Hôm nay,  

Nguyễn Tuân Và Chùa Đàn

12/27/200200:00:00(View: 5216)
Chùa Đàn của Nguyễn Tuân gồm ba phần: Dựng, Tâm Sự Của Nước Độc, và Mưỡu Cuối. Dựng là một thứ "intro", "ouverture", giới thiệu nhân vật, và mở ra cuộc gặp gỡ định mệnh, giữa "chữ" - giữa ông nhà văn, người kể chuyện, nhân vật xưng tôi: "Bị phát vãng lên đường ngược, ở một tỉnh phía tây Bắc Bộ vào những năm khủng bố thời Pháp thuộc ấy, tôi đã chú ý đến một người tù" - và "vật" - "vật" ở đây có thể hiểu như là danh từ tắt, để chỉ chủ nghĩa duy vật lịch sử qua nhân vật "đại diện" của nó: Lịnh, anh chàng trí thức tiểu tư sản, "ngộ" sau cái chết của một cái chết - cái chết của người vợ cưng, và cái chết của một người đầy tớ, và cũng là một tri kỷ muộn: chỉ sau khi Bá Nhỡ chết vì tiếng đàn, Lịnh mới đốt Mê Thảo, tửu phần, và đi theo Cách Mạng.
Cảm tình tri ngộ, Cô Tơ, sau khi Bá Nhỡ chết, đã xin lập am để thờ, và qui y Cửa Phật.
Mưỡu Cuối, kể cuộc gặp gỡ giữa nhân vật xưng tôi, và sư Tuệ Không, pháp danh của Cô Tơ, và khẳng định về một Ngày Mai Ca Hát không thể thiếu tiếng hát của một Cô Tơ: "Không Cô Tơ ấy phải sống - nghĩa là sư thầy cũng phải tái sinh ngay lại vào cuộc đời thực tại này. Không cần phải đợi cho tóc mọc lại, vì cần kíp lắm rồi.... Hãy vứt lại cái mõ, cầm ngay lấy đoạn trúc xưa mà hát lên một bài cho xứ sở rung thêm lên nữa với công cuộc đang sinh thành. Cô há chẳng thấy cuộc đời đang tưng bừng đi tới...".

Theo tôi, có ba cách đọc Chùa Đàn, với "chỉ một" độc giả của nó. Nói một cách khác, cấu trúc Chùa Đàn chính là câu thai đố mà con nhân sư đặt ra cho Oedipe, và vì giải được, Oedipe đã phải chịu lời nguyền của nó: giết cha, lấy mẹ, tự chọc mù mắt mình, đi lang thang trong sa mạc...
Con vật nào buổi sáng đi bốn chân, là độc giả của Chùa Đàn khi còn trẻ tuổi, hăm hở với giấc mơ làm lại lịch sử, thay đổi cuộc đời. Với một độc giả như vậy, đoạn cuối, là đoạn hay nhất, tuyệt nhất. Một Tâm Sự Của Nước Độc, một nhân vật thần thoại như thế, Lãnh Út, làm sao có thể kết thúc, bằng những tiếng gõ mõ tẻ nhạt của một sư thầy Tuệ Không"
Con vật nào buổi chiều đi ba chân: Một độc giả già, sẽ bỏ luôn cả phần đầu, và phần cuối, và chỉ giữ lại, phần giữa: Tâm Sự Của Nước Độc.
Như các bạn đã biết, con vật mà con nhân sư nói tới đó, là con người, khi còn nhỏ, bò, khi lớn, đi bằng hai chân, và về già, chống gậy.
Và cách đọc thứ ba, của Chùa Đàn là dành cho những độc giả, ở một nơi chốn không thể có tiếng hát, hoặc có tiếng hát, nhưng là thứ âm nhạc của những kẻ trầm luân, hát ở đáy địa ngục, nói theo Kafka.
"... Và tôi tự hỏi phải chăng câm điếc [trước âm nhạc, tiếng hát], là Đêm Tối Của Đêm Tối""
(G. Steiner. Errata).

Nguyễn Tuân là một người sành "mê thảo", ở ngoài đời. Một cách nào đó, những tác phẩm "ruột" của ông, đều được viết dưới ánh sáng của một ngọn đèn: Tàn Đèn Dầu Lạc, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua.


Nhân vật Fowler của Greene, cũng là một tay sành điệu trong nghề. Anh đã từng khuyên Phượng giữ Pyle, tức Người Mỹ Trầm Lặng, bằng cách dụ anh ta chơi trò bắn khỉ.
Bản thân Greene cũng đã từng bị FBI theo dõi, vì hay vui chơi nơi bàn đèn, xóm điếm.
Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, một cách nào đó, là đệ tử của Nguyễn Tuân, và cũng không phải là không biết tới thú đi mây về gió.
Ngay cả nhân vật người hùng của Malraux cũng mê trò chơi này, như câu văn kết thúc "Phận Người" cho thấy: "... và ý thức đời người chỉ là âu lo, khắc khoải. Đừng suy tư về cuộc đời bằng tinh thần, mà bằng mê thảo."
[... et la conscience de la vie ne peut être qu'angoisse. IL ne faut pas penser la vie avec l'esprit mais avec l'opium].
Xuyên suốt những tản mạn trên đây, là sợi khói thuốc, nối kết tất cả....
***
Trong quá khứ một đời người, đã từng đam mê mớ chữ, và đã từng đọc đi đọc lại Chùa Đàn, Gấu cứ tiếc hùi hụi, giá mà đừng có Mưỡu Cuối. Cứ kể như là Trời Đất từ nay xa cách mãi, Cô Tơ chỉ còn một việc cầu kinh giải oan, cho chỉ một tri âm tri kỷ là Bá Nhỡ; Lãnh Út đi làm cách mạng, làm tên khủng bố, và cứ thế biệt tích giang hồ, chẳng ai thèm nhớ tới nữa; còn cái anh chàng kể chuyện, nhân vật xưng tôi, cứ lo việc kể chuyện, và độc giả của anh cứ tiếp tục đọc, hoặc tiếp tục bắt chước anh ta, và viết, và "bạn đọc thân mến của tôi ơi", bạn có thể trở thành một trong những độc giả-tác giả, bởi vì câu văn mở đầu Chùa Đàn quả là một câu văn tiên tri, mở ra, trước, những trại tù ở miền bắc, và sau, nền văn học hải ngoại:
"Bị phát vãng lên đường ngược, ở một tỉnh phía tây Bắc Bộ vào những năm khủng bố [cải tạo]..."

Chỉ tới mãi sau này,"cùng với cả nước", Gấu hiểu được sự thừa thãi "có ích" của Mưỡu Cuối, của những câu văn "tiên tri", "Không cần phải đợi cho tóc mọc lại, vì cần kíp lắm rồi.... Hãy vứt lại cái mõ, cầm ngay lấy đoạn trúc xưa mà hát lên một bài cho xứ sở rung thêm lên nữa với công cuộc đang sinh thành. Cô há chẳng thấy cuộc đời đang tưng bừng đi tới...".
Nhà thơ Auden đã có lần viết về tình trạng thơ ca bị dùng làm trò phù thuỷ, "Mắc mớ gì tới thi sĩ; ông ta/bà ta làm sao ngăn cấm được chuyện đó"" Áp dụng nhận xét trên vào trường hợp Nguyễn Tuân, vào Mưỡu Cuối Chùa Đàn, mới thấy, lịch sử "cà chớn", "đểu giả" thật!
Bởi vì, cứ giả sử như Cô Tơ phụ tình tri kỷ Bá Nhỡ, nhập thế trở lại, cầm lên cây đàn ma quái (chủ nghĩa Cộng Sản"), và, hát bài Nối Vòng Tay Lớn, rồi sau đó, xuống thuyền vượt biển, thì... tếu thật!
Còn nhớ, một lần, bên ly cà phê sữa, cái bánh croissant, nhâm nhi một buổi sáng Sài Gòn tại Quán Chùa, nhân nói tới Nguyễn Tuân, và những tác giả như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo... ông anh nhà thơ gật gù cảm khái, Gấu tôi nhớ đại khái, như vầy: mấy ông ấy đã có thời may mắn "gặp" Nguyễn Tuân...
((còn tiếp)
Sơ Dạ Hương

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Tiếng thầy tri chúng oang oang: - Chú Trí Giải đâu rồi? có mấy mân dưa chua mà vẫn chưa xong à? cỏ cũng chưa cắt? nhà khách chưa lau chùi? Chú làm gì mà cả ngày không xong vậy?
Người Kurds là ai? * Có khoảng từ 25 đến 35 triệu người Kurds sống trong vùng núi tiếp giáp ở hai bên biên giới của xứ Thổ, Iraq, Syria, Iran và Armenia. Họ là nhóm sắc tộc đông thứ tư tại vùng Trung Đông, nhưng chưa bao giờ là một quốc gia.
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
Nhân dịp Giỗ lần thứ 4 của Nhạc Sĩ Anh Bằng, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ xin trân trọng kính mời quý vị và các anh chị tham dự "Đêm Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng" vào Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019 lúc 7:00 pm tại studio của Đài Việt TV 24
“Con xin lỗi mẹ nhiều. Mẹ ơi! Chuyến đi hải ngoại của con bất thành. Con chết vì con không thở được. Con xin lỗi mẹ…” Đó là tiếng kêu đau thương, khẩn thiết của cô Phạm Thị Trà My, người con gái Hà Tĩnh, hai mươi sáu tuổi gọi mẹ từ trong một container đông lạnh tại biên giới của Vương Quốc Anh ở tận bên trời Âu.
Dù là tác phẩm đầu tay, Ocean Vương gây thu hút nơi độc giả, nhưng cũng là một khám phá kỳ thú cho giới phê bình. Nổi bật nhất là MacArthur Foundation trao giải thưởng cao quý của loại Genius Grant, giải Thiên Tài này sẽ thưởng $625,000 trong vòng năm năm.
Trên con đường lưu lạc, không ít kẻ đã bỏ thân nơi đất lạ xứ người. Hai nạn nhân mới nhất có tên là Phạm Thị Trà My và Nguyễn Đình Lượng, đều là người cùng quê (Can Lộc) với Bộ Trưởng Trần Hồng Hà.
Chương-trình ca-nhạc tháng Mười Một - Những Ca-khúc Tìm Quen
Bà Elizabeth Warren hiện dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ thuộc đảng Dân Chủ cho nên cần tìm hiểu lập trường chính trị của bà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.