Cụt đã thu nhặt nhiều năm và lén đem đi ngoại quốc. Nhiều người giữ vẫn nhiều hy vọng lưu truyền hơn một người vì Chị biết nay Chị đã mấp mé bờ sanh tử. Và đó là lý do cuốn "Hồi Ký Quân sử Nghĩa Quân Cách Mạng" ra đời. Và đó cũng là cuốn sách làm cho tôi xao xuyến nhớ nước non, đạo đời, người và cảnh Miền Tây, Quân đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật.
Xin được chia xẻ cùng đồng đạo, đồng bào và bè bạn quân nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.