Hôm nay,  

Nguyễn Tuân Và Chùa Đàn

12/27/200200:00:00(View: 5196)
Chùa Đàn của Nguyễn Tuân gồm ba phần: Dựng, Tâm Sự Của Nước Độc, và Mưỡu Cuối. Dựng là một thứ "intro", "ouverture", giới thiệu nhân vật, và mở ra cuộc gặp gỡ định mệnh, giữa "chữ" - giữa ông nhà văn, người kể chuyện, nhân vật xưng tôi: "Bị phát vãng lên đường ngược, ở một tỉnh phía tây Bắc Bộ vào những năm khủng bố thời Pháp thuộc ấy, tôi đã chú ý đến một người tù" - và "vật" - "vật" ở đây có thể hiểu như là danh từ tắt, để chỉ chủ nghĩa duy vật lịch sử qua nhân vật "đại diện" của nó: Lịnh, anh chàng trí thức tiểu tư sản, "ngộ" sau cái chết của một cái chết - cái chết của người vợ cưng, và cái chết của một người đầy tớ, và cũng là một tri kỷ muộn: chỉ sau khi Bá Nhỡ chết vì tiếng đàn, Lịnh mới đốt Mê Thảo, tửu phần, và đi theo Cách Mạng.
Cảm tình tri ngộ, Cô Tơ, sau khi Bá Nhỡ chết, đã xin lập am để thờ, và qui y Cửa Phật.
Mưỡu Cuối, kể cuộc gặp gỡ giữa nhân vật xưng tôi, và sư Tuệ Không, pháp danh của Cô Tơ, và khẳng định về một Ngày Mai Ca Hát không thể thiếu tiếng hát của một Cô Tơ: "Không Cô Tơ ấy phải sống - nghĩa là sư thầy cũng phải tái sinh ngay lại vào cuộc đời thực tại này. Không cần phải đợi cho tóc mọc lại, vì cần kíp lắm rồi.... Hãy vứt lại cái mõ, cầm ngay lấy đoạn trúc xưa mà hát lên một bài cho xứ sở rung thêm lên nữa với công cuộc đang sinh thành. Cô há chẳng thấy cuộc đời đang tưng bừng đi tới...".

Theo tôi, có ba cách đọc Chùa Đàn, với "chỉ một" độc giả của nó. Nói một cách khác, cấu trúc Chùa Đàn chính là câu thai đố mà con nhân sư đặt ra cho Oedipe, và vì giải được, Oedipe đã phải chịu lời nguyền của nó: giết cha, lấy mẹ, tự chọc mù mắt mình, đi lang thang trong sa mạc...
Con vật nào buổi sáng đi bốn chân, là độc giả của Chùa Đàn khi còn trẻ tuổi, hăm hở với giấc mơ làm lại lịch sử, thay đổi cuộc đời. Với một độc giả như vậy, đoạn cuối, là đoạn hay nhất, tuyệt nhất. Một Tâm Sự Của Nước Độc, một nhân vật thần thoại như thế, Lãnh Út, làm sao có thể kết thúc, bằng những tiếng gõ mõ tẻ nhạt của một sư thầy Tuệ Không"
Con vật nào buổi chiều đi ba chân: Một độc giả già, sẽ bỏ luôn cả phần đầu, và phần cuối, và chỉ giữ lại, phần giữa: Tâm Sự Của Nước Độc.
Như các bạn đã biết, con vật mà con nhân sư nói tới đó, là con người, khi còn nhỏ, bò, khi lớn, đi bằng hai chân, và về già, chống gậy.
Và cách đọc thứ ba, của Chùa Đàn là dành cho những độc giả, ở một nơi chốn không thể có tiếng hát, hoặc có tiếng hát, nhưng là thứ âm nhạc của những kẻ trầm luân, hát ở đáy địa ngục, nói theo Kafka.
"... Và tôi tự hỏi phải chăng câm điếc [trước âm nhạc, tiếng hát], là Đêm Tối Của Đêm Tối""
(G. Steiner. Errata).

Nguyễn Tuân là một người sành "mê thảo", ở ngoài đời. Một cách nào đó, những tác phẩm "ruột" của ông, đều được viết dưới ánh sáng của một ngọn đèn: Tàn Đèn Dầu Lạc, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua.


Nhân vật Fowler của Greene, cũng là một tay sành điệu trong nghề. Anh đã từng khuyên Phượng giữ Pyle, tức Người Mỹ Trầm Lặng, bằng cách dụ anh ta chơi trò bắn khỉ.
Bản thân Greene cũng đã từng bị FBI theo dõi, vì hay vui chơi nơi bàn đèn, xóm điếm.
Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, một cách nào đó, là đệ tử của Nguyễn Tuân, và cũng không phải là không biết tới thú đi mây về gió.
Ngay cả nhân vật người hùng của Malraux cũng mê trò chơi này, như câu văn kết thúc "Phận Người" cho thấy: "... và ý thức đời người chỉ là âu lo, khắc khoải. Đừng suy tư về cuộc đời bằng tinh thần, mà bằng mê thảo."
[... et la conscience de la vie ne peut être qu'angoisse. IL ne faut pas penser la vie avec l'esprit mais avec l'opium].
Xuyên suốt những tản mạn trên đây, là sợi khói thuốc, nối kết tất cả....
***
Trong quá khứ một đời người, đã từng đam mê mớ chữ, và đã từng đọc đi đọc lại Chùa Đàn, Gấu cứ tiếc hùi hụi, giá mà đừng có Mưỡu Cuối. Cứ kể như là Trời Đất từ nay xa cách mãi, Cô Tơ chỉ còn một việc cầu kinh giải oan, cho chỉ một tri âm tri kỷ là Bá Nhỡ; Lãnh Út đi làm cách mạng, làm tên khủng bố, và cứ thế biệt tích giang hồ, chẳng ai thèm nhớ tới nữa; còn cái anh chàng kể chuyện, nhân vật xưng tôi, cứ lo việc kể chuyện, và độc giả của anh cứ tiếp tục đọc, hoặc tiếp tục bắt chước anh ta, và viết, và "bạn đọc thân mến của tôi ơi", bạn có thể trở thành một trong những độc giả-tác giả, bởi vì câu văn mở đầu Chùa Đàn quả là một câu văn tiên tri, mở ra, trước, những trại tù ở miền bắc, và sau, nền văn học hải ngoại:
"Bị phát vãng lên đường ngược, ở một tỉnh phía tây Bắc Bộ vào những năm khủng bố [cải tạo]..."

Chỉ tới mãi sau này,"cùng với cả nước", Gấu hiểu được sự thừa thãi "có ích" của Mưỡu Cuối, của những câu văn "tiên tri", "Không cần phải đợi cho tóc mọc lại, vì cần kíp lắm rồi.... Hãy vứt lại cái mõ, cầm ngay lấy đoạn trúc xưa mà hát lên một bài cho xứ sở rung thêm lên nữa với công cuộc đang sinh thành. Cô há chẳng thấy cuộc đời đang tưng bừng đi tới...".
Nhà thơ Auden đã có lần viết về tình trạng thơ ca bị dùng làm trò phù thuỷ, "Mắc mớ gì tới thi sĩ; ông ta/bà ta làm sao ngăn cấm được chuyện đó"" Áp dụng nhận xét trên vào trường hợp Nguyễn Tuân, vào Mưỡu Cuối Chùa Đàn, mới thấy, lịch sử "cà chớn", "đểu giả" thật!
Bởi vì, cứ giả sử như Cô Tơ phụ tình tri kỷ Bá Nhỡ, nhập thế trở lại, cầm lên cây đàn ma quái (chủ nghĩa Cộng Sản"), và, hát bài Nối Vòng Tay Lớn, rồi sau đó, xuống thuyền vượt biển, thì... tếu thật!
Còn nhớ, một lần, bên ly cà phê sữa, cái bánh croissant, nhâm nhi một buổi sáng Sài Gòn tại Quán Chùa, nhân nói tới Nguyễn Tuân, và những tác giả như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo... ông anh nhà thơ gật gù cảm khái, Gấu tôi nhớ đại khái, như vầy: mấy ông ấy đã có thời may mắn "gặp" Nguyễn Tuân...
((còn tiếp)
Sơ Dạ Hương

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Để làm lễ kỷ niệm, xí nghiệp TimeRide đã nghĩ ra cách tổ chức cuộc lễ phải rất đặc biệt là chương trình hoạt náo ba chìu, với 600 tòa nhà và 2000 chiếc xe của Bá linh 1989, tức xe Trabant, được tái tạo.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Thưa quí độc giả, nói về Ngọc Xá Lợi và những điều linh thiêng huyền diệu ắt hẳn sẽ có người tin và người không tin, bởi vì nó thuộc về lãnh vực tâm linh huyền bí với những hiện tượng xảy ra ngoài kiến thức mà khoa học hiện tại đã chưa thể chứng minh.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Cụ Phan Khôi sinh năm 1887, khi viết về Ông Bình Vôi (1956) và Ông Năm Chuột (1958), cụ đã ở tuổi 71 trước khi qua đời ở tuổi 72 (1959). Chúng tôi là kẻ hậu sinh viết bài này nhân kỷ niệm 60 năm giỗ cụ : Kỷ Hợi 1959—Kỷ Hợi 2019.
ASEAN 35: Trung Cộng thất bại, Hiệp định RCEP của TC bị xếp luôn. Dù TT Trump không có mặt, các nước vẫn chống TC, CSVN chống mạnh hơn.
BEIJING - Tin ngày 7 tháng 11: chính quyền Trung Cộng chưa đồng ý chuyến đi Brazil của chủ tịch Xi quá cảnh Hoa Kỳ để gặp TT Trump.
ROME - Biến đổi khí hậu cần được giảng dạy từ trường học trước, theo loan báo của bộ trưởng giáo dục Italy.
HONG KONG - Báo chí Hong Kong đưa tin: sức tăng GDP của thành phố Shenzhen, có tiếng là thủ đô chế xuất của Hoa Nam, cũng là bản doanh của Huawei, giảm mạnh vì áp lực của chiến tranh thương mại kéo dài.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.